545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: (408) 998-0508

Fax: (408) 993-0527

Email:

saigonusanews
@yahoo.com


 

 

B Ì N H   L U Ậ N

KẺ SĨ XƯA và NAY
LÃO MÓC

Buổi ra mắt sách “Việt Nam 1045-1995” của giáo sư Lê Xuân Khoa vào lúc 9giờ 30 ngày 23 tháng 10 năm 2004 tại Le Petit Trianon quả là một buổi ra mắt sách tạo nhiều “ấn tượng” (nói theo cách nói của Việt Cộng).
Theo ký giả Du Phong của bán tuần báo Sàigòn USA, thì “Chương trình buổi ra mắt vẫn tiếp tục trước một số cử tạo trên dưới ba mươi người, gồm cả tác giả và ban tổ chức. Hí viện Le Petit Trianon hôm ấy hình như rộng hơn mọi ngày.” (tuần báo Sàigòn USA số 709 -26-10-04). Theo ký giả Thư Sinh của tuần báo Tin Việt News, thì “Trong suốt 25 năm qua, tôi chưa từng thấy một buổi ra mắt sách nào quá lèo tèo như vậy.” (TVN số 463, Thứ Năm 28-10-04). Theo ký giả Lâm văn Sang của tuần báo Việt Mercury, thì “Hội trường với số khách tham dự không đến 40 cho tổng số 600 ghế là một khoảng trống quá lớn.” (VM số 301, 29-10-04).

Theo ký giả Thư Sinh, thì “Nhờ ít người, nên buổi ra mắt sách đỡ gặp rắc rối to, khi một cậu mặt còn non choẹt lên diễn đàn tuyên bố… hổng chào cờ. Gặp phản ứng từ phía cử tọa, cậu càng ăn nói bậy bạ, và có những cử chỉ không trí thức chút nào. Tôi không hiểu hai chữ “trí thức” cậu nói đến, mang nghĩa gì. Nếu “trí thức” được hiểu như những người có bằng cấp cao, nhưng lại không “tri thức” để nhận ra nguồn gốc của mình – thì loại trí thức ấy chỉ là phường trôi sông lạc chợ. Tôi nghĩ, giáo sư Lê Xuân Khoa bị kẹt giữa hai lằn đạn.” (TVN số báo đã dẫn).

Chuyện “kẹt giữa hai lằn đạn” mà ông ký giả Thư Sinh nói đến là chuyện buổi ra mắt sách không có chào cờ và hát Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa.

Theo ký gỉa Du Phong, “Trả lời trước sự bất bình của cả hai ông Nguyễn Tái Đàm, Chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali và ông Hồ Văn Khởi, Chủ tịch Hội Đồng đại diện Người Việt Bắc Cali, giáo sư Lê Xuân Khoa phân trần: “Tôi thực sự không rõ quyết định không chào cờ của ban tổ chức. Với tôi lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là hình tượng mà tôi vẫn tôn kính, ôm ấp trong tim. Tôi đã mang theo từ trong nước ra đây, cho mãi đến bây giờ. Tôi vẫn tin tưởng, tôn kính lá cờ đó là biểu tượng của dân tộc Việt. Cho đến bao giờ lá cờ đỏ sao vàng bị toàn dân vứt bỏ, và nếu toàn dân quyết định chọn lá cờ khác thì lúc bấy giờ lá cờ Vàng mới bị thay thế được.” (SUSA số báo đã dẫn). Tường thuật về chuyện giáo sư Lê Xuân Khoa phát biểu về lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của tuần báo Sàigòn USA so với tường thuật của tuần báo Việt Mercury có phần khác biệt. Theo tuần báo Việt Mercury, thì “Giáo sư Lê Xuân Khoa dùng dịp này để nói lên quan điểm của ông trước hết về chuyện lá cờ VNCH tuy “không còn là lá cờ của nước Việt Nam nhưng vẫn còn là lá cờ của người Việt tỵ nạn.” Và “trong một buổi họp thế này có hay không [lá cờ] thì cũng thế thôi.” Ông cho biết trong hai buổi ra mắt sách của ông ở Houston (báo Ngày Nay tổ chức) và ở Nam California (báo Người Việt) đều không có chào cờ. “Tôi thông cảm chuyện anh Cao Sơn nói “và “Tôi tôn trọng sự rút lui của anh.” (VM số báo đã dẫn).

Đối chiếu tường thuật của hai tờ báo Sàigòn USA và tờ Việt Mercury, nhiều người cho rằng ông giáo sư Lê Xuân Khoa thiếu sự liêm khiết trí năng! Bị chất vấn về việc không treo cờ, hát quốc ca và mặc niệm, ông ta đỗ lỗi cho ban tổ chức là cơ sở Pacific Links Foundation, trong khi chính ông ta ký tên trong thiệp mời đăng tải trên các báo. Theo ký giả Cao Sơn, thì “Tôi không đòi hỏi ban tổ chức phải chào cờ, tôi chỉ yêu cầu ban tổ chức giải thích về sự bội tín với tôi. Cách nay vài hôm người của ban tổ chức nhờ tôi tìm điạ điểm, tôi bằng lòng giúp. Ban tổ chức đã giao ước là có phần chào cờ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm trong phần nghi thức khai mạc. Ban tổ chức đã nhờ tôi cung cấp hai lá cờ nói trên và hai dĩa thu hai bản quốc ca Hoa Kỳ và Việt nam Cộng hòa. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ, vậy tại sao lại hủy bỏ việc chào cờ vào phút chót?” (SUSA sbđd). Nhiều người thắc mắc vì sao một người tự xưng mình là “có Tài và có cái Tâm rất lớn với đất nước Việt Nam”, người đã tuyên bố “lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là hình tượng tôi vẫn tôn kính, ôm ấp. Tôi đã mang theo từ trong nước ra đây, cho mãi đến bây giờ”, trong buổi ra mắt sách của chính ông ta, người của ban tổ chức hủy bỏ việc chào lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mặc dù ông ký giả Cao Sơn đã mang tới tận hội trường theo lời yêu cầu trước đó của ban tổ chức mà ông ta đã không có ý kiến gì. Khi đọc bài tường thuật của tuần báo Việt Mercury, mọi người mới vỡ lẽ vì sao buổi ra mắt sách của ông giáo sư Lê Xuân Khoa ở hí viện Le Petit Trianon, ban tổ chức đã hủy bỏ việc chào cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát quốc ca. Ông giáo sư Lê Xuân Khoa qua những lời giải thích cho qua chuyện với ông Nguyễn Tái Đàm, Chủ Tịch Ban Đại diện Cộng đồng Việt Nam Bắc California khi ông này chất vấn ông Lê Xuân Khoa về chuyện buổi ra mắt sách hủy bỏ việc chào cờ, đổ lỗi cho những người của tổ chức Pacific Link Foundation và những lời phát biểu sau đó trong buổi ra mắt sách của ông ta chứng tỏ ông ta là người không có chút liêm khiết trí năng!

Chuyện ông giáo sư Lê Xuân Khoa “khoe” là các buổi ra mắt sách của ông ở Houston, Nam California đều không có chào cờ không làm ai ngạc nhiên. Tờ báo tổ chức cho ông giáo sư Lê Xuân Khoa ra mắt ở Houston là báo Ngày Nay là tờ báo đã khua chiêng, gióng trống đăng tải bài viết kêu gọi xóa bỏ hận thù hòa hợp hòa giải của ông giáo sư Lê Xuân Khoa với những hàng chữ in đậm: “Gần ba mươi năm sau cuộc nội chiến, thái độ tự hào của kẻ chiến thắng cũng như niềm thù hận của kẻ chiến bại đều không còn lý do nuôi dưỡng.” Tờ Ngày Nay cũng là tờ báo có ông chủ nhiệm sáng lập là ông Nguyễn Ngọc Linh mà nhiều người rất ứa gan khi nghe ông này trước ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đã lên đài phát thanh kêu gọi người Mỹ gốc Việt hãy bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống John Kerry mà có người mỉa mai gọi ông Thượng nghị sĩ này là “Người bạn của Hà Nội trong Thuợng viện Hoa Kỳ”. Ông này cũng là người đã lên tiếng bênh vực ông Vũ Bình Nghi khi tờ Thời Báo bị đồng bào Bắc California biểu tình phản đối vì đã đăng tải bài phỏng vấn tên Tổng lãnh sự VC Nguyễn Xuân Phong để tên này mạt sát đồng bào tỵ nạn và anh em HO. Và không ai lạ gì tờ Người Việt tổ chức ra mắt sách cho ông giáo sư Lê Xuân Khoa cũng không có chào Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát quốc ca vì người điều hợp chương trình là ông nhà văn Hoàng Khởi Phong, người đã đi xách va-ly và mời Trần Văn Thủy, một cán bộ cao cấp của VC về nhà cơm bưng, nước rót để tên này viết quyển “Nếu Đi Hết Biển” để mấy ông bà “nhà văn, nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính (Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Cao Xuân Huy…)” cao giọng dạy dỗ người tỵ nạn Việt Nam về tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc, đồng thời dùng những lời lẽ nặng nề với những người không chịu cùng đường hôn đít bạo quyền của mấy ông, bà này. Tưởng cũng nên biết, ông nhà văn Hoàng Khởi Phong, một trong những “nhà văn lớn, nhà tư tưởng sâu sắc” của Kevin Bower đã từng tuyên bố như sau: “Hiện nay trước sau có tới hơn hai triệu người Việt cả chống Cộng sản cũng như Cộng sản, miền Nam cũng như miền Bắc chạy trốn tổ quốc của mình, lưu vong trên khắp thế giới vì chính kiến, vì kinh tế.”

* * * * *

Trong quyển “Việt Nam 1945-1995”, ông giáo sư Lê Xuân Khoa có vẽ đường cho cọp Việt Cộng chạy bằng cách kêu gọi hoà hợp hòa giải, xóa bỏ hận thù như sau:

“Chính phủ Việt Nam ngaỳ nay, nếu thật tình muốn hòa giải với 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài mà đa số đã trở thành công dân của quốc gia định cư, trước hết phải hòa giải với những nạn nhân của cuộc chiến ở miền Nam, càng cần hòa giải hơn nữa khi đất nước đang ở khúc ngoặt lịch sử quan trọng trong những tương quan quốc tế mới đòi hỏi sự đóng góp của mọi nguồn nhân lực và tài lực ở trong và ngoài nước. Mục đích chỉ có thể đạt được khi mọi người đều nhìn nhận rằng, trong cuộc chiến tranh quốc gia cộng sản, các chiến sĩ hai bên đều chiến đấu vì lòng yêu nước, nhưng cũng bị biến thành công cụ của những thế lực quốc tế. Vì vậy mọi người cần phải rút ra được bài học của quá khứ, thẳng thắn nhìn nhận các sai lầm và dẹp bỏ hận thù để cùng nhau đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng tụt hậu và trở thành một quốc gia giàu mạnh,dân chủ và tiến bộ,” (VN 1945-1995, tr.483).

“Cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đã từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đã đông đá trong đấu óc của họ… Tôi cảm thông tâm trạng của những con người còn duy trì những chủ trương cứng rắn đó, nhưng con đường cứu nước của họ chỉ là một thứ đường mòn vô dụng không đem lại một lợi ích nào cho dân tộc nếu không muốn nói là lại còn làm cản trở bước tiến của dân tộc. Tôi thường nghe rất nhiều lần người ta nhân danh quyền lợi của trên 80 triệu đồng bào ở trong nước để phát động những cuộc đấu tranh theo kiểu như trên, nhưng hầu như họ chẳng hiểu gì về tâm tư hay nguyện vọng đồng bào ở quê nhà. Ổn định và phát triển (do Lão Móc gạch đít), theo tôi nghĩ, đó là khuynh hướng chung của thành phần đa số của dân tộc trong hoàn cảnh hiện tại… Sau bao nhiêu năm tang thương của cuộc chiến, với chất ngất hận thù giữa bên này và bên kia, theo tôi nghĩ, con đường hòa hợp hòa giải dân tộc là sinh lộ duy nhất để đem quê hương ra khỏi tình trạng mất tự do dân chủ, nghèo nàn chậm tiến và tràn lan tệ tham nhũng và bất công như hiện nay.”


Xem ra tiếng kèn hòa giải hòa hợp, xóa bỏ hận thù của ông nhà văn Nhật Tiến cũng đâu có khác gì tiếng loa hoà hợp hòa giải, hận thù xóa bỏ của ông giáo sư Lê Xuân Khoa.

Tiếng kèn, tiếng loa của hai ông lại cất lên từ hải ngoại cùng lúc hòa nhịp với những hồi trống lệnh của nghị quyết 36 do Đảng Việt Cộng gióng lên từ trong nước.

* * * * *

Victor Hugo chống đối Đệ nhị Đế chế, oán ghét chế độ Napoléon III, nênsau cuộc đảo chính ngày 02-12-1851, nhà thơ nhà văn lớn sống lưu vong ở Bruxelles, rồi trên hai hòn đảo Jersey và Guernesey thuộc Anh từ tháng 12 năm 1851 đến tháng 09-1870. Nhiều bạn bè thân quyến ngỏ ý mời ông về lnước Pháp sau khi Napoléon III ân xá, nhưng Victor Hugo từ chối sự ân xá này và dõng dạc tuyên bố: “Quand la liberté rentrera, je rentrerai.” (Khi tự do trở về thì tôi sẽ trở về).

Thomas Mann, giải Nobel Văn chương 1929, chống phát xít quốc xã nên bỏ sang nước Hoa Kỳ năm 1933. Năm 1936, từ bỏ quốc tịch Đức (Ausbergerung), bị Viện trưởng Viện Đại học Bonn thu hồi học vị Tiến Sĩ danh dự. Trong khuôn khổ các hoạt động dấn thân rất đa dạng ở ngoại quốc, Thomas Mann lên tiếng hàng tuần trên đài BBC trong chương trình Deutsche Horer Thính giả Đức). Ngày 27-06-1943, nói về vụ bạo quyền quốc xã hành quyết hai sinh viên Sophie và Hans Scholl: “Brav, herrliche junge Leute! Ihr soll nicht vergessen sein.” (Các bạn trẻ can đảm và oanh liệt! Các bạn không thể bị chết vô ích, các bạn không thể bị lãng quên). Suốt thời gian quốc xã cầm quyền, Thomas Mann cũng cương quyết không trở về cố hương. Nhà văn tiếp tục sống lưu vong ở Thụy Sĩ cho đến chết năm 1955 tại Zurich, mặc dù năm 1949 và năm 1955, có trở lại cả Tây Đức lẫn Đông Đức để dự lễ kỷ niệm hai đại văn hào Goethe và Schiller. Lý do không qui hương được Thomas Mann nêu ra là nước Đức chưa có tự do, vì còn bị quân lực Đồng Minh và Liên Xô chiếm đóng.

Stefan Geoerge cũng rời bỏ nước Đức của chế độ quốc xã và sống lưu vong ở Thụy Sĩ, khi chết năm 1933 viết di chúc dặn không được mang thi hài mình về chôn trên đất Đức chưa có tự do.

Võ Trường Toản lúc mất được an táng ở Hoà Hưng (Sàigòn), nhưng đến năm Đinh Mão, ngày 28 tháng 3, khi ba tỉnh miền Đông rơi vào tay Pháp thì sĩ phu lục tỉnh cải táng mộ thầy và dời linh cửu về đặt ở làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Chủ xướng việc đưa hài cốt Võ Phu tử đi tị địa là do Kinh lược sứ Phan Thanh Giản hợp cùng Đốc học Vĩnh Long Nguyễn Thông, Hiệp Trấn An Giang Phạm Hữu Chánh.
Những nhân vật lịch sử vừa kể, kẻ sống có, kẻ sắp chết có, kẻ chết chôn dưới mồ rồi có, đều ý thức thế đứng của mình, đều hành xử đúng với tư cách chối bỏ bạo quyền đang tạm thời ngự trị quê hướng. Tuy ly hương nhưng họ không qui hương, chừng nào quê hương chưa có tự do. Thái độ họ đĩnh đạc, quân tử. Họ chịu thiệt thòi nặng nề về tình cảm nhưng họ được trả giá bằng niềm vui của lương tâm an bình (*).

Ngày nay, ông nhà văn Nhật Tiến cũng là nhà văn đã từng đoạt giải thưởng Văn chương của chế độ miền Nam, đem sách “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” về Việt Nam để xum xoe, bợ đỡ bạo quyền, để được in sách xuất bản ở trong nước, ra hải ngoại lớn tiếng kêu gọi người Việt hải ngoại hoà giải hòa hợp xóa bỏ hận thù với Việt Cộng, thoá mạ những người không đồng quan điểm với mình là “những cái đầu đông đá.” Ông giáo sư Lê Xuân Khoa, nghe nói trong chương trình Cưỡng bách Hồi Hương Người Tỵ Nạn về Việt Nam, hiện ông ta là chủ nhân của một số hồ nuôi tôm xuất khẩu ở trong nước, ở hải ngoại, ông viết sách kêu gào xoá bỏ hận thù, ông “khoe” là ông ôm ấp lá cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam trong tim (sic!) nhưng chỉ có mỗi việc chào lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa ông cũng không dám/chịu làm. Có người nghi ngờ lá cờ mà ông “khoe” là ông ôm ấp trong tim là lá cờ đỏ sao vàng!

Chuyện lạ là các ông này lại cứ ở hải ngoại mà lớn tiếng kêu gọi hòa hợp hòa giải xóa bỏ hận thù, chứ chẳng thấy ông nào về ở hẳn trong nước để thực hiện những lời kêu kêu gọi của họ!
Bị mọi người công kích tơi bời vì đã muối mặt hôn đít bạo quyền mà còn vô sỉ lên mặt thức thời dùng các sáng tác của mình, rộng họng lớn tiếng tuyên bố này nọ, tiếp tay với Việt Cộng kêu gọi hòa hợp hoà giải, xoá bỏ hận thù thì các ông này lúc nào cũng ngậm miệng như những kẻ bị ngậm… NGẢI DỐNG!

Xem ra thái độ xử sự của kẻ sĩ ngày nay khác với thái độ xử sự của những kẻ sĩ ngày xưa!

LÃO MÓC

(*) Trích từ bài “Tình cảm và lương tri trong phong trào áo gấm về làng” của bác sĩ Trần Văn Tích.


LỄ RA MẮT TÁC PHẨM VIỆT NAM 1945-1995
DU PHONG

Giáo sư Lê Xuân Khoa đang vui vẻ ngồi ký lưu niệm vào tác phẩm Việt Nam 1945-1995 của ông cho độc gỉa trong buổi ra mắt tác phẩm này được tổ chức vào lúc 12:00 giờ trưa ngày thứ Bảy 23-10-2004, tại hí viện Le Petit Trianon, số 72 North đường số 5 thành phố San Jose, bổng giáo sư Khoa phải dừng bút, hơi cau mày nhưng vẫn bình tỉnh và lịch sự trả lời một số người vừa mới kéo đến đứng quanh ông: “Thưa quí anh, vấn đề hủy bỏ nghi thức chào cờ hôm nay hòan tòan tùy thuộc ở ban tổ chức, thật tình tôi không được rỏ”.Ký gỉa Cao Sơn của Tin Việt News hỏi tiếp: “Vậy thưa giáo sư những người trách nhiệm đó là ai?”. Giáo sư Lê Xuân Khoa chỉ tay về một nhóm người trẻ đang đứng quây quần gần đó, trả lời: “Đó họ đang đứng đấy, chị Hằng, chị Ánh, anh Cảnh đấy”.


Ký Giả Cao Sơn-Tin Việt News (bên phải) và
ban tổ chức (Pacific Links Foundation) ra mắt sách

Sau khi được biết về sự thắc mắc, ông Lê Viết Cảnh, tự nhận mình là trưởng ban tổ chức bảo mọi người hảy chờ ông trả lời chung qua máy phóng thanh. Khi ông Cảnh lên máy vi âm là lúc 11:45 giờ trưa, trong khi ở giấy mời được phổ biến qua báo chí, cuộc ra mắt sách sẽ được khai mạc vào lúc 9:30 giờ sáng cùng ngày. Trong cung cách rất bình tỉnh, âm điệu ôn tồn nhỏ nhẹ, ông Cảnh nói qua máy phóng thanh:
“Thưa quí vị, quí chú bác, anh chị, ban tổ chức chúng tôi rất cám ơn quí vị, quí chú bác, anh chị đã bỏ thì giờ để đến tham dự lễ ra mắt tác phẩm Việt Nam 1945-1995 hôm nay. Tôi nghĩ tất cả mọi người hiện diện tại đây hôm nay đều là những người trí thức, quí vị là khách, chúng tôi là chủ, việc tổ chức lễ ra mắt sách của bác Khoa có thể xem như là việc nội bộ của gia đình chúng tôi. Do đó quí vị không có quyền gì đòi hỏi chúng tôi phải làm việc này, việc nọ, chào cờ hay không chào cờ”.


Có tiếng hỏi lớn từ hàng ghế cử tọa: “Xin giải thích tại sao hủy bỏ lễ chào cờ như chương trình đã công bố?” Sau phút dừng lời như để trấn tỉnh, ông Cảnh trả lời:
“Ở đây không phải là cái chợ mà muốn hỏi gì thì hỏi, muốn đòi gì thì đòi.”

Nhiều tiếng la ó phản đối. Như không thể dừng được nữa, ký gỉa cao Sơn đã lên sân khấu và xin được nói qua máy vi âm. Nhưng vì ông Cảnh ngăn cản nên ký giả Cao Sơn đã nắm chặc lấy nắm tay của mình đưa lên miệng nói lớn:
“Tôi không đòi hỏi ban tổ chức phải chào cờ, tôi chỉ yêu cầu ban tổ chức giải thích về sự bội tín với tôi. Cách nay vài hôm người của ban tổ chức nhờ tôi tìm địa điểm, tôi bằng lòng giúp. Ban tổ chức đã giao ước là có phần chào cờ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và phút mặc niệm trong phần nghi thức khai mạc. Ban tổ chức đã nhờ tôi cung cấp hai lá cờ nói trên và dĩa thu hai bản quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ đây, vậy tại sao lại hủy bỏ việc chào cờ vào phút chót ?”


Không có câu trả lời. Sau đó, ngọai trừ đại diện của báo Việt Mercury, còn tất cả ký gỉa báo Việt ngữ khác cùng một số đồng hương đã bỏ ra về. Chương trình buổi ra mắt vẫn tiếp tục trước một số cử tọa trên dưới ba mươi người, gồm cả tác giả và ban tổ chức. Hí viện Le Petit Trianon hôm ấy hình như rộng hơn mọi ngày.

Trả lời trước sự bất bình của cả hai ông Nguyễn Tái Đàm Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali và ông Hồ Văn Khởi Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Người Việt Bắc Cali, giáo sư Lê Xuân Khoa phân trần: “Thực sự tôi không rỏ quyết định không chào cờ của ban tổ chức. Với tôi lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là hình tượng mà tôi vẫn tôn kính, ôm ấp trong tim. Tôi đã mang theo từ trong nước ra đây, cho mãi đến bây giờ. Tôi vẫn tin tưởng, tôn kính lá cờ đó là biểu tượng của dân tộc Việt. Cho đến bao giờ lá cờ đỏ sao vàng bị tòan dân vứt bỏ, và nếu tòan dân quyết định chọn lá cờ khác thì lúc bấy giờ lá cờ Vàng mới bị thay thế được”. Có lẻ do sự giải thích, xác định của giáo sư Lê Xuân Khoa đã tạo nên những cái bắt tay giữa ông với các ông Nguyễn Tái Đàm và Hồ Văn Khởi.
Được biết những người đã đứng ra tổ chức buổi ra mắt tác phẩm Việt Nam 1945-1995 của giáo sư Lê Xuân Khoa là những thành viên của Pacific Links Foundation.
                                     Du Phong-SaigonUSA

    Không Phải Là Cái Chợ
                                             Thi Cầm

Chuyện nội bộ gia đình của tên Khoa, tên Cảnh đã được đồng bọn đem ra trước công luận tại Le Pettite Trianon với quyển sách có tên gọi là Việt-Nam 45-79.

Vào lúc 10g30, chỉ có lèo tèo vài ba người mà phần lớn là những vị phóng viên của các báo Tin Việt,VNTD, SaigonUSA, Việt Mercury... Họ đứng ở ngoài hành lang chuyện gẫu, và đã quá giờ khai mạc mà chẳng ai thèm tới. Chúng tôi nghĩ chắc có lẽ đồng bào ta đã nhiều lần bị dị ứng với những tên đón gió trở cờ kể trên từ những lần trước. Nay đồng bào ta đã đề cao cảnh giác, không dể cho bị mắc lừa thêm lần nữa.

Tôi không thể ngờ được rằng đã có những vị khoa bảng tài cao học rộng (ít nhất là hơn chúng tôi) mà lại có những hành-động và lời nói thất lễ, vô giáo dục đến thế.
Hơn nữa, trông bộ vía cuả chúng cũng đủ toát ra là hạng người rất ư là lịch sự, cớ gì chúng lại mạt sát những khách đến dự một cách sỗ sàng và mất tư cách đến như vậy!

Thưa cậu Cảnh, ở vùng này người Việt Quốc gia chúng tôi đã treo cờ Vàng ba sọc đỏ tính ra cũng hơn hai mươi năm rồi đó cậu ạ! (Có thể lâu hơn nưã) Người Việt Quốc gia, hình như họ còn treo cờ ngay cả những khu thị tứ, nghiã là những khu buôn bán như khu Senter, khu Lion, khu Story, rồi dọc con lộ Santa Clara... nói chung là tất cả những khu thị tứ nào đông dân Việt, vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, Kỷ niệm 30 tháng Tư đen... Tại cậu Cảnh không ở vùng này, hoặc cậu mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam qua, hoặc cậu không bao giờ bước chân ra ngoài, thành thử cậu không hiểu biết thế giới ngoài xã hội sinh hoạt ra sao. Hoặc cậu nhắm mắt giả làm người mù? Hoặc cậu muốn làm vừa lòng bọn đón gió trở cờ?
"!@&!!", cậu và bác cuả cậu gà người ta đến Le Petit Trianon mà cậu há mõm ra cậu phán là cái xó nhà cuả cậu, mồm loa mép giải vừa phải thôi chứ cậu! Cậu cứ định lại cái tâm, cái hồn cậu, rồi một phút nào đó cậu hỏi lại cái thằng bác dáo mác vẹm Lê Xuân Khoa xem là bữa hổm cậu phát ngôn như vậy có độc đáo không? Có mất dạy không? Cậu có bao giờ đi tham dự những buổi ra mắt sách trong cộng đồng tại vùng Bắc California này bao giờ chưa hè?

Chúng tôi có hỏi một anh chàng vừa cầm cờ vào trong hội trường, khoảng năm phút sau anh ta lại ôm hai lá cờ đó đem trở lại xe là "Tại sao anh lại mang ra xe?". Anh ta cho biết là Ban Tổ chức không muốn chào cờ. Chắc có lẽ vì họ có mời một vài vị trên văn phòng TLS ở San Francisco, nên BTC không muốn làm phiền lòng họ. Anh ta mang cờ vào rồi anh ta lại mang cờ ra mà chẳng lẽ bác của cậu là ông tác giả Lê Xuân Khoa lại không nhìn, không biết? Trong trường hợp này cũng như bao nhiêu trường hợp khác đều không chào cờ và cũng có những lý do khác nhau, nhưng nói chung là đều một gốc như nhau cả!

Bây giờ chúng tôi mới hiểu tại sao đồng bào không ủng hộ, tại sao một tác giả có tầm vóc như vậy mà buổi ra mắt lạ lèo tèo. Lẽ ra thì đông nhưng tên Khoa lại bội ước như lời Ký giả Cao Sơn trong SaigonUSA số 709 ra ngày thứ ba 26 tháng 10. Đó cũng là một đáp trả cho một sự bội ước không thể nào xoá được. Đó cũng là phần thưởng cho Lê Xuân Khoa và đồng bọn, và cũng là bài học quí giá cho nhưng ai mai này có muốn ra mắt cộng đồng. Mà qua cái vụ này cho chúng ta thấy rằng càng khoa bảng mà không có lễ thì lại càng trở thành những kẻ vô giáo dục.

"Quí vị không có quyền đòi hỏi chúng tôi phải chào cờ..." Chèng đéc ơi, cái mã như thằng Cảnh mà ngồi chung tàu vượt biên với tôi mà nói câu nói ấy, thì tôi đạp cho nó một đạp lọt xuống biển chứ để nó sống làm chi cho chật đất . Đã có bao nhiêu thằng phải lọt xuống biển vì đóng vai cỏ đuôi chồn mà tụi nó vẫn chưa tởn! Có lẽ cậu Cảnh sanh sau năm 1975 nên cậu nghĩ rằng cậu không mắc nợ với những người lính đã hy sinh, đã chết để gia đình, bố mẹ cậu, ông bà, chú bác cuả cậu được vinh thân phì da, trắng trẻo, hồng hào, to lớn như bác cuả cậu? Ôi! Thời nào cũng có những kẻ xanh vỏ đỏ lòng, một lũ có học nhưng lại vô lễ, một lũ giáo sư, giáo xiếc khoe đầy bằng cấp mà thái độ đối với tiền nhân, tổ quốc thì hành xử như những kẻ vô loại. Mà kỳ thực, trong thời chiến tranh, tôi đã thấy những kẻ hèn-hạ như vậy quá nhiều, chúng cũng hồng hào, tai to mặt lớn, bằng cấp đầy mình, tiền hô hậu ủng, được bộ hạ công kênh.

Chẳng nói đâu xa, chúng nó xuất hiện ngay tại Le Petit Trianon sáng ngày Chúa nhật 24 tháng 10 vừa qua như những tên du kích. Ngược lại, thân phận cuả người lính VNCH phần thì nằm gai nếm mật, phần chết không toàn thây, phần thì tan hàng bỏ chạy... tất cả vì chữ hy sinh quá cao đẹp mà có kẻ có ăn có học lại chà đạp nhẫn tâm.

Phải chăng đó là một sự bất công quá to lớn. Ký giả Cao Sơn thì chỉ mới phản đối sự bội uớc mà thôi, còn chúng tôi thì khinh lũ bội ước đó vì chúng chẳng đáng gì để chúng ta phải xiá vào chuyện gia đinh nội bộ cuả chúng. Chúng tôi cũng buồn lòng vì tại sao Ông Nguyễn Tái ĐàmHồ Văn Khởi lại bắt tay một tên đón gió trở cờ như vậy? Trong khi chúng nó đã không muốn chào cờ VNCH cơ mà! Nếu chúng nó chào và tôn kính lá cờ VNCH là biểu tượng thiêng liêng đáng tôn kính thì chúng ta mới bắt tay nó chứ! Dẫu chỉ là cái bắt tay xã giao. Chẳng lẽ nó làm tới chức giáo sư mà nó không biết một tí gì về nghi lễ hay sao hả trời! Hay là chúng giả mù sa mưa, hay là chúng đánh lận con đen, hay là chúng treo đầu dê bán thịt chó, cái thằng chuyên láo khoét bọn nó là ban tổ trác chứ còn ai trồng khoai đất này, nó làm bộ nói là không hay biết nhưng kỳ thực là chúng đã trí-trá trong đầu óc xảo quyệt cuả chúng rồi! Chúng rất sợ biểu tình chống đối chúng ra mặt, chúng sẽ bị ê càng muối mặt, làm sao ăn, làm sao nói với quan thày của chúng đây! Có lẽ chúng ta chưa tỉnh trí, hoặc chúng ta có tinh thần bao dung không đúng chỗ,để đến khi mọi sự đã rồi mới nói "Nếu Biết Thế..." Chúng thất bại là vì chẳng có ai xem chúng muá may, nhưng chúng thành công là vì chúng đã lừa được người ta đến mà chúng không chào cờ để chúng khoe với quan thày của chúng là chúng dám thách thức cộng đồng trong cái ẩn ý: Chúng vẫn yêu nước là yêu XHCN đấy ạ! Chúng vẫn cứ chứng nào tật nấy, vẫn chó đen giữ mực không hề thay đổi, chúng vẫn ngựa chạy đường cũ có ai làm gi được chúng. Thái độ của chúng rập khuôn, y chang như mấy chú bộ đội trước 75 đến nhà cháu xin ngụm nước đấy ạ! Đề nghị với bọn chúng cho những lần ra mắt sách báo hoặc văn hoá phẩm lần sau, chúng nó nên để quảng cáo như sau: "...Buổi ra mắt sách... trong phạm vi nội bộ gia đình chúng tôi... không có chào cờ... Đây không phải là cái chợ...cấm chỉ đòi hỏi lôi thôi..." Tôi bảo đảm chỉ có cha con tụi nó thôi chứ chẳng có ai đến sất cả! Phóng viên cũng không phí một giọt xăng để đi làm chuyện tào lao.

Xin đồng bào tỵ nạn hãy cạch mặt những tên này ra. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Miễn sao chúng ta đừng dây dưa với hủi là được rồi.

Tạm thay lời kết, nhân Chiến Dịch Cờ Vàng còn đang tiếp diễn mọi nơi, Xin đề nghị chúng ta hãy quyết tâm nghiêm chỉnh chào kính lá cờ khi có những dịp như ra mắt sách, trình diễn Văn hoá Nghệ Thuật, nhất là những cơ hội tốt đẹp chúng ta có như các Trung tâm Sách, Nhạc, các chương trình Đại-nhạc-hội quanh vùng. Được như vậy, chúng ta mới mong truyền đạt cho thế hệ mai sau một con người có giáo dục vẹn toàn.


THI CẦM
Viết tại Phố Cổ ngày 26 tháng 10-04
nhân đọc những bản tin trên SaigonUSA và VNTD.


RETURN TO FRONT PAGE



 



Copyright © 1997-2004   SaigonUSA News. All rights reserved.