|
T I N C Ộ N G Đ Ồ N G
Năm
2005 là một dấu mốc quan trọng đối với người Việt trong và ngoài nước.
Đây là thời điểm kỷ niệm 30 ngày chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam và cũng
đánh dấu 30 năm ngày thành hình và sự phát triển của những cộng đồng người
Việt ở nước ngoài.
Nhưng quan hệ giữa kiều bào và nhà nước cộng sản Việt Nam còn là một con đường quanh co, gồ ghề vì chính sách bất nhất đối với kiều bào hải ngoại và nhất là cách đối xử của Hà Nội với người dân trong nước mà người Việt hải ngoại rất để ý. Những năm trước danh từ “Việt kiều” được nhà nước dùng để vơ vào tất cả mọi thành phần người Việt sống ở nước ngoài và đã tạo ra phản ứng ngược, nên sau này nhà nước đổi thành “người Việt ở nước ngoài.” Mỗi năm nhà nước đưa ra con số người hải ngoại về thăm quê hương, 300 ngàn, và số tiền gửi về giúp thân nhân, trên 3 tỉ đô la, để kết luận đó là những bằng chứng người hải ngoại ủng hộ nhà nước Việt Nam. Dựa trên thông tin do Hà Nội loan truyền, nhiều cơ quan, đoàn thể và quần chúng tin rằng đa số kiều bào ủng hộ những chính sách của nhà nước. Nhưng khi quan chức cộng sản ra nước ngoài mới nhận ra thực tế chứng minh ngược lại. Ở những nơi công khai hay trong chốn riêng tư, nhiều ý kiến bất đồng với chính sách của nhà nước đã được nêu lên. Công khai là những cuộc biểu tình, trong phòng hội thảo là những câu hỏi về việc thi hành chính sách thiếu minh bạch, tròng tréo, về tệ nạn tham nhũng, về nạn buôn người, về đàn áp những người bất đồng chính kiến, về tự do tôn giáo. Khi đoàn công tác gặp gỡ riêng với một số người, thì nhiều vấn đề cũng được đặt ra, từ những khó khăn trong việc làm công tác từ thiện, những chính sách hoà giải, tái thiết Nghĩa Trang Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, những vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo. Quan chức nhà nước nghe, nhưng không bao giờ đề xuất sáng kiến giải quyết vì còn phải trình lên trung ương đảng, mà đảng luôn muốn nắm mọi quyền kiểm soát, nhất là kiểm soát những sinh hoạt trong nước của người từ hải ngoại về, từ du lịch, kinh doanh cho đến từ thiện, kỹ thuật. Vì thế quan hệ giữa kiều bào và nhà nước trong những năm qua tuy có những tiếp cận, nhưng chính sách vẫn không có gì thay đổi nhiều từ phiá Hà Nội. Trong kế hoạch tìm sự ủng hộ của kiều bào, Nghị Quyết 36 được ban hành để thâm nhập sinh hoạt cộng đồng người Việt hải ngoại trong lãnh vực truyền thông, dạy Việt ngữ, từ thiện và tìm kiếm những phát minh công nghệ cao. Sau khi NQ-36 ra đời hai năm trước đây, nhiều quan chức Ủy Ban Người Việt Nam ở Nước Ngoài (UBNVNONN) đã qua Mỹ móc nối để hình thành một mạng lưới “Việt kiều” hoạt động từ thủ đô Washington đến tiểu bang California. Ngoại trừ một số nhỏ người Việt ủng hộ nghị quyết vì quyền lợi làm ăn trong nước, vì đã hoạt động cho Hà Nội lâu đời, còn thì đại đa số đồng hương coi nghị quyết đó chỉ là bánh vẽ. Ðiển hình nhất là chính sách cho kiều bào mua nhà trong nước mà nhà nước phân biệt và chỉ chọn lọc những “Việt kiều yêu nước” đã tỏ lòng trung thành và ca ngợi chế độ thì mới được mua nhà, mà con số đó đến nay chưa đến 50 người. Trong khâu mời gọi người Việt hải ngoại về làm ăn cũng thế, chỉ những người ủng hộ Hà Nội mới được phép. Không làm lay chuyển được lập trường chống Cộng dứt khoát của nhiều hội đoàn người Việt, bây giờ nhà nước muốn dùng những tổ chức từ thiện để tìm sự ủng hộ từ hải ngoại. Sự hình thành của mạng lưới VA-NGO trong một cuộc họp kín ở vùng Vịnh San Francisco là trong kế hoạch đó. Theo tin của nhật báo San Jose Mercury News thì muốn dự phải có giấy mời và truyền thông thì bị cấm cửa. Cuộc họp diễn ra từ ngày 18 đến 20-11-2005 tại khách sạn Sheraton, thành phố Petaluma, được sự điều phối của Hà Nội và sau khi bị phát giác, các nhân sự của VA-NGO đã lo chữa cháy qua bản thông cáo báo chí đưa lên trang nhà hai tuần sau đó, ngày 3-12. Trong một thông cáo báo chí trước đó gửi đến cho trang Anh ngữ do nhật báo Người Việt phổ biến ngày 25-11, có loan tin về cuộc họp nhưng không nhắc gì đến sự hiện diện của quan chức từ Hà Nội là Trần Quang Hoan và Nguyễn Văn Kiền cũng như việc tuyên dương hai ông Lê Xuân Khoa và Nguyễn Đình Hữu. Việc chữa cháy cũng được VA-NGO thực hiện trên nhật báo Mercury News (SJMN 3-12-2005) và ông Lê Xuân Khoa cùng quan chức Hà Nội lo chữa cháy trên các báo Việt ngữ trong và ngoài nước vào trung tuần tháng 12 (trang nhà của Đảng Cộng Sản Việt Nam www.cpv.org.vn, 14-12-2005; Người Việt Online, 16-12 và Người Viễn Xứ Online, 19-12) Trong những năm qua, người Việt hải ngoại đã đóng góp nhiều triệu đô la cho việc cứu trợ đồng bào ở quê nhà khi có thiên tai đổ xuống. Những giáo hội cũng được trợ giúp trong việc trùng tu giáo đường, đền chùa, thánh thất. Nhưng làm công tác từ thiện ở Việt Nam không được dễ dàng nếu không được nhà nước cho phép và kiểm soát. Các tổ chức từ thiện làm công tác tại Việt Nam đều bị theo dõi. Những người ngoại quốc làm việc từ thiện trong nước thường xuyên phải trình diện với quan chức địa phương và trung ương để báo cáo công việc của tổ chức. Nhà nước còn nắm các số ngân khoản chuyển từ nước ngoài về qua hệ thống kinh tài. Cách đây mấy năm, một tu sĩ từ Việt Nam qua thăm giáo dân thuộc họ đạo cũ đang sống rải rác ở nhiều tiểu bang trên nước Mỹ, đi đến đâu vị linh mục này cũng nói về những chương trình bác ái, cơ sở y tế, nhà tình thương muốn thực hiện để giúp giáo dân nghèo trong giáo xứ. Sau hơn một tháng ở Mỹ vị linh mục quyên được khoảng 50 ngàn đô la. Việc chuyển số tiền đó về Việt Nam không qua con đường chính thức vì nếu vị linh mục đem số tiền lớn đó về thì phải khai báo, còn không là phạm luật. Số tiền được chuyển qua một cơ sở chuyển tiền trong cộng đồng người Việt. Vừa về đến Việt Nam, công an điạ phương đã mời linh mục lên và hỏi ngài sẽ làm gì với số tiền quyên góp được từ Hoa Kỳ. Nhiều tu sĩ thuộc những giáo hội khác nhau qua Hoa Kỳ lạc quyên từ thiện đều đã chuyển tiền về bằng cách này. Các chương trình cứu trợ của cộng đồng trong khi có thiên tai cũng đều qua phương cách này. Một tổ chức thiện nguyện, VNHELP, ở miền Bắc California đã nói rằng nhiều lần người của họ đem tiền về Việt Nam bằng cách giấu trong người. Việc làm này vi phạm luật pháp Việt Nam mà người thi hành có thể bị tù và số tiền bị tịch thu. Nhưng qua bao nhiêu chuyến công tác, người của VNHELP chưa bao giờ bị bắt là vì VNHELP có thể đã có sự đồng ý của nhà nước vì tổ chức này ngoài những hoạt động y tế, giáo dục còn ghi rõ mục tiêu là “trao đổi văn hoá.” Trong mười năm qua VNHELP đã đưa nhiều ca sĩ trong nước ra hát trong các chương trình “Mùa Thu Cho Em” nhưng chưa đưa được một nghệ sĩ hải ngoại nào về Việt Nam trình diễn. SAP-VN (Social Assistance Program for Vietnam) hay còn gọi là Hội Chữ Thập Xanh, là một tổ chức thiện nguyện khác có trụ sở ở miền Nam California. Trong quá khứ những người của SAP-VN đã bị làm khó dễ, giam giữ khi họ về Việt Nam làm công tác từ thiện. Ba trường hợp trên nói lên việc làm từ thiện tại Việt Nam được sự chỉ đạo của nhà nước. Còn không thì không thể thực hiện, như việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất muốn làm công tác từ thiện mà không được phép. Thầy Quảng Ðộ muốn đi cứu trợ mà đến nay vẫn bị giam lỏng. Nhiều tổ chức tôn giáo ở Việt Nam muốn mở trường, đóng góp cho sự phát triển giáo dục cũng không được. Vậy sự thành hình của mạng lưới VA-NGO (Vietnamese-American Non-Governmental Organizations) có ý nghĩa gì? Hà Nội muốn qua mạng này và một mạng lưới kỹ thuật VSVN (Vietnamese Silicon Valley Network) có trụ sở ở San Jose để làm tiếng nói ủng hộ Hà Nội tại Hoa Kỳ. Tháng 12-2004 mạng lưới VSVN đã tổ chức hội thảo kỹ thuật tại Sài-gòn. VA-NGO vừa tổ chức hội nghị có quan chức từ lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco, từ UBNVNONN và từ Ủy Ban Điều Phối Viện Trợ Nhân Dân, PACCOM, trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc từ trong nước ra dự.
Nhân sự trong các tổ chức thuộc hai mạng lưới này gồm nhiều người đã về Việt Nam tìm nguồn đầu tư công nghệ cao như Lê Viết Cảnh, Quinn Trần; có người từng hoạt động phản chiến như Trần Kim Ánh, Thoa Nguyễn, Chung Hoàng Chương. Các cuộc đón tiếp những phái đoàn trong nước đến vùng vịnh San Francisco đều do người trong hai mạng lưới này phối hợp với tổng lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco tổ chức, thường là trong vòng kín đáo. Bất cứ khi nào người Việt có thông tin thì đều biểu tình và quan chức nhà nước sẽ bị chất vấn về chính sách buôn người, về tham nhũng, vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
VA-NGO hiện được sự điều phối của một hội từ thiện mới thành lập là Pacific Links Foundation, (PALS) tức Vòng Tay Thái Bình. Thành phần lãnh đạo và điều hành của PALS gồm chủ tịch là Trần Kim Ánh, thư ký là Quỳnh Trần, Vương Ngọc Diệp là thủ qũy, Vương Ngọc Quyên là giám đốc phát triển, giám đốc chương trình cộng đồng là Hằng L. Bourque tức Lê Xuân Hằng, ái nữ của ông Lê Xuân Khoa; ban cố vấn có Lê Xuân Khoa, Đỗ Bá Khê, Tạ Minh Hoa và Thoa Nguyễn.
PALS do Hằng L. Bourque lập ra. Trước đó bà làm việc cho East Meets West (Đông Tây Hội Ngộ) của Lệ Lý Hayslips và bây giờ là người trong Hội Đồng Giám Đốc của tổ chức này. Bản thành quả hoạt động của bà Hằng ghi bà đã gây quỹ cho một giáo sư để viết một cuốn sách về chiến tranh Việt Nam mà tác giả đó không ai khác hơn là ông Lê Xuân Khoa. Trần Kim Ánh đã cùng với Lê Viết Cảnh, chồng của Vương Ngọc Quyên, tổ chức cho ông Lê Xuân Khoa ra mắt sách ở San Jose vào cuối tháng 10-2004 mà theo tường thuật của các báo Việt Mercury, Tin Việt, SaigonUSA (www.saigonusanews.net) thì chỉ có chừng 30 người dự và ban tổ chức đã hủy bỏ việc chào cờ Việt Nam Cộng Hoà vào giờ chót. Khi được hỏi lý do, Lê Viết Cảnh cao ngạo nói rằng đây là chuyện nhà của ông ấy và nơi đây không phải là một cái chợ để muốn đòi hỏi gì cũng được. Trước khi chuyển qua Pacific Links Foundation, Trần Kim Ánh cùng với Chung Hoàng Chương là những người trong ban giám đốc của VNHELP và của Ủy Ban Kết Nghĩa San Francisco và Hồ Chí Minh City. Quinn Trần len lỏi vào trong Hội Di Sản Văn Hoá Việt (Vietnamese Heritage Society), sau bị tố giác là thành phần thân cộng nên đã rút lui.
Bà Tạ Minh Hoa trước dạy môn lịch sử người Mỹ gốc Á Châu tại Đại Học San Francisco State University mà nhiều sinh viên nói bà giảng bài sặc mùi tuyên truyền cho cộng sản. Hiện nay bà làm giáo sư cố vấn tại San Francisco City College nơi bà đã yêu cầu ban giám đốc nhà trường hạ bỏ cờ vàng và treo cờ cộng sản. Cộng đồng người Việt phản đối và nhà trường đã hạ cờ đỏ xuống. Bà Hoa cũng phát biểu chống lại nghị quyết cờ vàng khi thảo luận tại thượng viện California vào mùa hè qua. Thoa Nguyễn là một “Việt kiều yêu nước” từ ngày qua Mỹ năm 1968, được mô tả là một người năng nổ hoạt động cho Hà Nội, cùng với Nguyễn Văn Lũy, trong tác phẩm “Thousand Tears Falling” của Yung Krall viết về những hoạt động của Hà Nội tại Hoa Kỳ và vụ án gián điệp Trương Đình Hùng và Đinh Bá Thi. Điều khiển VA-NGO hiện nay là Trần Kim Ánh làm chủ tịch, Diệp Vương làm trưởng ban kế hoạch và Thùy Linh làm trưởng ban tổ chức hội nghị. Vợ chồng Lê Viết Cảnh và Vương Ngọc Quyên lập ra tổ chức gọi là LeVietCanh & VuongNgocQuyen Foundation đã tài trợ việc in sách cho ông Khoa và bảo trợ cho cuộc họp kín để thành lập VA-NGO vào cuối tháng 11-2005 vừa qua. Vương Ngọc Quyên hiện làm chủ tịch của một hội thiện nguyện khác là ICAN (International Children Assistance Network). Lê Xuân Khoa trong bài viết chữa cháy kể rằng những người làm việc thiện nguyện đều bỏ tiền bạc, thời giờ riêng sau công việc. Nhưng chị em Diệp Vương và Quyên Vương theo ghi nhận trong loạt bài kỷ niệm 30-4 năm nay (2005) của nhật báo San Jose Mercury News thì họ là những người làm việc từ thiện toàn thời gian. Đằng sau những người này còn là nhiều dự án kinh doanh công nghệ thông tin ở Việt Nam qua một mạng lưới kỹ thuật là VSVN mà Lê Viết Cảnh là một thành viên trong ban điều hành và cùng với Debbie Nghiêm nhiều lần muốn dùng danh nghĩa hội để đón tiếp quan chức nhà nước. Một điều cần ghi là trong những chương trình gây quỹ “Mùa Thu Cho Em” của VNHELP hay “Hát Cho Tuổi Thơ” của ICAN thường có cán bộ từ lãnh sự quán, sinh viên du học đến dự. Những người quen với sinh hoạt văn nghệ vùng San Jose cho biết nếu vé không bán hết những tổ chức này phát không cho sinh viên du học, cán bộ và gia đình. Sau những buổi trình diễn văn nghệ gọi là từ thiện, cũng không thấy VNHELP hay ICAN công bố kết quả tài chánh như nhiều tổ chức từ thiện khác trong cộng đồng. Cũng như hội giúp người mù của Đỗ Vẫn Trọn, không hoạt động gây quỹ nhiều mà báo chí trong nước đưa tin hội của ông đã trao cho Việt Nam một triệu đô la thì không hiểu số tiền đó từ đâu mà ra. Với NQ-36, nhưng vận động của Hà Nội ở hải ngoại không thành công vì trong nước không có những thay đổi rõ ràng. Ðiển hình nhất là trong chuyến đi Mỹ vào mùa hè qua của thủ tướng Phan Văn Khải. Ði đến đâu ông Khải cũng gặp biểu tình phản đối, từ Seattle ở miền Tây sang thủ đô Washington, New York hay Boston ở miền Đông. Trong phòng họp thì bị chất vấn. Riêng California, nơi có đông người Việt sinh sống nhất thì ông không dám tới. Một vài phái đoàn cấp dưới được đưa đến miền Bắc California thì cũng gặp biểu tình phản đối. Chuyến đi Hoa Kỳ chỉ toàn thất bại, từ trong cộng đồng người Việt đến chính trường Hoa Kỳ. Việt Nam ký với Hoa Kỳ một thỏa thuận về tự do tôn giáo nhưng không thi hành nên còn bị Hoa Kỳ ghi tên trong danh sách những nước “đặc biệt quan tâm” (CPC). Việc Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2005 cũng không thành vì chưa có những cải tổ luật pháp, mở cửa thị trường theo như yêu cầu.
Quan điểm của cộng đồng càng rõ hơn với việc chọn cờ vàng làm biểu tượng, một vấn đề làm Hà Nội nhức nhối. Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Phú Bình của UBNVNONN trong một chuyến công tác ở Mỹ đã nhắn nhủ người Việt muốn làm ăn ở Việt Nam thì phải xung phong lên phản đối những nghị quyết, những hình thức tuyên dương cờ Vàng. Không lạ gì khi những phản đối đó là của những ông bà Tạ Minh Hoa, Chung Hoàng Chương, Lê Viết Cảnh, Trần Kim Ánh, Lê Xuân Khoa, Vũ Ðức Vượng. Trong công tác đó, Hà Nội đã dùng người làm công tác từ thiện để coi như một mặc cả chính trị, trong khi những tổ chức này lại luôn miệng hô hào chỉ làm từ thiện, phi chính trị. Với NQ-36, Hà Nội
đang thành lập những tổ chức do họ điều khiển để: Nhưng nếu không có những cải tổ trong nước về nhiều mặt, từ luật pháp, kinh tế cho đến chính trị, dân chủ, nhân quyền thì dù Hà Nội có dùng bất cứ tổ chức nào vào mục tiêu chính trị cũng sẽ thất bại. Trong thời đại thông tin toàn cầu, người Việt hải ngoại dễ dàng nhận ra cơ quan, tổ chức nào đang làm công tác cho nhà nước Việt Nam. Thanh J. Ngô (Dec. 20-2005)
SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Người ủng hộ: (Thursday, December 29, 2005 at 22:48:13) Quyen tien ung ho la viec lam thuong xuyen cua cac to chuc do chinh quyen chi dao thanh lap nhung lai nup sau danh nghia cac cong ty hay Mat tran to quoc Viet Nam. Viec ung ho nay duoc thuc hien bang cach phan bo chi tieu den truoc het la cac co quan cua Nha nuoc, sau do la canh sat khu vuc cuong tung cua hang hoac cong ty tu nhan truc thuoc dia ban phuong. Nho vay ma bat cu duot quyen tien ung ho nao cung deu "thanh cong" ngoai du kien.Viec su dung cac quy nay lai con mo mit hon boi vi tong so tien quyen gop duoc cong bo nhung viec chi tieu thi khong ai duoc biet ca. Tham chi co truong hop chuyen qua cho nhung nguoi dan vung bi anh huong boi thien tai bao lut thi chuyen 1 nhung ghi la 10 co nghia la phan lon so tien do da duoc chuyen vao tui cua mot so ca nhan quan chuc. - HuyNguyen, San Jose: (Monday, December 26, 2005 at 19:54:44) Cac hoi doan mang danh nghia "Tu Thien" de giup Vietgian CongSan cung co vi tri kinh te & chinh tri cua minh. 1) Vietgian CongSan khong muon nhan dan VietNam hieu biet va giau manh, vi nhung nguoi co tri thuc co kha nang suy luan doc lap se la nhung nguoi chong chu nghia doc tai phi nhan CS: vi du nhu Nha Van NguyenChiThien, KySu PhuongNam DoNamHai, nha bao NguyenVuBinh, LuatSu LeChiQuang, BacSi HongSon, DaiTa BuiTin, Tuong TranDo, NhaVan NguyenThuHien, Nhavan DuongThuHuong, etc. Tuy nhien CS VN cung khong muon nhandan VietNam chet, vi chung cung se bi chet theo! Do do bon chung rat can den nhung loai Khoa Bang PhanDan Hai Nuoc nhu LeXuanKhoa, VuongNgocQuyen, etc; de bon nay ha hoi tiep suc cho chinh quyen HaNoi trong cac lanh vuc kinh te va chinhTri. Dien Hinh Mot benh nhan cua Hoi Nguoi Mu cua DoVanTron phat bieu sau khi duoc dieu tri rang "Cam on Bac va Dang cho Toi duoc sang Mat!" - Le Huu Thanh: (Thursday, December 22, 2005 at 18:43:52 ) Toi vua doc duoc bai bao nay va nhan day xin bo sung them ve viec VN Help gay quy cuu tro. Neu nhu mot nguoi nao do trong hoi VN Help noi rang ho phai giau tien trong nguoi khi ve den VN.... Day la mot su noi lao trang tron vi cach day chi moi vai ngay toi moi duoc doc mot ban tin duoc loan ra tu mot to bao THANH NIEN trong nuoc rang VN Help vua trao 200 hoc bong Nguyen Truong To do ong Nguyen Huu Liem lam dai dien cho to chuc VN Help mang ve. Va quan trong hon het la to bao nay con neu ro VN Help la to chuc thien nguyen duy nhat duoc cap giay phep cua nha cam quyen cong san Viet Nam. Tien day, toi gui den quy bao nhung link ve to chuc VN Help ma bao Thanh Nien trong nuoc da dang tai trong suot thoi gian qua: http://web.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2005/12/23/133402.tno?SearchTerm=VNHelp http://web.thanhnien.com.vn/News/Search.aspx?SearchPhrase=VNHelp RETURN TO FRONT PAGE |
|
Copyright © 1997-2005 SaigonUSA News. All rights reserved. |