BIỂU
TÌNH CHỐNG PHAN VĂN KHẢI, Thủ Tướng cộng sản VN đến Hoa Kỳ
từ
miền Viễn Tây nước Mỹ: tp. Seattle cho đến miền Đông: tp. New York
Đòi Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền cho Việt Nam
Massachusetts.
New York. Seattle, Washington State. White House,
Washington D.C. San Francisco, Little Saigon, California: June 18-19-21-22-23-24/2005
(photos: AP, AFP, BBC, pn911, Reuters, RFA)
>>
Đặt
"con chuột" (computer mouse) nằm trên hình: slideshow sẽ dừng lại.
Di chuyển "con chuột" ra khỏi hình: slideshow sẽ
tiếp tục chạy ... show
RETURN TO FRONT PAGE - QUAY TRỞ VỀ TRANG CHÍNH SaigonUSA
TIẾNG
NÓI
TỪ TRONG NƯỚC NHẬN XÉT VỀ CHUYẾN ĐI HOA KỲ CỦA PHAN VĂN KHẢI Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu: “Sự Ngụy Biện Này là Xúc Phạm Sự Thật và Xúc Phạm Lý Trí của Con Người” Thủ Tướng Phan Văn Khải đã nói bao nhiêu phần sự thật? Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã trả lời câu hỏi này trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua bài phỏng vấn sau đây (22-6-2005): Thưa quý thính giả, tại cuộc họp báo ở Seattle ngày 19-6-2005, thủ tướng cộng sản VN Phan Văn Khải nói rằng những người tù chính trị tại VN bị bắt, giam cầm là vì vi phạm pháp luật chứ không phải VN không có tự do tư tưởng, tôn giáo và dân chủ. Phản ứng về lời phát biểu đó, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà Dân Chủ hàng đầu của VN cho rằng bằng sự trãi nghiệm của bản thân và kinh nghiệm của bè bạn thì ông thấy sự ngụy biện đó là xúc phạm sự thật và xúc phạm lý trí của con người. Mời quí vị theo dõi phần đầu cuộc trao đổi với nhà dân chủ Hà Sĩ Phu với Việt Hùng của đài Á Châu Tự Do (RFA) chúng tôi. Từ Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu lên tiếng: TS
Hà Sĩ Phu: Cũng như mọi người dân Việt Nam ở trong nước và
ngoài nước hiện nay đều rất quan tâm đến chuyến đi của thủ tướng Phan
Văn Khải. Thứ nhất là xét về tính cách bên ngoài, về mặt hình thức thì
đây đúng là một chuyến đi lịch sử. Nó là chuyến thăm đầu tiên của người
đứng đầu chính phủ CSVN sang thăm một nước cựu thù mà lại chính là nước
quyết định khả năng của mình vào tổ chức quốc tế WTO. Chuyến đi có thực
hiện được sứ mệnh gọi là lịch sử đấy hay không và thực hiện đến mức
độ nào, nó còn đứng trước những thử thách không đơn giản. Mà cái chính
là đường lối đối nội và đối ngoại của đảng CSVN có những thay đổi căn
bản gì hay không để tương ứng với cục diện mới đó. Cục diện mới đó là
văn minh nhân loại. Và sự thay đổi ấy là thực tâm đến mức độ nào? Hay
vẫn chỉ là sự uyển chuyển của sách lược như vẫn diễn ra trong quá khứ.
|
RFA:
Tiến sĩ đã nói đến hai vấn đề, vậy thì vấn đề thứ ba là gì ạ? TS Hà Sĩ Phu: Chừng nào người ta vẫn còn tin tấm biển Xã Hội Chủ Nghĩ, Xã Hội Cộng Sản thì cái cương lĩnh đối ngoại cổ truyền bao giờ cũng phải là cái này, gần nhất là các nữa xã hội chủ nghĩa anh em, thế mà xa nhất thậm chí đối lập là chủ nghĩa tư bản, mà chủ nghĩa tư bản thì Mỹ là đầu xỏ rồi. Thế bây giờ lại bắt với kẻ thù đầu xỏ đó nó phải làm tròn nhiệm vụ của người bạn lớn nhất giúp ta vào tổ chức WTO, giúp ta vào nhiều cửa ngỏ khác nữa. Tôi xét rằng Hoa Kỳ không đủ tài năng để đóng một lúc cả hai vai ngược nhau như thế này. Vì thế cho nên phải sửa những bước căn bản thì bước đi này mới thành công được. RFA: Thưa TS Hà Sĩ Phu, để tiếp tục câu chuyện trong buổi phát thanh trước thì người ta vẫn nói rằng những thay đổi kinh tế của VN đáng ca ngợi, ngược lại những thay đổi về chính trị và nhất là vấn đề nhân quyền, tự do tín ngưỡng thì đáng chê trách. Với thực tế ở VN thì TS nghĩ như thế nào về vấn đề này? TS Hà Sĩ Phu: Vâng, ai cũng biết rằng rằng giữa kinh tế và chính trị xã hội thì nó liên quan mật thiết. Nhưng có điều thì cái nào đáng ưu tiên hơn và cái nào là nền tảng cho cái nào? Rất nhiều người cũng công nhận chủ nghĩa kinh tế và tính chất về kinh tế. Ở VN chính sách Mác Lê thì lấy kinh tế làm nền tảng cho rằng thôi, cái gì chưa tính đến thì cứ làm sau nhưng cứ làm cho kinh tế thật tốt đi thì cũng đã tốt quá, từ kinh tế nó sẽ mở ra cái khác. Tôi nghĩ rằng nó cũng không thật đơn giản như vậy đâu. Tôi lấy ví dụ như thế này, về kinh tế thì trước hết có phải thật sự kinh tế mình đã rất khá so với những mặt khác không? Tôi trộm nghĩ thế này không biết có đúng không, hiện nay là có người giàu lên rất ghê gớm, thậm chí có khi giàu hơn cả các tỷ phú của nước ngoài nữa chứ. Thế nên tôi quan sát và cũng có hội ý với nhiều anh em thì thấy rằng những chỗ giàu nhất không phải là do làm ăn sản xuất là giàu mà toàn là do bán đất, những tài sản to nhất vẫn là do đất đẻ ra. Đây chính là bán đất lấy tiền thôi chứ có sản xuất gì nền kinh tế thật ra chả thay đổi gì bao nhiêu cả. Thế thì kiếm tiền cho vụ giàu đó thì đâu phải là phát triển kinh tế. Thế còn một vài nơi ngoài Bắc phát triển kinh tế thì sinh ra rất nhiều thứ phát sinh. Theo tôi nghĩ hiện nay về mặt kinh tế thôi thì cũng không nên đánh giá quá lạc quan như mình nghĩ đâu. Tức là nếu chúng ta nhìn các nơi là biểu trưng, các khu chế xuất nhà cao cửa rộng, mấy nơi dịch vụ gọi là 5 sao, 3 sao v.v... tất cả những cái đó thấy rằng biểu hiện về mặt phát triển về kinh tế thì tôi nghĩ chưa đủ đâu. Thứ nhất là đa số dân đời sống vẫn nghèo lắm, những người dân bình thường kiếm miếng ăn hàng ngày vẫn còn vất vả lắm.. Thứ hai nữa là những chỗ mà gọi là phát triển kinh tế, nói chữ nó hơi mất lòng, tức là phồn vinh giả tạo. Rất giàu nhưng thực ra cái giàu đó không phải là do đồng tiền sản xuất mà là do bán đất. Thế thì ngay cả về mặt kinh tế thì chưa phải có cái gì đáng lạc quan lắm đâu. Nhưng phải nói rằng là những cái tiến bộ hơn so với trước thì đã là nhiều lắm rồi. Nhưng theo quan điểm của tôi, tôi vẫn cho rằng nếu không có những cơ sở làm nền về chính trị và về xã hội thì kinh tế phát triển tới mức nào đó thôi thì nó phát sinh mâu thuẩn. Các chuyện về chính trị xã hội có rất nhiều đảng viên, các đảng viên cao cấp từ ông Võ Văn Kiệt đến ông Lê Đăng Doanh, rồi cho đến phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội như ông Trần Quốc Thuận, v.v... nhiều lắm ? phần nhiều cho rằng từ gốc phải bỏ CNXH đi, người ta nói đừng giữ gì cả, bỏ cái định hướng Mác Lenin đi, tự mình tự lập, mình đứng dậy, dân tộc mình bảo nhau, đoàn kết nhau tìm con đường mình đi, dân tộc mình đi. Đấy, tôi nghĩ rằng chính trị xã hội rất là gốc, cái đó mình chưa giải quyết , chứ còn xã hội hiện nay thì gần như rất là nhất trí là nếu phát triển kinh tế một tí tẹo thế thôi nhưng vì không có cơ sở chính trị vững chắc để làm nền tảng cho nên xã hội thái hóa vô cùng. Xã hội chưa bao giờ dối trá như thế này. Xã hội chưa bao giờ đảo lộn như thế này. Xã hội chưa bao giờ mất nhân cách như thế này. Thế tôi nghĩ rằng là về hai mặt đó người ta nêu là nó chưa xứng với kinh tế thì cũng là quá đúng. Nhưng tôi, tôi nghĩ là chẳng những nó không đi sau kinh tế, mà phải đi trước để làm nền cơ. Chứ còn chủ trương rằng cứ đi kinh tế trước, phát triển rồi chuyện kia thì bàn sau là một giải pháp nó không khoa học. RFA: Về chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khải hiện đang ở tại Hoa Kỳ. Trong chuyến đi này thủ tướng Khải kỳ vọng nhiều vào việc Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ VN gia nhập WTO, thế nhưng nếu mong mỏi này không đạt được liệu có ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập và cải tổ chính trị mà ông Khải là một trong những nhà cải cách đang muốn thay đổi không ạ? TS Hà Sĩ Phu: Về lâu dài mà nói thì cái sự vào WTO nó không phải là quyết định đối với sự sống còn, đối với sự phát triển của cả đất nước, cả dân tộc đâu. Nó vẫn phải là cái nội lực của mình, có năng lực thật hay không, đấy mới là quan trọng. Đứng về cục diện trước mắt, cái việc vào WTO đó nó cũng quan trọng đấy mà tôi cũng muốn một mặt ông Bush phải vượt cao hơn những quyền lợi về kinh tế của nước Mỹ hay là quyền lợi chính trị toàn cầu của nước Mỹ mà ông ấy hiểu kỷ hơn Việt Nam một chút để trong khi ông ủng hộ, giúp đỡ về kinh tế trong đó có chuyện giúp vào WTO thì ông ấy phải đề cập đến những yếu kém của Việt Nam kỷ lưỡng hơn và dứt khoát hơn. Thì cái đó chính là bước đường ?? bởi vì sửa được cái đó thì bước đi mới vững chắc. Bởi vì thứ nhất là quan hệ với Việt Nam và Mỹ nó sẽ thắt chặt hơn. Thứ hai nữa là đối với Hoa Kỳ về mặt kinh tế, thì tôi nghĩ rằng về mặt quân sự để đảm bảo cho mối quan hệ đó, làm cho mình thoát được cái cơ lệ thuộc vào cường quốc phương bắc. Tôi nghĩ rằng đối với tôi thật sự tôi rất quan tâm đến vấn đề dân chủ nhưng chủ trương phát triển kinh tế như thế tôi cũng rất ủng hộ và rất mong muốn. RFA: Thưa TS Hà Sĩ Phu, 30 nắm đánh dấu chiến tranh kết thúc, 10 năm đánh dấu quan hệ Việt - Mỹ, liệu chúng ta có thể cùng nhau dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của sự hội nhập chưa? TS Hà Sĩ Phu: Thứ nhất, tức là dắt tay nhau đi dưới tấm biển đó thì vẫn là cái chuyện phải mở lòng ra. Nhưng có một vị bình luận viên ở nước ngoài trên đài Á Châu Tư Do có nói rằng trong việc hòa nhập này là người chiến thắng là người phải chìa bàn tay ra trước. Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cũng có lẽ ý thức được điều đó, cho nên động tác đôi lúc cũng có vẽ chìa bàn tay ra trước. Nhưng cái bàn tay tin cậy, khi người ta bắt người ta có tin cậy được hay không thì còn vướng một vài điều mà tôi có nói đó tức là anh phải có những hành động cụ thể hơn nữa. Chuyện vừa rồi tôi nói, chuyện 30 tháng 4 mình tuyên truyền trong nước như thế nào, rồi chuyện quan hệ qua miền Bắc miền Nam như thế nào, rồi cái chuyện yêu cầu xóa bỏ bức tượng đài ở Pulau Bidong đi đấy là cái việc rất dại. Cũng mong rằng đợt đi này cũng tiến thêm một bước. Nhưng bước đó tôi nghĩ cũng chưa phải là bước căn bản hơn lớn lao gì. Tuy vậy, có được một bước tiến nào thì ta mừng bước tiến đấy. Và tôi tin rằng kỳ này cũng có thể thắt chặt thêm được một chút và cũng giúp cho chính phủ Việt Nam nhìn rõ hơn sự thật một chút là mình muốn đoàn kết cả khối mấy triệu người ở nước ngoài thì mình cũng cần có những thay đổi căn bản hơn nữa. RFA: Vâng, trước khi chấm dứt cuộc nói chuyện thì tiến sĩ có điều gì muốn nói với quý thính giả đang theo dõi cuộc nói chuyện hôm nay không ? TS Hà Sĩ Phu: Trước khi dừng lời, tôi chỉ xin có ý kiến là đứng về toàn bộ xã hội mà nói thì vừa rồi tôi nói có 3 vấn đề đấy. Nhưng thực ra tôi coi điều thứ hai, điều về hòa hợp thì tôi rất là quan tâm. Thật sự phải phá vỡ mọi bức tường ngăn cách, bây giờ sự phân tiến nó không còn là miền Bắc hay miền Nam, tức là Quốc hay là Cộng, từ trong nước hay ngoài nước. Tôi nghĩ phải phá vỡ các rào cản ấy đi. Bây giờ nếu có phân tiến thì chỉ còn phân tiến như thế này, tức là anh có thực lòng, thực lòng hòa hợp hòa giải để xây dựng đất nước hay không? Mà muốn hòa hợp hòa giải thì phải có Dân Chủ, đương nhiên là như thế. Nếu không dân chủ thì ai lại theo anh để đồng hóa theo anh thì người ta chủ trương người ta đi theo chủ trương anh được. Tôi mong rằng mọi ranh giới bên trong bên ngoài là xóa hết. Cho nên hôm nay mà nói chuyện với đài Á Châu Tự Do và những người mà có thể sẽ nghe cuộc trò chuyện của chúng ta, có thể là những người trong nước, những người ngoài nước, có thể là những anh em trong bộ phận chuyên chính ở trong nước v.v... thì tôi nghĩ rằng nên thống nhất với nhau. Chừng nào mà cái bức tường ngăn cách đã bỏ đi thì triển vọng hòa hợp hòa giải để làm điều đại nghĩa cho dân tộc mới mong thành công được. RFA: Vâng, xin được cám ơn tiến sĩ Hà Sĩ Phu. |
Push
Vietnam on Human Rights San Francisco Chronicle EDITORIAL Thursday, June 23, 2005 RELATIONS between America and Vietnam are surging. Trade has jumped 500 percent since 2001. Refugee families here are jetting back to look up relatives on newly inaugurated direct flights. The Pentagon is offering to train the army of its former foe. But dealing with a decidedly nondemocratic state has its problems: Human rights and religious freedom are missing in a country tolerant of free markets but not dissent. So what does President Bush do when he welcomes Vietnam's prime minister to the White House? He plays up the happy parts and nudges the dismal realities off into the future. It's the same devil's bargain that Bush and past presidents have made with next-door China: trade with a powerhouse economy and hope that the financial good times will lead to a democratic new day. It's a chancy balancing act, especially with a bitter war barely a generation old. Vietnamese who resettled here picketed the White House when Prime Minister Phan Van Khai arrived. California's first Vietnamese-American state legislator, Assemblyman Van Tran, an Orange County Republican, was slightly more diplomatic. He noted smoother relations between the countries but he called on President Bush to press for human rights and democracy. The United States has every reason to follow Tran's advice. Though Vietnam's economy is growing at nearly twice the rate of the United States', it wants more -- in the form of admittance to the World Trade Organization. Its cities teem with motorcycle traffic, noisy construction and office parks popping up on the urban outer edges. But its agriculture remains primitive. Vietnam's exports are low-tech basics such as clothing and cement. Joining the world-trade big leagues would be a major jump in the country's economic future. The White House should pull Vietnam upward, but only at the right price. Hanoi must drop its trade barriers, strengthen business laws and cut corruption. Washington's crunching economic power can force these reforms. But it should also press for popular change, too. Vietnam has survived a devastating war that killed 3 million, hard years after Soviet aid ended, and bungled economic planning that produced famine in a rice-rich nation. But its new image as an Asian "tiger'' economy can't be sustained without popular support. Its future leaders should be chosen in free and open elections, not the current party-run system. This week's photo-op in the Oval Office should be a starting point in getting this process underway. President Bush has agreed to visit Vietnam next year. That's enough time to wring promises of democracy from Hanoi's self-selected elite. Compare Vietnam with
Cuba: two longtime American foes now at a turning point. Relations with
Havana remain rusted in place after nearly a half century. But
Vietnam, with its vibrant business class and ambitious vision of the future,
is primed for change. Washington should take advantage of the moment and
steer history in the right direction. Trước chuyến thăm, tin cho biết Việt Nam muốn đây là một ‘state visit’ (chuyến thăm nhà nước). Đây là hình thức tiếp đón cao nhất dành cho một nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, cuối cùng chuyến thăm rơi vào hạng mục ‘official working visit’ (chuyến thăm làm việc chính thức). Trong chuyến thăm, thủ tướng Việt Nam có cuộc tiếp xúc với tổng thống Bush, nhưng không đi kèm một số nghi lễ ‘rình rang’ hơn như dạ tiệc. Buổi gala dinner dành cho phái đoàn Việt Nam diễn ra vào tối 21-6 ở Washington DC là do một nhóm các tổ chức có quan hệ với Việt Nam bảo trợ. Trong đó có Phòng thương mại Mỹ, Hội đồng thương mại Mỹ – Việt, Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN, Asia Society, Quỹ hòa giải và phát tirển. Ngoài ra còn một số tổ chức đóng vai trò bảo trợ buổi tiệc tối như Catholic Relief Services, và Vietnam Veterans of America Foundation. Một nguồn tin ngoại giao xác nhận các nhóm này đóng vai trò tổ chức buổi tiệc bởi vì chính quyền tổng thống Bush đã không tổ chức một buổi giao tế nào để đánh dấu chuyến thăm. Sau những tập trung đồn đoán trước chuyến thăm, thì sau khi cuộc họp giữa ông Bush và ông Khải kết thúc, nhiều tờ báo ở Mỹ nhận xét có hai thái độ trái ngược trong sự tiếp đón thủ tướng Việt Nam. Một mặt, theo bà Virginia Foote, chủ tịch Hội đồng thương mại Mỹ - Việt, người đi cùng ông Khải trong chuyến thăm, sự nhấn mạnh vào quan hệ ngoại giao và kinh tế đã có kết quả tốt. Bà nói với hãng tin AP là sự tiếp đón thủ tướng Việt Nam ở mọi nơi đều nồng ấm. Thượng nghị sĩ John McCain, người dự buổi gala dinner ở Washington DC, được dẫn lời nói thủ tướng Việt Nam đã có bài diễn văn 'xuất sắc'. Một trong những mục đích của chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên này là trình bày một gương mặt cởi mở của Việt Nam với giới tư bản Mỹ, và phản ứng của những công ty Mỹ, qua báo chí, nói chung là thuận lợi. Mặt khác, tờ New York Times ghi nhận, nếu xét đến phản ứng của chính phủ Mỹ, thì thái độ của họ không thật rõ ràng. Cây bút David E. Sanger của báo New York Times ghi nhận tổng thống Bush đã tiếp thủ tướng Việt Nam trong nửa tiếng, rồi ra tuyên bố chỉ nhắc nhẹ đến cuộc chiến ngày xưa và nhân quyền. Hai người không tiếp nhận câu hỏi của phóng viên và ông Phan Văn Khải rời Tòa Bạch Ốc trước giờ trưa. Báo New York Times
nhận xét tiếp: "Mô hình phát triển của Việt Nam có vẻ là Trung Quốc: cởi mở kinh tế kết hợp sự truy quét người phản kháng đe dọa quyền lực trung ương. Đó là một nước mà ông Bush không dành nhiều chú tâm, mặc dù ông dự định đi thăm trong năm sau để dự một hội nghị châu Á." Báo Washington Times ghi nhận chi tiết Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld đã chỉ ghé qua khách sạn Willard trong thời gian ngắn để gặp thủ tướng Việt Nam. Cuộc gặp kết thúc với thỏa thuận về đào tạo quân sự và tăng cường tiếp xúc giữa giới quân đội hai nước. Tổng kết thái độ của chính quyền Mỹ về chuyến thăm, cây bút Tom Plate của Asia Pacific Media Network nhận xét với một chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam sau 30 năm, lẽ ra sự kiện phải diễn ra nồng nhiệt hơn. "Nó đã không phải là sự kiện lớn, ngoại trừ đối với một vài người nóng nảy ở cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Với những người bảo thủ tôn giáo và đặc biệt những người chống Cộng ở miền Nam California, việc chính thức chào đón lãnh đạo của nước Việt Nam Cộng sản là một sự từ bỏ về đạo đức. Những hành vi cứng rắn của Việt Nam cũng gây thất vọng cho những tổ chức nhân quyền cánh tả..." "Nhưng với các doanh nhân Mỹ hy vọng hưởng lợi từ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sự kiện là sự phản ánh hiện thực tích cực." "Với những ai tin tuyệt đối vào đạo đức, đây là một tính toán sai về chiến lược và sai sót về đạo lý. Có lẽ đó là lý do vì sao mà Tòa Bạch Ốc, nơi đã dành tối thiểu thời gian và không tận dụng nhiều từ cuộc gặp, có vẻ hơi ngượng ngùng." "Thực ra họ không cần phải ngượng. Sự mơ hồ đạo đức và không kiên định có thể có họ hàng với nhau, nhưng không phải là anh em sinh đôi. Trong một thế giới đặt ra cấp độ về tốt và xấu, việc bơi trong làn nước đục thường lại tốt hơn là ngồi yên trên núi tách rời thực tại." Cây bút Tom Plate
kết luận: Protests
Decry Vietnam Communist Leader's U.S. Trip Demonstrators shouted "Down with communists," held signs that read "Khai is another Saddam Hussein" and called for an end to political and religious persecution in Vietnam. Sai Nguyen, an organizer with the Vietnamese American Coalition in Northwest America, criticized the Communist Party's push to open the Vietnamese economy to foreign investors, saying it would not improve the lives of the people. "It is only to help the party," he said. On Saturday, demonstrators marched and carried U.S. and former South Vietnamese flags in the Little Saigon area of California's Orange County, home of the nation's largest Vietnamese community. More than 1 million Vietnamese now live in the United States, including an estimated 130,000 in Orange County. In an interview with The Associated Press in Hanoi, Khai said his visit "reflects that we have put the past behind us." "We're hoping to further tap the potential for even better relations between the two countries based on respect and mutual interest," Khai said. The Seattle demonstrators hoped their presence would let Khai know that Vietnamese Americans want him to address human-rights abuses that continue in Vietnam, said Nhien Le, a former officer in the South Vietnamese Air Force. "Compared with all the countries in southeast Asia, we are at the bottom. That's why we fight for the freedom," Le said. Minh Vuong, a representative of the Vietnam Reform Party, called on Khai to free religious and political prisoners and to end the black-market trade of sex-workers in southeast Asia. The rally also was intended to remember those who died attempting to flee Vietnam after the war, said Vuong, who escaped by boat and came to the United States in 1981. Khai, 71, arrived Sunday morning and stopped
first at Boeing's plant in Renton, south of Seattle, to oversee the purchase
of four 787 airliners by Vietnam Airlines. On Monday, he is to visit Microsoft's
Redmond campus, a company spokeswoman said Friday. Microsoft has an office
in Vietnam. |
Cuộc
Biểu Tình tại
Trong tinh thần
liên minh các dân tộc chống cộng, cuộc biểu dương này đã đánh dấu bước mở
đầu cho các cuộc biểu tình sẽ liên tiếp xảy ra trong vài ngày nữa.
Hoa Thịnh Đốn - Khải Bị Chống Đối Đủ Kiểu (VNN) Sau khi rời Seattle là trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến Mỹ du và bị biểu tình chống đối cũng như bị chất vấn phá vỡ cuộc họp báo tại đây, phái đoàn đông đảo 240 người của Phan Văn Khải đã đến trạm thứ nhì là thủ đô Hoa Kỳ Hoa Thịnh Đốn vào ngày 20-6 để được tổng thống Bush tiếp kiến tại Toà Bạch Ốc vào sáng sớm 21-6. Để "hâm nóng" cho tình hình đấu tranh tại đây, ngày thứ bẩy 18-6 tức 1 ngày trước khi Khải đến Hoa Thịnh Đốn, tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc biểu tình tại công viên La Fayette, trước toà Bạch Ốc. Ngày 21-6 là ngày tổng thống Bush tiếp Phan Văn Khải, cộng đồng người Việt tại Hoa Thịnh Đốn đã kêu gọi đồng hương tham gia cuộc biểu tình ở trước Toà Bạch Ốc, và đã được nhiều cộng đồng cũng như phái đoàn các nơi nhiệt liệt hưởng ứng, nêu cao tinh thần đấu tranh kiên cường của người Việt tại hải ngoại đối với thế giới. Từ sáng sớm 21-6 nhiều đoàn xe từ các nơi đã tập trung tại công viên La Fayette với cờ Vàng và biểu ngữ. Người ta thấy có những phái doàn đến từ thật xa như Chicago, Atlanta, Boston, Houston... cũng như qúy vị đại diện đến từ Anh Quốc hay Nhật Bản, Nam Cali, Texas... Cũng tại địa điểm này còn có cuộc tuyệt thực của một số vị lãnh đạo của GHPGVNTN/ Hải Ngoại, ngồi ngay trên bãi cỏ hướng về toà Bạch Ốc. Khí thế đoàn biểu tình rất hăng say như bản tin VNN đã đăng tải ngày hôm qua. Phải nói rằng chỉ chưa đầy 2 tháng sau ngày 30-4 vừa qua, với cuộc tuần hành "Tự Do Cho Việt Nam" với bóng cờ Vàng rợp trời Hoa Thịnh Đốn, ngày hôm nay thủ đô Hoa Kỳ lại một lần nữa rực bóng cờ Vàng và biểu ngữ hài tội Việt cộng. Điều đặc biệt mà người ta ghi nhận là tuy Khải được gọi là tiếp đón chính thức bởi tổng thống Bush, nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã không dành cho Khải bất cứ một nghi thức đón tiếp quốc khách nào: không treo cờ VC, không duyệt hàng quân danh dự và cũng không có 21 phát súng chào mừng. Đồng thời, Khải được đưa vào toà Bạch Ốc bằng cửa sau để tránh đoàn biểu tình đang chặn tại cửa trước với một rừng cờ Vàng và biểu ngữ cũng như hình nộm Hồ Chí Minh bị treo cổ. Vào
buổi chiều là cuộc hội thảo về đầu tư do bộ trưởng VC Vũ Khoan chủ toạ,
tại khách sạn Mayflower trên đường Connecticut. Đoàn biểu tình tại đây
với con số vài trăm người đã bao vây cả 3 cổng ra vào của khách sạn,
phát truyền đơn cho những người Mỹ qua đường, cũng như gửi tài liệu
cho những doanh gia Hoa Kỳ tham dự hội thảo, trong đó nói lên tình trạng
tham nhũng của VC, cũng như những tệ nạn khác tại Việt Nam và tình trạng
đàn áp nhân quyền cũng như tự do tôn giáo tại đây. Tài liệu về vấn đề
ông Trịnh Vĩnh Bình thưa kiện nhà nước Việt Cộng vì đã bị VC bắt khi
ông về nước đầu tư và bị lên án 11 năm tù cũng được gửi đến những khách
tham dự. Trong công viên La Fayette, một sân khấu lộ thiên đã được dựng lên đối diện với tòa Bạch Ốc để cũng như để thách thức những hành động ngoại giao sắp tới. Các vị cựu quân nhân Hoa Kỳ trong thái độ quyết liệt và tức giận đã chỉ trích hành động tiếp cộng sản Phan Văn Khải vào ngày 21 tháng 6 là sự phản bội lý tưởng nước Mỹ. Những vị nhân sĩ Việt Nam có người từng ủng hộ Bush hết sức thất vọng về chính sách tiếp Cộng này và đòi hỏi một lời giải thích xác đáng về chính sách ngoại giao và về lời hứa lúc tranh cử tổng thống năm 2004. Đây là một cuộc biểu dương tinh thần hết sức đặc biệt, không chỉ cho cộng đồng Việt Nam mà là tinh thần hợp tác mang tính toàn cầu. Đây cũng không phải là cuộc biểu tình phản đối thông thường mà là cuộc biểu dương mang tính trào lưu chủ đề rất đặc sắc. Và, trên hết đây cũng không chỉ đơn giản là sự phản đối vào hình nhân của Phan Văn Khải mà chứa đựng luôn cả sự nguyền rủa đến chế độ cộng sản Việt Nam độc ác và tà mị. Đó là ban nhạc Rock, NoManZero của Mỹ với những ca từ đặc sắc, chứa đựng tất cả những nội dung và thái độ để kêu gọi thế giới văn minh hãy cảnh tỉnh. Hai ca sĩ người Mỹ đã dùng ca từ mới để chào tống táng cộng sản Việt Nam mà nguyên bản lời ca chính là lời chào tống táng Trung Cộng mà họ đã từng trình diễn trước đây. Sân khấu trang nghiêm, phát biểu xuất hồn, ca từ kinh động, tiết mục chủ đề đã để lại nhiều trạng thái tinh thần tích cực cho công cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản sắp tới Nhà ly khai (với Trung Cộng) Ngụy Kinh Sinh đã phát biểu đã ví von rằng Phan Văn Khải cầu thân với Mỹ chẳng khác gì như thái độ của Saddam Hussen đã làm!!!. Một người thanh niên Mỹ trẻ tuổi là Brian Marple làm thông ngôn đã để lại ấn tượng thật đẹp đẽ trong lòng người Việt. Các sinh viên Mỹ, các nhà ly khai nổi tiếng Trung Quốc, nhân sĩ người Lào, người Khmer, và ban nhạc Rock Mỹ đã biểu hiện nội dung thật đa dạng của cuộc biểu dương này. Rong Nay, người Thượng đã chia xẻ kinh nghiệm tù tội với cộng sản một cách quá bình thản làm nhiều người nghe xong đau xót đến tột cùng. Những nhân chứng sống người Thượng, mới đến gần đây đã kể lại những câu chuyện kinh hoàng và thương tâm tại Cao Nguyên tưởng như là đang xảy ra một xứ sở hoang dã nào càng làm lòng người căm phẫn. Bản chất dối trá lưu manh càng hiện rõ khi dòng biểu ngữ tố cáo sự kiện cộng sản gây sức ép để phá đài tưởng niệm thuyền nhân tại Mã Lai và Nam Dương. Quách Linh, người Việt gốc Hoa chia xẻ với đồng bào Việt Nam kinh nghiệm chị tìm thấy được qua nhịp cầu với cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới. Cộng Sản Trung Quốc đang bị mất máu bằng một trào lưu bỏ đảng cộng sản chưa từng có trong lịch sử. Cho nên phải tận diệt tàn dư chủ nghĩa cộng sản Trung Cộng hay Việt Cộng đăng thời kỳ băng hoạu chính là sứ mệnh cứu người. Những nhà hoạt động nhân quyền cho Việt Nam và các vị chủ tịch cộng đồng khắp nơi đều khẳng định công việc chống Phan Văn Khải là sứ mệnh nhân danh toàn dân tộc Việt Nam vì dưới chế độ này người dân không có quyền biểu kiến. Đặc biệt, ông chủ tịch cộng đồng tại Hoa Thịnh Đốn Nguyễn Văn Tần cho biết cuộc biểu tình vào 3 ngày sau cũng tại điạ điểm này sẽ là một cuộc biểu tình vang tiếng nhất và sẽ làm cho Phan Văn Khải thấy rõ diện mạo bị xua đuổi của mình. Đó là những bức tranh tổng thể cho cuộc biểu dương tinh thần khi Phan Văn Khải chưa vào Mỹ. Bên cạnh Rock Mỹ, Rap Việt của Lê Huy Phong đến từ California cũng là những tiết mục chủ đề xuất hồn nhất của toàn chương trình. Các nhân sĩ Trung Quốc quá sức kinh ngạc sau khi được giới thiệu đây cũng như là “Cửu Bình Bảo Kiếm” của Việt Nam. Họ sẽ có lời mời dòng nhạc chống cộng này trình diễn trong một chương trình của đài truyền hình Hoa Ngữ. Một nhân vật từng là đảng viên cao cấp của cộng sản Trung Quốc có bằng tiến sĩ và bác sĩ y khoa (Dr. Pang) đã biểu lộ nội tâm căng thẳng sau mấy mươi năm theo cộng sản, và sau đó là một hành động dứt khốt: “BỎ ĐẢNG”. Ông Nguyễn Xuân Đấu, chủ tịch cộng đồng Lincoln tại tiểu bang Nebraska ngạc nhiên bày tỏ chưa bao giờ chứng kiến cuộc biểu dương, biểu tình nào có tính cách đặc biệt như ngày hôm nay. Tất cả nội dung chương trình biểu hiện sự đoàn kết toàn cầu. Lý tưởng tương đồng và mọi người đang đối diện chỉ một kẻ thù chủ nghĩa cộng sản đã đẻ ra một Phan Văn Khải hắc ám tại Việt Nam. Phan Văn Khải là một tội phạm công lý chứ không phải là phe cải cách như nhiều người lầm tưởng. Luật chống thống kê án tử hình và luật phong tỏa kinh tế gia đình của các nhà ly khai là những chứng cớ rõ ràng nhất về bản chất cực đoan, trí trá và tà linh của con người ông ta. Ngày 18 tháng 6 tại Washington chỉ là bước mở đầu và được dư luận chú ý. Trên trang web của đài BBC đã có những hình ảnh của ngày 18 tháng 6 cùng với cuộc biểu tình tại California với những hình ảnh cờ vàng tự do đậm nét. Hãy đợi đến ngày 21 tháng 6 này mới thấy rõ thái độ quyết liệt nhất của cộng đồng Việt Nam tại Washington DC bằng cuộc biểu tình lúc 9 giờ sáng. Trong lúc viết bài này thì cuộc biểu tình chống Phan Văn Khải và tuỳ tùng vào Mỹ đang được diễn ra tại tiểu bang Washington. Chúng ta chờ đợi các báo chí Việt Nam và quốc tế sẽ đăng tải. Trần Đông
Đức (ghi nhanh) |
Phỏng
Vấn
Phó Chủ Tịch Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Mỹ (BBC) Vào 2 giờ chiều ngày 20.06.2005 tại Hạ Viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington D.C. đã có một cuộc điều trần về Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam. Phiên điều trần được tổ chức chưa đầy 24 tiếng trước khi Tổng thống Bush gặp Thủ tướng cộng sản VN Phan Văn Khải. BBC đã phỏng
vấn Phó chủ tịch Ủy hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ tức U.S. Commission
on International Religious Freedom (USCIRF), bà Nina Shea trước khi
bà ra điều trần. Nina Shea:
Chúng tôi đang cố tìm cách thu hút sự chú ý tới những vấn
đề liên quan tới nhân quyền vẫn đang kéo dài tại Việt Nam, đặc
biệt liên quan tới tự do tôn giáo và đàn áp mà một số tổ
chức đang phải chịu bất chấp thỏa thuận với chính phủ Mỹ,
với Bộ Ngoại giao mà theo chúng tôi tình trạng đó phải chấm
dứt. Đó là sự đàn áp đối với Phật tử, các nhà sư thuộc
các giáo hội Phật giáo độc lập, hay giáo hội Hòa hảo, rồi
người Thượng Công giáo và người Hmong Công giáo. Nina Shea: Chúng tôi muốn đưa ra một thông điệp rất rõ ràng tới Thủ tướng VN rằng người Mỹ quan tâm tới tự do tôn giáo. Chúng tôi biết về tình trạng đàn áp đang diễn ra chống lại những tổ chức khác nhau, cả Công giáo lẫn Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Và rằng chúng tôi sẽ không đặt chuyện thương mại và an ninh lên trên nhân quyền. Ông Phan Văn Khải nói hồi tuần này rằng VN không có đàn áp tông giáo và chưa hề có chuyện đó. Liệu bà có ý kiến gì trước phát biểu đó thưa bà? Điều đó đơn giản là không đúng. Tài sản bị tịch thu cách đây vài tháng từ người dân chỉ vì tín ngưỡng của họ. Họ nói họ phải từ bỏ Thiên chúa giáo và đấy là với những tín đồ công giáo bộ tộc Hmong ở các tỉnh miền tây bắc, rồi nhà sư Thích Trí Minh vừa được thả tự do nhớ áp lực của Hoa Kỳ, ông bị bỏ tù cũng vì bị đàn áp. Mặc dù được thả ông vẫn đang bị những sách nhiễu và đe dọa. Ông nói ông không thể lên tiếng phát biểu. Chúng tôi đã biết về chuyện Giáo hội Công giáo gặp khó khăn với chính phủ khi các linh mục sắp được thụ phong bị ngăn cản không được thụ phong. Rồi có một linh mục công giáo bị bỏ tù cùng với thân nhân vì ông phát biểu chống lại tình trạng đàn áp tôn giáo đối với những người khác. Khi Hoa Kỳ gây áp lực mạnh mẽ về trường hợp của ông và được cônng luận chú ý tới nhiều thì ông cuối cùng đã được thả hồi tháng hai. Vì thế nói vậy là không đúng và chuyện đó vẫn còn đang tiếp tục ngay lúc này đây. Có một số cải thiện trong thời gian gần đây. Một số nhân vật bất đồng chính kiến vừa được thả và nhiều đạo luật được thông qua và ký phê chuẩn. Bà có nghĩ đây là những tiến bộ thực sự hay chỉ là hình thức phục vụ mục đích chuyến đi của ông Khải? Tôi nghĩ đó chỉ
là hình thức. Đại sứ về Tự do tôn giáo, ông John Hanford, vừa
gây thêm áp lực, và dành nhiều thời gian cho vấn đề này. Họ
đã nhận được thông điệp rằng đây là vì lợi ích của Hoa Kỳ
và có tự do tôn giáo sẽ giúp cải thiện quan hệ. Nhưng quyết
tâm chính trị của họ thì vẫn không thay đổi. Họ đã tiến hành
những bước nhất định và có những hứa hẹn nhất định, như thả
một số tù nhân chính trị nổi tiếng, nhưng mặt khác họ đe dọa
các cựu tù nhân chính trị để buộc họ phải im tiếng, hoặc
quản thúc họ tại các ngôi chùa hay tại gia. Vì thế họ không
thực sự được tự do, không có đầy đủ các quyền công dân, và
quyền chính trị. Việt Nam mới chỉ tỏ ra có thay đổi mà không
có thực chất, không có cam kết thực sự cần thiết để có tự
do tôn giáo. Và các nhóm này không hề là những mối đe dọa
đối với họ. Không có những bằng chứng là các nhóm tôn giáo
này tìm cách gây bất ổn xã hội. BBC: Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, đã có một sự tiến bộ về ngoại giao, và nhất là thương mại. Bà có cho rằng vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo sẽ tiếp tục là cản trở hay không? Nina Shea:
Kể từ khi có thỏa ước thương mại song phương, thì chúng ta không
thấy có một sự hợp tác ở mức độ tương đương trong lĩnh vực
tôn giáo. Tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã không cải thiện
kể từ sau việc thông qua luật thương mại song phương năm 2001.
Có lẽ mức độ minh bạch đã tăng lên, cơ hội kinh tế cũng tăng,
nhưng người ta không thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa tăng
trưởng quan hệ giao thương và khuyến khích tự do chính trị cho
người ở Việt Nam. Để điều này xảy ra, phụ thuộc vào phía
chính phủ Việt Nam. Tôi không nghĩ có lực cản nào với họ,
ngoại trừ bản thân ý chí của chính phủ Việt Nam. Nina Shea: Tôi không cho rằng vấn đề mang tính chất văn hóa, mà có tính chất chính trị. Nhiều nước châu Á có tự do tôn giáo, như Nam Hàn hay Đài Loan. Tôi nghĩ Việt Nam là một đất nước vẫn chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc Cộng sản và muốn loại tôn giáo ra khỏi xã hội trong chừng mực khả năng của họ. Chính quyền muốn bắt chước cách thức tại Trung Quốc, nhưng họ không thể bởi vì Việt Nam là một trong những nước đa dạng nhất về tôn giáo ở khu vực. Từ lâu đã có nhiều loại tôn giáo, và ở đây trở ngại duy nhất là chính sách chính trị vốn là tàn dư của chủ nghĩa cộng sản Sôviết. Vì thế tôi nghĩ họ có thể thay đổi chính sách. Đây không phải là vấn đề văn hóa cho người Việt Nam. BBC: Xin hỏi bà đã đích thân đến Việt Nam để quan sát tình hình hay chưa? Nina Shea: Ủy hội của chúng tôi đã nhiều lần có các chuyến đi điều tra tại Việt Nam. Tôi đã gặp nhiều lãnh đạo của Việt Nam, nhưng bản thân tôi thì chưa đến Việt Nam. BBC: Ủy hội nói họ từng gặp rắc rối ở Việt Nam, thí dụ như không được phép gặp một số nhân vật phản kháng. Điều này có chính xác không? Nina Shea: Họ không được thăm một số nhà bất đồng chính kiến. Ngoài ra, một trong số những người gửi điều trần cho ủy ban, linh mục Nguyễn Văn Lý, còn bị bắt giam vì hành động của ông. Giờ đây ông được tự do, hay ít nhất đã được ra khỏi tù, và ủy hội chúng tôi đã cố hết sức vận động cho điều này. Nhưng ông đã chịu nhiều vất vả trong tù, và cả người thân cũng vậy. Chính phủ không thay đổi, họ vẫn duy trì cách nghĩ từ thời Chiến tranh Lạnh, khi mà anh không chịu nhượng bộ về tự do tôn giáo vì anh xem đó là thứ có hại cho xã hội trên bước đường tiến lên xã hội thế tục. BBC: Bà hy vọng gì từ chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam và từ việc ra điều trần của bà? Nina Shea: Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ nghiêm túc với những cam kết đã có trên giấy tờ. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ có những bước tôn trọng cam kết với quốc tế và cải thiện việc tôn trọng nhân quyền. Quan hệ Việt – Mỹ về lâu dài sẽ cải thiện nhờ điều này. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thực hiện một số khuyến nghị của ủy ban đưa ra theo điều luật tự do tôn giáo quốc tế. Trong đó, có việc chuyển một số tiền dành cho Viêṭ nam sang cho những người thuộc khu vực tư nhân thúc đẩy nhân quyền, hoặc từ chối visa cho những viên chức chịu trách nhiệm cho việc đàn áp nhân quyền. Cuộc họp báo của Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải tại Seattle đã phải chấm dứt sau khi bị tố cáo là người Nói Láo - LIAR !RFA, 19.06.2005 Cuộc họp báo Fairmont Olympic Hotel của Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải diễn ra vào lúc 12:30 trưa (giờ Seatle), chiều Chủ Nhật ngày 19-6, tức là 2:30 sáng ngày 20-6 tại Việt Nam. Cuộc họp báo diễn ra chỉ 3 tiếng rưỡi đồng hồ sau khi Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải và phái đoàn 200 người, trong đó có 81 doanh nhân, đặt chân lên thành phố Seattle của bang Washington, mở đầu chuyến viếng thăm lịch sử kéo dài 1 tuần lễ. Tuy nhiên, cuộc họp báo đầu tiên
của Thủ tướng cộng sản VN Phan Văn Khải tại Hoa Kỳ đã chấm dứt khi mới
trả lời chỉ có 4 câu hỏi. Và 2 câu hỏi sau cùng Khải bị cáo buộc là người
NÓI DỐI - LIAR. Ðến đây Phan Văn Khải tuyên bố kết thúc cuộc họp báo. Tường
thuật của phóng viên Josh Gerstein, báo New York Sun, nói buổi họp
báo kết thúc một cách kịch tính sau khi ông Huỳnh Quốc Bình,
một người Mỹ gốc Việt, đặt câu hỏi về cáo buộc đàn áp tôn
giáo ở Việt Nam. Báo New York Sun dẫn lời cảnh sát nói ông Bình đã thét lên 'dối trá' (liar) và bị an ninh tại khách sạn đưa ra ngoài. Trên một băng ghi âm cuộc họp báo, người ta nghe ông Bình nói: "Đừng chạm vào tôi. Đây là một nước tự do. Đây không phải là Việt Nam." Theo báo New York Sun, một phát ngôn nhân cảnh sát nói ông Bình đã tự nguyện rời khỏi khách sạn và không có việc bắt giữ. Đặt
chân đến Mỹ ngày hôm qua sau chuyến bay 16 tiếng, ông Phan Văn Khải
và phái đoàn Việt Nam đã đến thăm nhà máy của hãng Boeing. Dự
kiến vào sáng nay, giờ Seattle, sẽ có việc ký bản ghi nhớ hợp
tác giữa Bộ giáo dục đào tạo và Phòng thương mại Công nghiệp VN và tập
đoàn Microsoft. Buổi lễ được nói sẽ có sự chứng kiến của Thủ tướng
Phan Văn Khải và Chủ tịch tập đoàn Microsoft, Bill Gates. Ngoài cuộc
họp với tổng thống Bush, theo lịch trình, thủ tướng Việt Nam
cũng sẽ gặp Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld để thảo luận
quan hệ quân sự giữa hai nước, việc tìm kiếm người mất tích
và vấn đề bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam. (BBC) |
Làm
Sao Để Được Kính Trọng ? Ngô Nhân Dụng (NV) 23-6-2005 Ít khi vị tổng thống Mỹ tiếp quốc khách mà lại phải ghi rõ trong bản thông cáo chung rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đặt trên căn bản tương kính. Vì thông thường các quốc gia văn minh đều kính trọng nhau, ngay cả khi họ đang đánh nhau, hoặc coi nhau là thù nghịch. Khi người cầm quyền ở nước này đón tiếp người cầm đầu chính phủ nước khác, riêng hành động đó đã chứng tỏ một lòng kính trọng đối với quốc gia rồi. Nếu không thì chẳng thèm nhìn mặt nhau làm gì. Ông Bush hoặc ông Cheney đã từng gọi ông Hussein, chủ tịch Iraq, hoặc ông Kim Chính Nhất, xứ Bắc Hàn, bằng những tên không hay, như là độc tài, diệt chủng, côn đồ chẳng hạn. Khi đã nói nặng như vậy tức là không có vụ mời họ vào Tòa Bạch Ốc. Bản thông cáo chung của hai ông Phan Văn Khải và George W. Bush có điều lạ khi nói hai người xác nhận mối bang giao “đặt trên căn bản bình đẳng, tương kính,” vân vân. Riêng hai chữ “tương kính” được ghi đến hai lần. Người ngoài không hiểu những nhà ngoại giao của bên nào đã yêu cầu phải ghi hai chữ “tương kính” (mutual respect) vào đó. Tôi không nghĩ là người Mỹ đã đề nghị cái đó; vì nói thực, tôi có thành kiến với người Mỹ. Bọn nó tự cao ghê lắm, trong bụng lúc nào cũng nghĩ là được cả thế giới kính trọng rồi. Cho nên tự nhiên họ không cảm thấy phải đòi ai ghi lên giấy là kính trọng họ! Ông bà hàng xóm của tôi chẳng hạn, nghỉ hưu rồi, cuối tuần chỉ đi đánh golf ở Palm Spring, có ngôi nhà thứ hai của họ tại đó. Hỏi bao giờ ông bà tính đi du lịch thế giới, ông ta hỏi lại: Ði thăm nước Mỹ chưa hết, đi nước khác làm cái gì? Người dân những nước nhỏ thường muốn người ta phải tỏ ra biết kính trọng mình, điều đó chúng ta có thể thông cảm, vì chính mình vốn là dân nước nhỏ. Như tuần trước, báo chí Bắc Hàn viết rằng chính phủ họ rất hài lòng, sẵn sàng sẽ họp lại với mấy nước khác; lý do chính thức nêu lên là họ thấy ông Bush đã gọi ông Kim Chính Nhất là “Mít tơ Kim.” Cảm động đến như thế đấy! Người Nam Hàn lo ngại, lỡ đến lúc ông Bush gọi ông Kim là ngài (sir) nữa thì chắc ông Kim sẽ cho dân Bắc Hàn được tự do chạy xuống miền Nam tị nạn! Làm sao định cư được hàng chục triệu người đói rách! Báo chí và các đài ở Việt Nam đều loan tin rầm rộ về chuyến đi của ông thủ tướng. Riêng điều đó là ông Phan Văn Khải thành công. Ông mang về được hai chữ “tương kính,” kèm theo lời hứa của ông Bush ủng hộ Việt Nam vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO). Các báo đài trong nước còn nói là tất cả các báo ở Mỹ đều hồ hởi loan tin về cuộc viếng thăm của ông Phan Văn Khải. Nhưng quý bạn đồng nghiệp của chúng tôi ở trong nước không nói rõ chi tiết. Nhiều tờ báo ở Mỹ không hề loan tin; những báo có loan tin thì chỉ đăng mấy dòng ở trang trong. Có tờ như Nhật Báo Wall Street chỉ dành cho vị thủ tướng Việt Nam được 4 dòng tin tóm tắt, ngày ông tới bắt tay ông Bush. Hồi đầu tháng, tờ báo này loan tin ông Peter Rodman, phụ tá bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, họ dùng tới hơn 80 dòng chữ, nhưng cũng ở trang 13. Trong ngày ông Phan Văn Khải đến Tòa Bạch Ốc, đài phát thanh NPR chuyên về tin tức, bình luận, có bản tường trình của một phóng viên đang ở Hà Nội gọi về. Anh ta tường thuật là dân chúng Việt Nam rất chú ý đến chuyến công du của ông thủ tướng, ai cũng vui vẻ đặt nhiều kỳ vọng vào biến cố này. Anh cũng nói báo, đài ở Việt Nam coi đó là tin lớn nhất, ngày nào cũng nói tới. Người ngồi ở đài hỏi phóng viên rằng thế báo chí ở Việt Nam có tự do không. Anh phóng viên nói thẳng là không, tất cả do chính phủ kiểm soát. Và anh nói thêm, chính phủ muốn dân biết cái gì thì dân được biết cái đó. Một đoạn tin ngắn nhưng nói được thực chất của tình trạng nước Việt Nam. Không một lời phê bình, nhưng cũng thấy là người ta không kính trọng một chế độ kiểm soát tất cả báo chí. Cũng trong thời gian đó, đài NPR dành rất nhiều giờ cho cuộc bầu cử ở Iran. Họ phân tích khuynh hướng của các ứng cử viên và các cuộc vận động, liên minh. Họ kể có những cuộc biểu tình của sinh viên chống các ứng cử viên bảo thủ của nhóm giáo sĩ đang nắm quyền, cùng với lời bình luận của các tờ báo lớn. Tin bầu cử ở Iran kéo dài suốt nhiều ngày trên đài này, hôm nay Thứ Sáu dân Iran đi bỏ phiếu vòng nhì, người Mỹ còn theo dõi kỹ hơn nữa. Dân Mỹ kính trong dân tộc Iran, mặc dù chính phủ Mỹ coi chính phủ Iran là thù nghịch, luôn miệng chửi rủa - một cách rất thiên lệch! Kể ra, một dân tộc muốn được người nước ngoài kính trọng cũng không khó. Chỉ cần tỏ ra là mình đáng được kính trọng. Cuộc hành trình của ông Phan Văn Khải được sắp xếp cho thấy ông tới Mỹ, ngoài tính cách tượng trưng kỷ niệm 10 năm giao thiệp bình thường, chủ yếu là vì chuyện cải tổ kinh tế (thăm Thị Trường Chứng Khoán New York), và nhấn mạnh đến giáo dục cao cấp (thăm Boston, có hai trường đại học Havard và MIT). Ông đã gây ra được đúng các ấn tượng đó. Nhưng ông Phan Văn Khải cũng vô tình làm cho người Mỹ thấy rằng làm ăn với chính phủ ông rất khó, và chính ông cần học hỏi nhiều điều. Ðó là những ấn tượng gây ra do cuộc họp báo bỏ nửa chừng của ông Khải khi mới đặt chân tới nước Mỹ. Ðiều ông cần học hỏi là cách cư xử khi gặp nghịch cảnh, và đặc biệt là cần biết kính trọng những người dân bình thường. Hành động ngưng cuộc họp báo sau khi bị la lối chứng tỏ ông Phan Văn Khải là người nóng. Nhưng cũng cho thấy là ông không có thói quen đối đầu với những người dân bình thường bất đồng ý kiến với mình. Năm ngoái chúng ta đã chứng kiến hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đi tới nhiều nơi bị người ta đả đảo. Ông Bush cũng như ông Kerry tỉnh bơ, cứ thế tiếp tục nói chuyện với những người ủng hộ họ. Những lãnh tụ cộng sản không có thói quen đó, mà không phải là lỗi cá nhân họ. Họ được đào tạo trong môi trường như vậy. Nghe ai lớn tiếng phản đối mình là họ không chịu nổi, vì xưa nay họ đi tới đâu cũng chỉ nghe hoan hô thôi. Có người mới viết khen ngợi bà Angela Merkel, một nhà chính trị đang lên ở Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Bà có thể lên tới chức thủ tướng Ðức nếu đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) đánh bại đảng Dân Chủ Xã Hội của Thủ Tướng Gerhard Schroder trong cuộc bầu cử Tháng Chín này. Nếu đắc cử, bà sẽ là vị thủ tướng Ðức trẻ nhất từ sau đại chiến, và vị nữ thủ tướng đầu tiên. Bà Merkel 51 tuổi, rất đáng chú ý: Bà lớn lên ở Ðông Ðức cho tới năm 36 tuổi nhưng lại được một đảng đã cầm quyền lâu nhất ở Tây Ðức chọn làm lãnh tụ (xưa nay họ chỉ chọn đàn ông vào địa vị đó thôi). Bà lại có nhiều đức tính cần thiết của một người có thể chơi trò chính trị trong một hệ thống dân chủ, bầu cử tự do, là tính lỳ. Một chứng cớ mà ông Andre Minuth kể trên Nhật Báo Wall Street cho thấy bà Merkel biết cách đối phó với “những trò ba hoa ngốc nghếch” (lời ông Minuth) là: Trong thời gian theo học để lấy bằng tiến sĩ vật lý, bà bắt buộc phải theo những lớp giáo lý cộng sản. Năm đầu học chủ nghĩa Mác Lê-nin; năm thứ hai học triết học và kinh tế học xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; năm sau cùng học Chủ Nghĩa Cộng Sản Khoa Học - cái tên nghe đã thấy nghịch lý, ông Minuth phải yêu cầu độc giả “đừng cười.” Phải học các môn đó suốt ba năm mà không cười cũng không mếu! Con người đởm lược như vậy thì còn sợ gì những chướng ngại trong một mùa tranh cử, trong đó ai cũng có quyền chỉ trích, xỉ vả mình? Ông Phan Văn Khải cũng từng du học ở Liên Bang Xô Viết (hồi chế độ Xô Viết còn tại thế) và chắc cũng phải học qua các môn giáo lý trên. Nhưng coi bộ ông thua bà Merkel. Vì hôm họp báo ở Seattle, tiểu bang Washington, mới nghe mấy câu hô đả đảo mà ông đã nổi nóng. Trước bao ống kính truyền hình của báo chí Việt-Mỹ và thế giới, ông thủ tướng không giữ được bình tĩnh, mở miệng đòi đuổi một người ra khỏi phòng họp, “Ðuổi nó ra ngoài!” Rồi ông phủi áo đứng dậy, dỗi luôn, không thèm nói chuyện với ai nữa! Nhiều người ngạc nhiên sao có một nhà chính trị làm đến chức thủ tướng mà còn nóng nảy như thế. Ở một quốc gia có tự do dân chủ, người ta không kính trọng những chính trị gia như thế. Ðiểm khác biệt khiến ông Khải thua bà Merkel là kinh nghiệm chính trường. Bà Angela Merkel đã từng đi vận động dân Ðông Ðức đòi đổi mới, ngay trong thời cộng sản cai trị. Khi nước Ðức thống nhất, bà đắc cử vào quốc hội liên bang năm 1991 và được mời làm bộ trưởng mấy bộ nhỏ trong chính phủ Helmut Kohl, đến năm 1994 đã leo lên làm tổng thư ký đảng CDU. Bà chắc được dân Ðức kính trọng, mà người ngoại quốc cũng kính trọng, mặc dù tính tình bà bị coi là lạnh lùng, không có tài hùng biện khi ra trước công chúng. Ở những nước tự do, dân chủ, các nhà chính trị bắt buộc phải ra trước công chúng. Nhờ lá phiếu của dân chúng họ mới leo lên được những địa vị như bộ trưởng, thủ tướng. Ở các nước cộng sản thì khác. Ðọc hồi ký của ông Ðoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành ủy Hải Phòng, từng làm bộ trưởng và phó thủ tướng cho các ông Phạm Văn Ðồng, Phạm Hùng, chúng ta thấy nhiều lần ông Thành được cử lên giữ chức mà không biết trước. Ðến dự họp, nghe ông Ðỗ Mười gọi mình là phó thủ tướng, mới biết mình được thăng chức! Nhiều khi được hỏi ý kiến (ông Lê Duẩn đã ngỏ ý ông Thành có thể làm tổng bí thư, trong khi chờ đợi có thể làm thủ tướng) thì người đảng viên trung thành chỉ nói: “Tùy các anh ở trên quyết định.” Ông Thành cũng kể những lần nghe các ông Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh hỏi ý kiến về những họ người họ muốn chọn kế vị. Tất cả là do một nhóm chọn lựa lẫn nhau, ai mạnh cánh thì thắng. Ông Ðỗ Mười chủ mưu xúi giục đàn em của ông Thành vu cáo ông nhiều chuyện xấu, chính ông Thành khẳng định. Chắc cũng chỉ vì coi ông là một đối thủ tranh các chức vụ với mình. Ở các nước cộng sản, những lãnh tụ khi leo lên đến Trung Ương Ðảng hay Bộ Chính Trị thường cũng là nhờ vận động ở hậu trường. Họ không có dịp vận đồng với dân chúng. Khi ra trước công chúng thì tất cả bài bản đã được đạo diễn, vỗ tay cũng theo đúng nhịp. Ai được vỗ tay nhiều, vỗ tay ít, đều có cô-ta, theo tiêu chuẩn khẩu phần tem phiếu ấn định trước hết. Vì thế ông Phan Văn Khải đã ngưng cuộc họp báo nửa chừng, khiến người làm báo ở Mỹ ngạc nhiên. May một điều là báo chí và dư luận họ không coi cuộc viếng thăm của ông là quan trọng, cho nên sự kiện này không ai chú ý tới. Hiện tượng ông thủ tướng chính phủ Việt Nam cắm cúi đọc bài phát biểu viết sẵn, nghe giọng đọc chán đời như giọng đọc điếu văn, cũng không bị người Mỹ để ý. Chỉ có mấy độc giả báo Người Việt viết thư tỏ ý xấu hổ, hỏi tại sao ông Khải không thể học thuộc lòng để giả bộ nói như ứng khẩu? Ðộc giả này còn hỏi hay là ông ta sợ không dám ứng khẩu vì không nói dám sai một chữ nào trong bài diễn văn đã được kiểm duyệt trước? Ông Phan Văn Khải
đã xong việc ở Mỹ, lên đường qua Canada. Ở đây chắc người Việt tị nạn
cũng sẽ đón ông như ở Washington D.C., với những lời kêu gọi thực thi
nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng chắc chắn ông Khải sẽ không đến đặt vòng
hoa tại đài kỷ niệm thuyền nhân tị nạn, ngay ở thủ đô Ottawa! Vì người
tị nạn sẽ hỏi tại sao chính phủ ông lại yêu cầu các nước Indonesia và
Mã Lai Á phá các bia tưởng niệm những thuyền nhân tử nạn trên các đảo
Galang và Bidong? Những người quá cố sống không nổi với chế độ của các
ông, họ sợ các ông quá đến nỗi liều chết vượt biển. Họ đã bị dập vùi
trong sóng biển lênh đênh, sao các ông còn đuổi theo họ, mang lòng oán
hận, ganh ghét, đòi phá cả mộ bia của người ta? Một dân tộc văn minh
ai nỡ trả thù những người đã chết một cách vô lương tâm như thế? Nếu
một chính phủ mà làm như vậy thì có đáng được người dân kính trọng hay
không? Thủ Tướng Phan văn
Khải đã gặp các nhà lãnh đạo Quốc Hội hôm thứ ba, một ngày sau khi diễn
ra các cuộc hội đàm lịch sử với Tổng Thống George W. Bush, tiến thêm
một bước mới trong việc xóa bỏ hận thù, 30 năm sau khi chiến tranh kết
thúc. Nhưng nghị sĩ Sam Brownback của đảng Cộng Hòa nằm trong số các nhà lập pháp nói rằng phải liên kết chặt chẽ quan hệ thương mại song phương mở rộng với tiến bộ của Hà Nội trong việc tôn trọng các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam. Nghị sĩ Brownback nói với hãng tin AFP rằng đó là những vấn đề nghiêm trọng. Ông tỏ ý hy vọng Tòa Bạch Ốc sẽ dành cho vấn đề nhân quyền một phần lớn hơn trong các cuộc thảo luận giữa hai bên. Trong khi đó, những người chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam tại Hạ viện Quốc Hội Mỹ dự định đệ trình một dự luật trong tuần này yêu cầu Việt Nam thực hiện nhiều quyền tự do chính trị và tôn giáo hơn. Dự luật đề nghị chính phủ Bush hạn chế viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam nếu Việt Nam không thỏa mãn các điều khoản cụ thể về nhân quyền. Dự luật cũng dành ngân khoản tài trợ cho công tác chống việc Hà Nội phá sóng của đài Á Châu Tự Do và tài trợ cho các tổ chức thăng tiến nhân quyền và thay đổi dân chủ tại Việt Nam. Hạ viện đã thông qua một dự luật tương tự vào năm 2001 và 2004, nhưng không được thượng viện chấp thuận. Các nhà làm luật nói rằng họ rất thất vọng trước sự kiện vấn đề nhân quyền dành được quá ít sự chú ý trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Bush và ông Khải. Họ tái khẳng định các mối quan ngại này trong một cuộc điều trần tại Hạ Viện trong tuần này về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Dân biểu Ed Royce nêu nhận xét là tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam trì trệ nếu không nói là đi giật lùi. Ông nhấn mạnh đến việc các cơ quan truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ tại Việt Nam, nơi mà ngay cả tin tức về các cuộc biểu tình chống chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Khải cũng bị cấm phổ biến. Phan
Văn Khải Thất Bại tại Hoa Kỳ Cuộc viếng thăm nói trên đã được tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn, tháp tùng trong chuyến đi với Khải từ Việt Nam, đặt câu hỏi cò mồi mở đầu cho cuộc họp báo của Khải với báo chí Hoa Kỳ vào trưa ngày 19 tháng 6, tại khách sạn Fairmont Olympic, thành phố Seattle. Nguyển Tuấn Anh hỏi rằng: 'vì sao Thủ tướng chọn điểm đi thăm đầu tiên là nhà của một gia đình Việt Kiều?' Phan Văn Khải đã trả lời rằng: 'Chúng tôi muốn thăm một gia đình đang sinh sống ở nước ngoài để mong gửi đến đồng bào Việt Nam nước ngoài một điều: Nhà nước Việt Nam luôn coi đồng bào VN ở nưóc ngoài nói chung và đồng vào VN định cư ở Hoa Kỳ nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam. Liền sau câu trả lời này, phóng viên đài truyền hình KOMO (thuộc hệ thống ABC tại Seattle) hỏi rằng: "Ông nói như vậy nhưng bên ngoài người Việt lại đang biểu tình chống đối, ông nghĩ gì khi chuyến thăm lần này có thể sẽ bị nhiều cuộc biểu tình phản đối?" Phan Văn Khải trả lời rằng "Những điều tôi nói vừa qua là tôi nói cho người Việt tại Mỹ, trong chiến tranh có người đi bên này, đi bên kia; những người VN định cư ở nước ngoài có mặc cảm nhưng những ai đã về VN đều có nhận thức thay đổi so với nhận thức của họ trước đây..." Câu trả lời của Khải hoàn toàn không đi vào chủ điểm muốn hỏi của phóng viên đài KOMO mà chỉ là để nói lấy có, vì thế mà ông Huỳnh Quốc Bình, đại diện Vietnam News Network đã cắt ngang phần trả lời của Khải bằng những câu hỏi liên quan đến vấn đề đàn áp nhân quyền, khống chế tự do tín ngưỡng, giam cầm mục sư Nguyễn Hồng Quang.... tại Việt Nam. Do bị hỏi bất ngờ, ông Phan Văn Khải đã lúng túng trả
lời theo kiểu 'cả vú lấp miệng em' nên đã bị Mục sư Huỳnh Quốc Bình
đứng dậy chỉ tay vào mặt ông Khải nói rằng "You are
liar" (ông là đồ nói dối). Sự thất bại nói trên đã trở thành nỗi ám ảnh của Khải và cả phái đoàn CSVN trong các ngày viếng thăm kế tiếp tại Hoa Thịnh Đốn, Nữu Ước, Boston... Riêng sáng ngày 21 tháng 6, trong khi Tổng thống Bush nói chyện với Phan Văn Khải trong Tòa Bạch -c, thì ngay sát bên ngoài, gần một ngàn đồng bào Việt Nam đến từ các nơi đã biểu tình đòi tự giải thể đảng CSVN và tố cáo các hành động vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Lúc 3 giờ chiều cùng ngày, trong buổi hội thảo về mậu dịch Việt Mỹ, tại khách sạn Mayflower, Hoa Thịnh Đốn, một nữ sinh viên Việt Nam, đã đứng lên đặt vấn đề về mua bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam với phó thủ tướng CSVN Vũ Khoan, khiến cho phái đoàn CSVN lúng túng đối phó và đã phải nhờ nhân viên an ninh mời người nữ sinh viên rời phòng họp. Tối cùng ngày, trong dạ tiệc mừng phái đoàn Khải cũng tại khách sạn Mayflower, một cựu chiến binh Hoa Kỳ đã đổ một ly rượu lên người của Khải để biểu hiện một sự khinh bỉ đối với tập đoàn cai trị độc tài và gian ác tại Việt Nam, trong sự ngỡ ngàng của gần 600 quan khách. Trong khi đó, hầu hết những bản tin loan tải về chuyến đi của Khải của báo chí Hoa Kỳ và quốc tế đều đề cập đến các cuộc biểu tình cũng như những phát biểu rất thuận lợi cho các nỗ lực đấu tranh của người Việt Nam. Nói cách khác, ngoài những loan tải các quan hệ mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam, đa số nội dung của các bản tin quốc tế, dư luận đều phản ảnh tình trạng vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Từ một số sự kiện này, chúng ta thấy là tuy chuyến đi Hoa Kỳ của Khải có thể giúp cho Hà Nội tăng cường lãnh vực kinh tế, đầu tư; nhưng lại thất bại trong mặt trận tranh thủ nhân tâm và dư luận. Sự thất bại này đến từ hai lý do: Thứ nhất là những đánh giá của các cán bộ CSVN tại hải ngoại đối với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và tại hải ngoại nói chung quá chủ quan và hời hợt nên đã dẫn đến sự thất bại của Khải ngay trong cuộc họp báo đầu tiên tại Seattle. Sự thất bại ở Seattle sẽ mãi mãi là nỗi ám ảnh của Khải và của cán bộ CSVN mỗi khi dự tính mở các cuộc họp báo trong tương lai. Sự thất bại ở Seattle còn là bài học cho CSVN rằng họ có thể tự tung tự tác ở Việt Nam nhưng sẽ không thể tạo sự hiện diện bình thuờng ở bất cứ đâu, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, khi mà đa số không chấp nhận đảng CSVN là đại diện cai trị tại Việt Nam. Thứ hai là những chủ quan của Khải và thành phần lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam khi tung ra khẩu hiệu 'quên quá khứ để nhìn về tương lai'. Chính vì bám vào khẩu hiệu nên các nhân vật lãnh đạo Hà Nội đã sống trong mơ và suy nghĩ rằng người Việt hải ngoại chống đối là do ngộ nhận và mặc cảm quá khứ. Thật ra, người Việt hải ngoại và cả những người đấu tranh ở trong nước không chống cộng vì quá khứ mà chính là vì những cai trị độc tài và gian ác hiện tại của đảng CSVN đã che khuất hướng tiến về tương lai của dân tộc Việt Nam. Ông Khải và các nhà lãnh đạo đảng CSVN nên nhìn đến thực tế hiện nay, để thấy rằng người dân đứng lên chống đối không nhằm khôi phục lại những gì đã mất của quá khứ mà chỉ là để lật đổ những chướng ngại độc tài hiện nay hầu kiến tạo một đất nước thật sự tự do, dân chủ và độc lập bởi chính người Việt Nam. Nói tóm lại, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Phan Văn Khải trên một ý nghĩa nào đó, đã xác định lập trường kiên quyết đấu tranh chấm dứt ách độc tài Việt cộng của tập thể người Việt tỵ nạn qua các cuộc biểu tình phản đối ở khắp mọi nơi, và được các tờ báo, thông tấn quốc tế loan tải mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Lý Thái
Hùng |