(embeded
Windows Media Video .WMV file: 6 MB)
XIN
QÚY VỊ KIÊN NHẪN CHỜ 1 TÍ... !
Nếu chờ hơi lâu,
xin nhấn nút F5 (ở
trên đầu keyboard) để Refresh và Khởi
Động
TƯỢNG
ĐỨC MẸ KHÓC
!
Nhà Thờ Đức Bà ở Sài Gòn
TRỞ
VỀ TRANG ĐẦU SaigonUSA - RETURN TO FRONT PAGE
video:
www.take2tango.com - photos: AFP, P.E. Dy-Liacco, VietCatholic
Hàng Chục
Ngàn Dân Sài Gòn Xem Tượng Ðức Mẹ Khóc Ngay Trước Vương Cung Thánh Ðường
Một đồn mười, mười đồn trăm. Từng đoàn người lũ lượt đổ về Vương Cung Thánh Ðường Sài Gòn vào buổi tối ngày Thứ Bảy 29 Tháng Mười 2005. Người quỳ đọc kinh, người khóc, người nào cũng cố gắng nhìn cho rõ vệt nước mắt chảy dài từ mắt xuống tới cằm của tượng Ðức Mẹ hai tay cầm quả địa cầu nhỏ ở công viên ngay trước Vương Cung Thánh Ðường. Ánh sáng của máy quay phim, ánh chớp loang loáng của máy chụp hình ban đêm giữa một rừng người tạo thành một khung cảnh và hình ảnh rất bất thường của thành phố Sài Gòn. Bình thường “tụ tập đông người” mà không có phép tắc của nhà nước khó tránh khỏi bị bắt. Một số hình ảnh và phim video cũng được phổ biến trên Internet từ nhiều nhóm thông tin khác nhau cho thấy số người thật đông đảo như thế nào trước hiện tượng này. Vì không cản được số người đến mỗi lúc mỗi đông, công an Cộng Sản Việt Nam đã đặt nút chặn trên tất cả những ngả đường chung quanh Vương Cung Thánh Ðường, không cho xe cộ các loại tới gần. Một phái viên của báo Người Việt e-mail cho biết đã bị chận lại ở một trong những nút chặn này. Khi được hỏi trong đó có chuyện gì vậy thì tay công an chặn đường nói xẵng giọng rằng “Trong đó đang họp”. Họp cái gì, ai họp thì anh ta không cho biết. Chừng nửa tháng trước khi chế độ Cộng Sản ở Ba Lan sụp đổ trước áp lực của dân chúng hậu thuẫn cho Công Ðoàn Ðoàn Kết đòi dân chủ và cơm áo, cũng có hiện tượng Ðức Mẹ khóc làm xôn xao dư luận nước này. Hiện tượng Ðức Mẹ khóc không chỉ là chuyện chỉ có ở Sài Gòn làm cho dân chúng địa phương xôn xao mà tin này đã loan truyền ra cả nước. Tòa Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn khó tránh khỏi hàng loạt cú điện thoại hỏi thăm tin tức và xin lời bình luận. Tháng Hai năm 2004, cộng đồng giáo dân Công Giáo Việt Nam ở Úc Châu đã vô cùng xôn xao trước tin tức nói rằng tượng Ðức Mẹ khóc ở một ngôi giáo đường địa phương. Tin tức đã lôi cuốn khách hành hương từ Âu Châu cũng như Mỹ đến tận nơi để chứng kiến. Tuy nhiên, mấy năm sau đó tòa giám mục giáo phận cho hay đó không phải là phép lạ sau khi đã cho điều tra cẩn thận. Chuyện lạ ở Sài Gòn xảy ra vào lúc đang diễn ra vụ tranh chấp đòi tài sản của Dòng Thánh Giuse ở Nha Trang. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ở Nha Trang đã làm giấy “mượn” một cơ sở của nhà dòng để kinh doanh suốt nhiều chục năm qua. Cơ quan nhà nước sang nhượng, sửa chữa, xây cất thêm để kinh doanh trên cơ sở của nhà dòng, bất chấp sở hữu chủ là Dòng Thánh Giuse. Ðiều láo lếu là dù tòa án Cộng Sản Việt Nam đã hơn một lần buộc “Xí nghiệp Khai Thác và Dịch Vụ Thủy Sản Khánh Hòa” (cơ sở kinh tài của tỉnh Khánh Hòa) không được tiếp tục sửa chữa, xây cất thêm cũng như không được phép “triển khai công tác cổ phần hóa” (để bán hay sang nhượng tài sản) nhưng cái hãng kinh tài của nhà cầm quyền địa phương vẫn phe lờ, vẫn không trả lại cho chủ sở hữu. Ngày 12 Tháng Mười 2005, Linh Mục Lưu Minh Hoàng, đại diện cho nhà dòng, đã gửi tối hậu thư cho xí nghiệp nói trên và “các cơ quan hữu quan” của tỉnh Khánh Hòa, nói rằng phải trả lại tài sản (nguyên là tu viện tọa lạc số 10 đường Võ Thị Sáu, Nha Trang) trước ngày 31 Tháng Mười 2005. Kết luận cho bức tối hậu thư, Linh Mục Hoàng viết rằng “Vậy hôm nay, đại diện tòa giám mục và Dòng Thánh Giuse Nha Trang, tôi gửi đến xí nghiệp 'Thư Báo Khẩn Cấp Giữa Kỳ Hẹn'. Hy vọng việc tiếp quản tu viện vào hạn chót 31 Tháng Mười 2005 sẽ không gặp trắc trở. Ðây là cuộc trắc nghiệm nhỏ: Xã hội ta có công bằng, có dân chủ, có nhân quyền và có tự do tôn giáo thực sự hay không?” Linh Mục Hoàng đã
cho phổ biến trên Internet hàng chục tài liệu, văn thư, án lệnh tòa liên
quan tới vụ việc. Tôi quay về nhà lấy máy hình để ghi lại hiện tượng đó... Lúc đó là khoảng 23 giờ khuya ... Lúc này các ngả đường xung quanh Nhà Thờ Đức Bà người xe chật cứng như nêm... Có lẽ đã có vài chục ngàn người tập trung nơi đây để chứng kiến cảnh tượng có một không hai này... Tôi cố gắng lắm mới len nổi thân hình vô được gần Tượng Đức Mẹ ... Các Giáo dân Sàigòn đã đổ dồn về nơi đây, người tụng kinh, người thút thít khóc... Họ cho rằng đây là điềm gì gở đối với nhân gian... Cho rằng nước mắt nhỏ ra từ Bức Tượng Đức Mẹ là khóc cho thế gian đầy tội lỗi... và cho rằng sẽ có biến chuyển gì lớn sắp tới... Tôi không theo Đạo Chúa... Nhưng cũng nghĩ rằng đó là dấu hiệu báo điềm gì đó chẳng lành cho một Dân Tộc hay cả Thế Giới đau thương này... Tôi nghe kể lại là khoảng 4 giờ chiều ngày 29 tháng 10, có một giáo dân đã nhìn thấy nước mắt chảy từ khoé mắt Tượng Đức Mẹ, rồi tin đó dần được lan ra khắp nơi... Lần đầu tôi nhìn thấy lúc 20 giờ giọt nước mắt chảy từ khóe mắt phải tới cằm... khi quay lại để ghi hình lúc 11 giờ đêm, thì giọt nước mắt đó đã chảy tới dưới cằm xuống cổ... Nó càng minh chứng đó thực sự là giọt nước mắt chảy ra từ Tượng Đức Mẹ ... Biết bao nhiêu giáo dân đã đổ về đây cầu nguyện. Cảnh sát, Công an, đứng đầy đường để giữ an ninh sợ có gì xách động... Thật là một hiện tượng lạ lùng không thể giải thích !!! TƯỢNG ĐỨC
MẸ Ở SÀI GÒN KHÓC ĐANG DIỄN BIẾN RA SAO? Kể từ 8 giờ tối, dòng người không ngớt đổ về quảng trường Công xã Paris, cho đến sáng nay và chắc chắn sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới. Một đêm “canh thức” chưa từng có sau 30 năm đã được rất đông các giáo hữu đến quan sát nhưng rồi “không chịu về” và “quyết ở lại canh chừng cho đến sáng”. Và thấy củng có một số đông tín hữu qùi xuống cầu nguyện, ca hát thánh ca. Theo một nguồn tin không chính thức, câu chuyện bắt đầu từ một em bé bán vé số quanh khu vực tượng đài. Khoảng 2 giờ chiều thứ Bảy (29/10/2005), như thường lệ, em vẫn hay ngồi nghỉ trưa tại đây. Mặc dù “không có đạo” nhưng em rất thích nhìn ngắm gương mặt đẹp tượng người phụ nữ đứng sừng sững giữa quảng trường lộng gió này. Và chính em đã phát hiện những dòng nước từ mắt, chảy dài trên má và đọng lại nơi cằm của tượng Đức Mẹ. Ngay lập tức tin này được truyền đi nhanh chóng. Sáng nay, khi chúng tôi đến, tất cả các nẻo đường dẫn vào nhà thờ chánh tòa Sài Gòn đều bị phong tỏa bởi lực lượng cảnh sát giao thông, công an và dân quân tự vệ. Chỉ cho phép đi bộ vào quảng trường. Tất cả các bãi xe xung quanh đều không nhận giữ xe nữa! Với lý do “hết chỗ”? Khó khăn lắm chúng tôi mới kiếm được nơi để gửi xe an toàn cách đó gần cả cây số. Chúng tôi vào theo ngả đường Nguyễn Du. Mọi người đứng, ngồi, qùy đủ mọi tư thế dưới chân tượng Đức Mẹ. Chưa bao giờ kinh Kính Mừng lại được “râm ran” khắp khu trung tâm nổi tiếng của Sài Gòn. Hết tốp này, đến tốp khác xướng kinh. Mệt thì tìm bóng cây nghỉ ngơi, khỏe thì lại đọc kinh tiếp. Các bài hát về Đức Mẹ vang lên gần xa. Rất nhiều người trong số họ không phải là người Công giáo. Nhưng chính họ lại có vẻ bàn tán và “say mê” Đức Mẹ của “người có đạo” ghê gớm. Có người đã thức trắng đêm qua. Quả thực, chúng tôi
nhìn thấy đường nước mắt rất rõ chảy ra từ giữa mắt bên phải tượng và
đọng lại nơi cằm. Có nhiều nguồn tin hôm qua cho rằng cả hai mắt đều chảy
nước. Theo chúng tôi, số người tuôn về nhà thờ chánh tòa Sài Gòn sẽ còn
rất đông, khi mà giáo dân các tỉnh thành lân cận đã hay tin. Chúng
tôi cũng quan sát thấy rằng cho đến 5 giờ chiều nay (30/10/2005) thì đã
thấy có rất nhiều người đứng bán ảnh chụp Đức Mẹ Khóc bên các lối đi nẻo
đường chung quanh công trường tượng đài Đức Mẹ nhà thờ chính tòa Saigòn.. |
SÀI GÒN -- Trong ngày 31/10/2005, dòng người vẫn tiếp tục đổ về khu vực
nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Số lượng người càng lúc càng đông hơn khi màn
đêm buông xuống. Chúng tôi trở lại đây, kim đồng hồ trên nóc cao nhà thờ
chỉ đúng chín giờ rưỡi tối. Bà con đứng kín mít khu công viên dưới chân
tượng Đức Mẹ. Trong sự trang nghiêm, trật tự, không chen lấn xô đẩy, dù
rằng ai cũng muốn đến thật gần tượng Đức Mẹ Hoà Bình… khóc. Mọi người đều ngước mặt lên cao, nơi gương mặt dịu hiền của Mẹ, vệt “nước mắt” trắng trong đêm lại lấp lánh mỗi khi có ánh đèn lướt qua. Nhiều người vẫn qùy gối dưới chân bệ đá, hay trên vệ cỏ phía ngoài. Kinh Kính mừng và những bài ca tụng Đức Mẹ rền vang, xen lẫn những tiếng còi tu-huýt loạn xạ, bát nháo của các lực lượng mang tiếng là “giữ gìn trật tự”. Ngày sớm hôm nay 1/11/05, thấy xuất hiện thêm những chiếc áo phản quang, loại đồng phục của nhân viên vệ sinh công cộng và chăm sóc cây xanh. Họ đứng xấn vào giữa đám đông tín hữu đang tôn kính Đức Mẹ, với nhiệm vụ có vẻ “mới”: bảo vệ những hàng cây mới trồng? “Xem ra người Cộng Sản hôm nay cũng ngoan đạo quá! Vào cuối tháng Mân Côi họ cũng dâng hoa cho Đức Mẹ”. Bạn tôi ghế vào tai tôi nói thế! Nhưng tôi thì lại nghị khác, họ trồng cây là cốt ý để không ai đến chen chân vào đây mà cầu nguyện trước tượng Mẹ. Một chút xảo thuật, vừa có ý tứ, lại vừa xem ra có tình nghĩa đấy chứ! Cũng trưa nay, một chiếc xe có gắn loa phóng thanh loại lớn, đã được huy động đến đây. Liên tục phát đi những lời kêu gọi giải tán vì lý do này, lý do khác. Hoặc viện dẫn những bài báo đã phỏng vấn mấy vị “nhanh nhẩu đoản” cho rằng đây là “tin đồn thất thiệt”, “nhảm nhí”… Nhưng chẳng ai để ý, một cụ già nói: “Người Công giáo Việt Nam xưa nay vốn “nổi tiếng” với lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Và có lẽ chính vì sự giản dị và đáng yêu này, mà họ chẳng cần ai đó “chứng nhận” cho “phép lạ” hay không. Mọi người chỉ muốn đến đây, đứng đây lâu hơn thường ngày một chút, để tỏ lòng tôn kính Đức Maria, thế thôi!” Đến khoảng 0 giờ 30 phút ngày 01/11/2005, lực lượng vệ sinh được huy động hùng hậu, với sự hỗ trợ của những người mặc áo “thanh niên tình nguyện” và cả những người mặc thường phục tiến vào chân tượng Đức Mẹ. Họ bảo là “tiến hành công tác vệ sinh”. Và bắt đầu lùa mọi người ra xa (lúc này vẫn còn vài trăm tín hữu). Có đến ba bốn xe bồn được điều đến, họ xịt nước, quơ chổi khiến bà con giáo dân phải bước ra ngoài, nhưng miệng vẫn đọc kinh. Mọi người vẫn chụm lại, đọc kinh tiếp, khi tìm được một chỗ khô ráo. Nhưng hễ cái đám đông chỉ biết đứng đọc kinh này di chuyển đến đâu, thì lực lượng quét dọn và xe bồn lại xả nước đến đó. Bên ngoài, mô-tô cảnh sát tuần tra ráo riết các con đường xung quanh nhà thờ Đức Bà. Xua đuổi những ai còn dựng xe ngồi trên vỉa hè, hoặc dừng lại khu vực quảng trường. Nhưng những người tín hữu, đã di chuyển vào giữa ngã ba Nguyễn Du - Đồng Khởi, vẫn “can đảm” hát ca. Họ, các bà mẹ Công giáo răng đen quê mùa, những thanh niên thiếu nữ, không làm gì khác ngoài “mắt hướng về tượng Đức Mẹ, miệng đọc kinh to, chân di chuyển chung quanh quảng trường”. Một chiếc xe bồn ngang nhiên đậu ngay trước mặt bà con, cắt tầm nhìn từ hướng đám đông về phía tượng Đức Mẹ. Rồi cứ thế xả nước. Bác đứng gần, ghé vào tai tôi: “Cứ lấy sức con người mà chọi với sức Thiên Chúa”. Vài người lấy máy ra định chụp cảnh này, liền bị những người mặc thường phục đến ngăn cản. Chưa hết, chiếc xe “phóng thanh” khi nảy, bây giờ chạy sát đám đông vẫn đọc kinh, mở máy phát oang oang: “Kính thưa cô bác anh chị em, hiện nay trời đã khuya, rất mong cô bác anh chị em thông cảm ra về. Để giữ gìn “sức khỏe” của mỗi người. Và trả lại mặt bằng công viên cho công nhân quét dọn vệ sinh, thu gom rác, giữ gìn mỹ quan môi trường sạch đẹp đường phố và công viên. Xin cảm ơn bà con.” Mọi người vẫn bình thản lần chuỗi, cho
dù bị cái loa to đùng kia át tiếng. Vào lúc này, công viên phía trong
và lối đi ngay trước chân tượng Đức Mẹ đã được vệ sinh xong. Mọi người
tỏ ý muốn tiến vào, liền bị những “thanh niên tình nguyện” chặn lại.
Nhưng vẫn có một số người chạy ù vào và chạm tay cho được vào bệ đá
dưới chân Đức Mẹ, dĩ nhiên là bị mới ra ngay. Theo ghi nhận của chúng tôi, từ sáng
ngày 30/10, giữa công trường Hòa Bình xuất hiện một máy quay hình camera
quan sát loại chuyên dụng. Được gắn trên một cột sắt cao, chĩa thẳng
vào đám đông và thỉnh thoảng lia qua hai bên. Không biết là do hãng
thông tấn nào và ghi hình ảnh để làm gì!? Hay là Hãng Phim của Đảng
muốn ghi hình dân đạo đức rồi đem đi "làm kỹ nghệ"? Riêng tôi, từ lâu nay tôi vẫn coi cái tên gọi dài ngoằn ngoèo và sặc mùi chính trị "Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh" , như là một thứ ung nhọt mọc lên trong thân thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Ung nhọt này càng ngày càng mưng mủ nhức nhối và làm cho thân thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam đang lên cơn sốt. Tôi nghĩ rằng, trong lúc này, khi mà một số rất đông người Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới đang lên tiếng đòi phải vất bỏ cái tên Thành phố Hồ Chí Minh và hoàn trả lại tên Sài Gòn cho Thành phố Sài Gòn trong dịp kỷ niệm 30 năm Sài Gòn mất tên, cũng là dịp tốt nhất để những người Công giáo Việt Nam đưa cái ung nhọt "TGP/TPHCM" này lên bàn mổ. Trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng ta hãy tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới việc Tổng Giáo phận Gài Gòn đã có từ lâu đời trong Giáo Hội Công giáo Việt Nam, bỗng nhiên một sớm một chiều lại biến thành "Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh", khiến cho rất nhiều người phải ngỡ ngàng. Đôi
dòng lịch sử "Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh ngày nay là phần đất còn lại của Giáo phận Tây Đàng Trong hay giáo phận Sài Gòn, từ năm 1924. Ngày 2-7-1976 Quốc Hội Khoá VI Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã chính thức đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 23-11-1976 Toà Thánh cũng đổi tên giáo phận như tên hành chánh theo yêu cầu của TGP." Qua tài liệu đó, chúng ta được biết việc đổi tên TGP/SG trở thành TGP/TPHCM là vì Quốc Hội Khoá VI Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã chính thức đổi tên Sài Gòn ra Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 2-7-1976, nên Toà Thánh cũng đổi tên giáo phận như tên hành chánh. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất trong đoạn văn có tính cách lịch sử nói trên nằm ở dòng chữ cuối cùng, tôi xin tô đậm và viết hoa "THEO YÊU CẦU CỦA TGP". Như vậy, sở dĩ có việc Toà Thánh đổi tên TGP/SG trở thành TGP/TPHCM là vì "THEO LỜI YÊU CẦU CỦA TGP". Trong hoàn cảnh của TGP/SG vào năm 1976 đó, khi mà cơn sốt chính trị tại Việt Nam đang bốc cao ngút trời, Toà Thánh không còn cách gì khác hơn là phải chấp thuận lời yêu cầu của "TGP" và đổi tên TGP/SG ra TGP/TPHCM vào ngày 23-11-1976. Tuy nhiên ba chữ "TGP", (hay Tổng Giáo Phận) trong đoạn văn trên quá mông lung, mờ ảo, người ta muốn biết một cách cụ thể "TGP" hay nói rõ hơn, những người có thẩm quyền trong TGP/SG khi Cộng sản chiếm miền Nam vào tháng 4 năm1975 là những chức sắc nào? Những người có thẩm quyền trong TGP/SG khi Cộng sản chiếm miền Nam, trước tiên phải kể Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, lúc bấy giờ là Tổng Giám mục Sài Gòn, và sau đó là một đội ngũ các Linh mục của "thời cuộc" đang bao vây chung quanh Đức cha Bình, mà tên tuổi của họ rất quen thuộc trong giới công giáo. Đứng đầu danh sách là Linh mục Huỳnh Công Minh, kế đến là những tên tuổi khác như Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần, Thanh Lãng, Vương Đình Bích, Thiện Cẩm... và có thể còn nhiều người khác nữa mà tôi không biết rõ. Số này được đồng bào công giáo gán cho một tên gọi chung là nhóm " Linh mục quốc doanh". Hai chữ "quốc doanh" (state-run; state-owned) được dùng trong chế độ Cộng sản để chỉ những thứ gì thuộc về Nhà Nước, và tại sao có tên gọi là nhóm "Linh mục quốc doanh", tôi nghĩ chắc không cần phải giải thích ở đây. Những
ai đã "lập công đầu"? Hiện nay mặc dù một vài người trong nhóm đó đã chết nhưng số còn lại vẫn là một tập thể đầy quyền lực dưới trướng của Linh mục Huỳnh Công Minh, người đang nắm chức vụ Tổng Đại Diện trong cái gọi là "Tổng Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh". Ngoài chức vụ Tổng Đại Diện đầy quyền uy đó, Linh mục Huỳnh Công Minh còn là Phó Giám đốc Đại Chủng Viện Sài Gòn và là cha sở Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn. Như vậy, sau khi xác định được tên tuổi những con người trong "TGP" như tài liệu trên đã nói tới, tôi nghĩ rằng ai cũng có thể biết được những người đã "lập công đầu" trong việc đưa tên Hồ Chí Minh vào thay thế cho tên của Tổng Giáo phận Sài Gòn. Bàn
tay vô hình Mặc dù bề ngoài xem ra việc đổi tên TGP/SG trở thành TGP/TPHCM là sản phẩm của nhóm "Linh mục quốc doanh", nhưng ai cũng biết là có bàn tay vô hình của người cộng sản trong đó. Nhóm "Linh mục quốc doanh" đã dựa vào thế lực cộng sản để làm mưa làm gió trong nội bộ của TGP/SG như đoạn văn sau đây trong sách đã dẫn, trang 696: "Tháng 8 -1993 Đức Tổng (Nguyễn Văn Bình) ngã bệnh nặng, Toà Thánh cử Đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi làm giám quản giáo phận. Sau khi hồi phục một phần sức khoẻ, Đức Tổng Phaolô (Nguyễn Văn Bình) đã bàn giao mọi việc điều hành giáo phận cho Đức cha Nicola, nhưng vẫn giữ quyền Tổng giám mục. Ngày 1-7-1995, Đức Tổng Phaolô từ trần, Đức cha Nicola vẫn tiếp tục giữ chức giám quản tổng giáo phận, tuy nhiên ngài đã không được chính quyền chấp thuận. Vì thế ngày 10-3-1998, Toà Thánh đặt Đức cha Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn giám mục phó giáo phận Mỹ Tho làm Tổng giám mục giáo phận TP. Hồ Chí Minh và ngài về nhận toà ngày 2-4-1998". Đoạn văn ngắn ngủi đó đã nói lên sự kiện rất đau lòng, sau khi Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình qua đời, Toà Thánh không có thể đặt một Giám mục nào khác thay thế vào ghế Tổng Giám mục Sài Gòn nếu không có sự đồng ý của Linh mục Huỳnh Công Minh và phe nhóm. Trường hợp Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi là một thí dụ điển hình. Sự kiện tòa Tổng giám mục Sài Gòn trống ngôi trong gần 3 năm từ khi Đức Cha Nguyễn Văn Bình qua đời tháng 7-1995 cho tới khi Toà thánh đặt Đức cha Phạm Minh Mẫn là giám mục phó giáo phận Mỹ Tho thay thế vào tháng 3-1998 là một bằng chứng hùng hồn khác. Việc Toà Thánh phải chọn một Giám mục phó trong một giáo phận nhỏ như Mỹ Tho để cất nhắc lên chức vụ cao trọng nhất ở miền Nam là Tổng Giám Mục của cái gọi là "Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh " phải được coi là một việc làm không bình thường. Qua các dữ kiện đó, ai cũng có thể hiểu được, việc đổi tên TGP/SG trở thành TGP/TPHCM này chắc chắn không phải là chủ trương của những người công giáo chân chính trong TGP/SG, lại càng không phải là chủ trương của Giáo hội Công giáo Việt Nam, và dĩ nhiên không phải là chủ trương của Toà Thánh. Đây là tác phẩm của nhóm "Linh mục quốc doanh" trong TGP/SG cấu kết với chính quyền cộng sản đã tạo ra. Đứng
trước một việc đã rồi Một Tổng Giáo phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam không thể mang tên Hồ Chí Minh, một con người chính trị. Chúng ta không thể để cho người ngoài Giáo hội có cảm tưởng là GH/CGVN chạy theo thời cuộc và vội bám vào những thế lực chính trị nay còn mai mất. Một điều ai cũng có thể khẳng định là các tôn giáo sẽ tồn tại lâu hơn các chế độ chính trị, và nếu trong một tương lai xa gần nào đó, có một lực lượng chính trị nào nổi lên giật sập chế độ Cộng sản, liệu lúc đó GH/CGVN còn giữ lại cái tên TGP/TPHCM cho mình nữa hay không? Hay chừng đó "TGP" lại "yêu cầu Toà Thánh đổi tên TGP/SG theo tên hành chánh" một lần nữa? Một Tổng Giáo phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam không thể mang tên Hồ Chí Minh, là một nhân vật chính trị đầy tranh luận. Ở đây tôi không có ý bình phẩm về nhân vật Hồ Chí Minh, tôi chỉ muốn nói là cái tên Hồ Chí Minh đã từng gây ra sự ghê tởm và sợ hãi cho người dân miền Nam và bao nhiêu nạn nhân khác của chế độ CSVN do Hồ Chí Minh gây dựng nên. Như vậy, nếu trong GH/CGVN có một Tổng Giáo phận mang tên Hồ Chí Minh, tôi xin hỏi rằng, như thế GH/CGVN có thực sự cảm thông và chia sẻ với tâm tư thầm kín và nỗi uất hận của một thành phần Dân Tộc Việt Nam hay không? Và như thế GH/CGVN có thực sự sống giữa lòng Dân Tộc như chúng ta vẫn thường nói không? Một Tổng Giáo phận của Giáo hội Công giáo Việt Nam không thể mang tên Hồ Chí Minh, một con người đứng đầu chế độ vô thần. Thật không có gì nghịch lý hơn khi một trong ba Tổng Giáo Phận của GH/CGVN lại mang tên của Hồ Chí Minh là kẻ cầm đầu chế độ vô thần CSVN. Một chế độ quyết tâm tiêu diệt không những Giáo hội Công giáo, mà còn tất cả các tôn giáo khác nữa. Từ khi cướp được chính quyền, chế độ CSVN đã đàn áp các tôn giáo một cách liên tục và có hệ thống, dưới nhiều hình thức khác nhau, khiến cho một số đông những tín đồ trong các tôn giáo đã lên tiếng phản đối, có người còn tự thiêu để phản đối. Không lẽ nào trước hiện trạng chế độ CSVN gây ra đau khổ chung cho các tôn giáo trong nước như vậy, mà những người Công giáo Việt Nam vẫn tiếp tục im lặng trước sự việc một Tổng Giáo phận của miền Nam phải mang cái tên của Hồ Chí Minh hay sao? Đã
đến lúc lương tri phải lên tiếng Ba mươi năm trước Toà Thánh đã theo lời yêu cầu của một số Linh mục tay sai của chế độ CSVN đã đổi tên TGP/SG thành ra TGP/TPHCM để làm vừa lòng chế độ CSVN, thì ba mươi năm sau Toà Thánh cũng sẽ theo lời yêu cầu của những người công giáo Việt Nam chân chính mà đổi lại tên TGP/TPHCM trở lại TGP/SG để làm vừa lòng Dân Tộc Việt Nam. Vì Giáo hội Công giáo Việt Nam không phải là của chế độ Cộng sản Việt Nam, Giáo Hội Công giáo Việt Nam là của Dân Tộc Việt Nam. Thể
hiện bằng hành động Hoàn
cảnh trong nước Đồng
bào Công Giáo Việt Nam hải ngoại Để thuận tiện trong việc trao đổi và đóng góp ý kiến, chúng tôi có thực hiện website: www.saigonforsaigon.org Trên website này cũng có mục "Trưng Cầu Ý Kiến" về nguyện vọng trả lại tên Sài Gòn cho TGP/SG. Xin qúy vị trong giới truyền thông và các anh em, bạn bè thân hữu khắp nơi giúp phổ biến thật rộng rãi bài viết này. Tôi mong được đón nhận sự hồi đáp của đồng bào Công giáo Việt Nam và tất cả những ai quan tâm tới việc TGP/SG bị đổi tên thành TGP/TPHCM. Tất cả những ý kiến đóng góp, cho dù khác với quan điểm của bài viết này, cũng sẽ được đón nhận và hồi âm một cách trân trọng. Tại
Thành Phố Auckland. New Zealand Linh
mục Nguyễn Hữu Lễ Tel.+64.9.579-5458 |
Nhấn
vào hình nhỏ ở dưới để xem hình lớn: BÀI HỌA |