545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA
Tel: 408.998.0508
Fax: 408.993.0527

Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

T HỂ   T H A O

Cầu Thủ Mỹ Gốc Việt Vô Địch
Vũ Cầu Thế Giới 2005
World Badminton Championships

(VNN) Ngày 21 tháng 8 năm 2005 vừa qua, kể từ thời điểm Howard Bach cùng đồng đội bước lên bục nhận huy chương vàng đôi nam giải vô địch vũ cầu thế giới, lịch sử thể thao nước Mỹ ghi tên anh, một thanh niên Việt Nam, đem về cho đất nước Hoa Kỳ một huy chương vàng đầu tiên từ trước đến nay về bộ môn vũ cầu.

Giấc mơ hơn 100 năm của bộ môn vũ cầu Hoa Kỳ đã trở thành sự thật
Nước Mỹ đứng đầu thế giới trong nhiều môn thể thao nhưng một chiếc huy chương của bộ môn vũ cầu lại chưa bao giờ có. Trong các giải vũ cầu quốc tế quan trọng và cả tại các cuộc tranh tài Olympic, các tay vợt Mỹ vào đến vòng 1/16 là hết mức.


Howard Bach (R) and Tony Gunawan of the U.S. celebrate their gold medals after defeating Candra Wijaya and Sigit Budiarto of Indonesia to win the men's doubles final at the IBF World Badminton Championships in Anaheim, California, August 21, 2005. Bach and Gunawan won 15-11 10-15 15-11. REUTERS/
Việc Hoa Kỳ đứng ra tổ chức giải vô địch vũ cầu thế giới 2005 vừa qua làm nhiều người ngạc nhiên, tựa như lần Mỹ được tổ chức giải Túc cầu World Cup năm 1994. Càng bất ngờ hơn khi hai tay vợt Mỹ, một gốc Việt, một gốc Indonesia, chỉ được đánh giá vào hạng thứ 13 của giải đôi, nhưng họ đã lần lượt đánh bại các đôi nam có tài nghệ được xếp hạng cao từ thứ tám, thứ nhất, thứ bốn đến từ các "cường quốc" về bộ môn vũ cầu như Indonesia, Malaysia, Đan Mạch, v.v...

Dũng mãnh với sức trẻ, cùng với những cú tấn công kinh người của Howard Bach, tỉnh táo và phán xét chính xác từng đường banh, thêm vào đó là những đường chặn đẩy trên lưới hiểm hóc của Tony Gunawan đã giúp họ đi đến chiến thắng cuối cùng 2-1 (15-11, 10-15, 15-11) trước đôi nam Candra Wijaya - Sigit Budiar, người Indonesia trong một trận chung kết căng thẳng kéo dài 74 phút.

Tất cả báo chí, radio, truyền hình cũng ký giả thể thao của Hoa Kỳ gọi chiến thắng đó là một sự kiện lịch sử của thể thao nước Mỹ khi các tay vợt của họ bắt đầu có thể sánh vai ngang tài cùng làng vũ cầu thế giới và mơ tới việc giành huy chương môn này tại Olympic 2008.
Báo Los Angeles Times gọi thành tích ấy là "giấc mơ thành sự thật sau hơn 100 năm". Tờ USA Today nhấn mạnh: "Từng không thành công trong môn vũ cầu trong nhiều thập niên qua, đến nay chúng ta có trong tay điều mà mình không thể tưởng tượng nổi".

Tờ Chicago Tribune có bài nhận định ý nghĩa của huy chương vàng mà thể thao Mỹ vừa có được khi đưa ra thống kê: từ năm 1992 đến giờ, các tay vợt của Trung Quốc, Nam Hàn và Indonesia chiếm giữ tới 51 trên tổng số 61 huy chương các loại của môn vũ cầu tại các kỳ Olympic. Tờ báo này cũng trích dẫn lời phát biểu của Howard Bach: "Trở thành vô địch thế giới dù trên sân nhà vẫn là một điều kỳ diệu".
Riêng những người hâm mộ bộ môn vũ cầu khắp thế giới không ngớt bàn tán xôn xao và reo hò trên diễn đàn badmintoncentral.com, chúc tụng tốt đẹp được gởi đến Howard Bach và Tony Gunawan đủ cỡ, đủ kiểu. Tạp chí Sports Illustrated trích dẫn lời Dan Cloppas, Giám đốc Điều hành Liên đoàn Vũ cầu Hoa Kỳ rằng:".. tới đây, thanh thiếu niên Mỹ sẽ hào hứng luyện tập cầu lông nhiều hơn thay vì cứ bám vào những môn thể thao truyền thống như bóng rổ, bóng chày hay dã cầu đã nhuốm màu cũ kỹ.

Tiếp nối giấc mơ cháy bỏng của cha
Howard Bach sinh ngày 22 tháng 9 năm 1979 tại Sài Gòn. Anh cùng gia đình sang Mỹ khi mới lên ba tuổi và định cư ở California. Với chiều cao không phải là lý tưởng, chỉ 1m 67, nhưngvới sự cố gắng không ngừng nghĩ, anh không ngừng rèn luyện hơn hai mươi năm qua để xứng danh là một trong những tay vợt hàng đầu của Hoa Kỳ và cả châu Mỹ.
Anh đã từng đoạt huy chương vàng môn vũ cầu tại đại hội thể thao Pan Am, chức vô địch tại các giải Brazil 2003 mở rộng, Guetemala 2003 mở rộng, Giải Peru 2004 mở rộng, v.v...

Là tay vợt chủ lực trong thành phần đội tuyển vũ cầu Hoa Kỳ, Howard Bach từng được tham dự Olympic 2004 và tại một số giải quốc tế quan trọng khác cả châu Âu lẫn châu Á.
Khi được hỏi về sở thích khác ngoài môn vũ cầu, Howard Bach cho biết là thích câu cá, chơi bowling và bộ môn trượt tuyết đã tập được từ những ngày còn học ở đại học Colorado.

Sau trận chung kết, trong lúc Tony Gunawan xiết chặt vai những đồng đội cũ trong đội tuyển Indonesia vừa là đối thủ của mình thì Howard Bach chạy nhanh về phía khán đài và ôm ghì lấy mẹ anh thật lâu. Anh đã biến ước mơ của cha anh là ông Sen Cam, còn gọi tên Việt Nam là Bạch Cam, một trong những tay vũ cầu hàng đầu của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, thành sự thật.

Trả lời phỏng vấn website của ủy ban Olympic Hoa Kỳ, Bach nói: "Cha tôi yêu thích và luyện tập vũ cầu thường xuyên từ hồi còn ở quê nhà và từng ấp ủ giấc mơ được là một tay vợt vũ cầu của Việt Nam tham dự Olympic. Nhưng ông không có thời gian lẫn cơ hội để đạt được ước vọng ấy. Tâm niệm của ông cháy bỏng trong tôi và tôi luôn hy vọng mình có thể giành được thành tích cao nhất để tặng ông".
Đêm 21 tháng 8 năm 2005, mơ ước đó, hy vọng đó trở thành sự thật trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt của gần tám ngàn khán giả tại sân vận động Anaheim Arrowhead Pond, California.


Howard Bach of the U.S. (R) leaps for a smash as partner Tony Gunawan looks on as they play against Indonesia's Candra Wijaya and Sigit Budiarto in the men's doubles final at the IBF World Badminton Championships in Anaheim, California, August 21, 2005. Bach and Gunawan won 15-11 10-15 15-11. REUTERS/ Mike Blake
Sự phối hợp "ăn ý tuyệt vời"
Howard Bach từng về Việt Nam thi đấu giao hữu tại Sài Gòn trong các trận giữa đội trẻ Mỹ với đội trẻ của Đài Loan và đội trẻ Việt Nam vào năm 1999. Ưu thế của Bach là thể lực sung mãn, di chuyển nhanh, sức bật tốt cùng với những cú smash cực mạnh từ cuối sân và cú tạt cầu nhanh trong phòng thủ.

Tất cả điểm mạnh đó cùng với sự khôn khéo về chiến thuật và trình độ kỹ thuật trên lưới điêu luyện của Tony Gunawan tạo thành cuộc phối hợp "ăn ý tuyệt vời", theo lời Kwun Han, người quản trị trang web badminton.central.com, với sự phối hợp nầy, đủ tạo ra áp lực rất mạnh và liên tục lên mọi đối thủ trong sân.
Cũng cần nói thêm về Tony Gunawan, 30 tuổi, một tay vợt "cáo già" của làng vũ cầu thế giới, anh đã từng khoác áo đội tuyển quốc gia Indonesia, vô địch thế giới năm 1997, huy chương vàng đôi nam tại Olympic Sydney 2000.

Sang Mỹ theo học ngành kỹ sư computer từ hơn bốn năm qua, Tony xin nhập tịch, được cấp thẻ xanh di trú và hằng ngày làm huấn luyện viên chính tại Trung Tâm Vũ Cầu YMCA, quận Cam, California. Ngoài chuyện cùng là người gốc Á, cả Tony Gunawan lẫn Howard Bach còn có một điểm chung nữa là luyện tập vũ cầu từ rất sớm, lúc năm tuổi.
Niềm tự hào Việt Nam

Rất nhiều khán giả Việt Nam đã đến để ủng hộ, hỗ trợ tinh thần cho Bach suốt những ngày diễn ra tranh giải, trong đó có nhiều cựu tuyển thủ Việt Nam qua các thế hệ đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Có người phải di chuyển từ những tiểu bang, thành phố rất xa để đến California. Sự ủng hộ ấy theo tâm tình của Bach là "đã vực dậy chúng tôi mỗi lúc khó khăn tưởng chừng như sụp đổ trước đối phương và đã dìu chúng tôi lên chiếc bục cao nhất".

Vẽ Vang Dân Việt
Lee Nguyễn, Cầu Thủ Xuất Sắc
của Đội Tuyển (Trẻ) Quốc Gia Hoa Kỳ
http://soccernet.espn.go.com/headlinenews?id=326527&cc=5901
http://www.topdrawersoccer.com/NationalTeams/1106346003

(SaigonUSA) 04.03.2005. Lại một lần nữa, thế hệ trẻ-con cháu của Cộng Đồng Tỵ Nạn chúng ta đã làm Vẽ Vang Dân Việt trên quê hương thứ hai này, bằng tài năng đích thực đang đóng góp vào sự thành công trên nhiều lãnh vực đa dạng ... của quốc gia Hoa Kỳ. Mới đây nhất, cầu thủ túc cầu Lee Nguyễn, mới chỉ 18 tuổi (cao: 1m8, nặng: 67 kg), hiện đang khoát áo cho Đội Tuyển Túc Cầu Thanh Niên Quốc Gia Mỹ đã được vinh danh Nam Cầu Thủ Bóng Tròn Gatorade Bậc Trung Học Xuất Sắc Nhất Của Năm 2004. Đây là một vinh dự rất lớn qua sự chọn lựa của các huấn luyện viên, chuyên viên thể thao Hoa Kỳ từ danh sách 350,000 nam cầu thủ trung học khắp nước.

Em Lee Nguyễn (con của ông bà Phạm, Michelle ở Texas) tiền đạo "mũi nhọn" tương lai của nền bóng đá Hoa Kỳ, đã thi đấu xuất sắc trong mùa bóng vừa qua ở đội nhà cũng như đội tuyển trẻ quốc gia (U20: dưới 20 tuổi) với 4 lần ghi bàn thắng trong các trận quốc tế từ đầu năm cho đến nay. Với lối chơi đầy kỹ thuật và tốc độ bức phá, Nguyễn đã ghi bàn thắng quyết định và là nhân tố quan trọng trước chiến thắng 3-2 với đội tuyển quốc gia (trẻ) Hòa Lan và thủ hòa 1-1 với Mexico của đội tuyển Mỹ đầu năm 2005. Tiếp tục chương trình huấn luyện trong mùa Hè này, Lee Nguyễn cùng với Đội Tuyển Túc Cầu Thanh Niên Quốc Gia Mỹ sẽ thi đấu nhiều trận tại Bồ Đào Nha, Ba Lan, Nhật Bản, Ái Nhỉ Lan ......

Chúng ta, người Việt ở trong cũng như ngoài nước có quyền hy vọng sẽ thấy em Nguyễn "chơi" ở Soccer World Cup-Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới trong tương lai gần (2006 tại Đức, 2010 tại .... ??) dưới màu cờ, sắc áo của đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ hay một Việt Nam Tự Do (không độc tài Cộng Sản).

Với tài năng và tuổi trẻ, tương lai rạng rỡ đang ở trước mặt Lee Nguyễn. Xin cảm ơn đất nước Hợp Chủng tuyệt vời này, cơ hội và vinh quang không từ khước bất cứ ai. (cũng cần nói thêm, Lee Nguyễn cũng còn là học sinh giỏi ưu hạng, điểm trung bình là 3.8 trên 4/mùa Thu này, em sẽ bắt đầu học tại Đại Học Indiana)

 

VIỆT NAM THẢM BẠI 0-3
TRƯỚC INDONESIA tại Hà Nội

Huấn Luyện Viên Tavares trở thành vật tế thần ...

(Tin tổng hợp-SaigonUSA) HANOI, 12.12.2004. Trong trận ra quân "quyết chiến" với đội tuyển Indonesia như các phương tiện truyền thông tại VN đã thổi bùng lên trong mất ngày nay, trận thư hùng có tính cách quyết định đội nào sẽ vào bán kết giải bóng đá Đông Nam Á-Tiger Cup 2004 đã diễn ra trên sân Mỹ Đình, Hà Nội vào chiều tối ngày thứ Bảy (giờ Hà Nội).


Cầu thủ Elie Aiboy (áo trắng) ghi bàn thắng cho Indonesia (WSG photo).


HLV Tavares, Biết nói gì đây ? (WSG photo).

Dù được sự ủng hộ cuồng nhiệt của hơn 40.000 khán giả Hà Nội, đội tuyển VN đã chơi 1 trận tệ chưa từng thấy! "thất bại về mọi phương diện" đấy là lời đánh giá gây gắt nhất mà báo chí tại Việt Nam có thể đưa ra được từ trước đến nay, và .... đang có chiến dịch: đổ mọi tội lổi, thất bại nhục nhã này lên đầu Huấn Luyện Viên đội VN, ông Tavares. Một người Brazil rất có lòng với nền bóng đá Việt Nam, phải chịu "trăm đắng ngàn cay" khi làm việc với các quan bóng đá VC đòi chi phối thể thao bằng chính trị và nhiều trò ma mãnh khác. Ngay sau trận đấu kết thúc ông đã lặng lẽ đi "về nhà" và từ chối họp báo sau đó.

Cả 3 bàn thắng của Indonesia đều xảy ra ở hiệp 1 trong các đợt phản công chớp nhóang-chết người. Đội VN đã chủ động tấn công ngay từ đầu, nhưng thiếu kiến hiệu và trở thành nạn nhân của lối chơi này khi hàng phòng vệ để lộ sơ hở vì dâng lên cao phối hợp. Kết quả thua 3 bàn trắng, không gở được 1 bàn danh dự! Không những trên "cơ" về mặt kỹ thuật, chiến thuật, đội Indonesia lại còn vượt trội hơn về mặt thể lực. Mặt dù trước đó, báo chí ở VN đã "bình luận" rằng thi đấu trên sân Hà Nội vào tháng này thì VN có lợi điểm hơn (?) vì Indonesia không quen chịu lạnh (?) Và có ông ký giả nhà nước lại còn "bàn" thêm là: khác với 2 lần trước gặp Singapore, Kampuchia, đội VN chơi không "ấn tượng" lắm vì mặc đồng phục màu trắng. Lần này, ra quân trên sân Hà Nội, với đồng phục đỏ sậm "màu cờ tổ quốc", đội VN sẽ đem chiến thắng về !?!!


Cầu thủ VN Tài Em (áo đỏ) đang tranh bóng với cầu thủ Indonesia (WSG photo).

Chính cái lối "tư duy" phi thể thao-phản túc cầu này đã làm hại nền bóng đá Việt Nam. Sự thất bại thê thảm của nền thể thao VN hiện nay nói chung không do là nguyên nhân của một vài cá nhân. Và sự thành công (nếu có) cũng phải là hiệu quả của chính sách nhất quán, đầu tư lâu dài, tuyết đối chính trị không chen lấn vào đấu trường thể thao thì thể thao VN mới khá được.

Cũng đừng nên trách các cầu thủ Việt Nam của chúng ta, các cầu thủ trẻ VN đã thi đấu hết mình vì danh dự 2 chữ Việt Nam. Khi tiếng còi kết thúc trận đấu, nhiều cầu thủ VN đã bật khóc vì nhục nhã ngay trên sân, và óai ăm "bi kịch" thay, 15 phút sau cùng khán giả VN trên sân Hà Nội chán nãn đến độ lại quay ra ủng hộ đội khách, Indonesia ??. Với cái cơ chế-guồng máy quản lý thể thao kiểu này, dù có mướn bất cứ HLV ngoại quốc tài giỏi cở nào, hay cho dù ... cầu vương Pelé, Maradona ở thời kỳ sung mãn nhất thi đấu cho đội tuyển VN bây giờ thì cũng đành chào thua.


Sau trận đấu, "Buồn ơi! Ta xin chào mi" (WSG photo).

Thất bại trận này, đội Việt Nam cầm chắc sẽ bị loại khỏi giải, ngoại trừ "phép lạ" xãy ra ở các trận kế là 2 đội mạnh: Singapore và Indonesia sẽ thua 2 đội yếu: Lào và Kampuchia. Liên Đoàn Bóng Đá VN nên cầu nguyện cho "phép lạ" ngay từ bây giờ là vừa. Nếu ... VN bị loại khỏi giải, không tiến được vào bán kết thì đây là lần đầu tiên, một nước chủ nhà, tổ chức giải Tiger Cup không tiến được vào semi-final trong lịch sử của giải bóng đá Đông Nam Á này. (SaigonUSA)

Mở màn Tiger Cup, Việt Nam thủ hòa Singapore 1-1.
Đè bẹp Kampuchia 9-1. Vẫn làm khán giả ủng hộ lo âu ...


Lê Huỳnh Đức (áo trắng), đội trưởng đội tuyển VN và Shahril Ishak (Singapore) (WSG photo).

(Tin tổng hợp) 09.12.2004. Trên sân "Thống Nhất" tại thành phố Sài Gòn, trước hơn 20.000 khán giả mộ điệu háo hức chờ đợi trận ra quân đầu tiên của đội tuyển bóng đá Việt Nam đấu với Singapore vào hôm thứ Ba, 7 tháng 12. Kết quả bất phân thắng bại, không phải là lý do làm khán giả cũng như các chuyên viên thể thao hơi âu lo ... nhưng chính là lối chơi của đội Việt Nam, dưới sự huấn luyện chuyên nghiệp của ông Tavares (người Brazil) đã có thời gian chuẩn bị cho giải túc cầu này hơn nửa năm trời.

Ngoài trừ cầu thủ Bảo Khanh, với cú đánh đầu tuyệt đẹp ở phút thứ 52 khi nhận banh từ cánh trái của Tài Em mở tỉ số đầu tiên cho trận đấu. Đội tuyển VN không có lối chơi rõ nét chiến thuật, thiếu phối hợp trước một đội không phải là mạnh ở Đông Nam Á như Singapore. Indra sút tung lưới VN ở phút 70 gở hòa cho Singapore và liên tục áp đảo khung thành VN ở những phút cuối của trận đấu. Phải chăng vì áp lực tâm lý (?) nên đội tuyển Việt Nam chơi kém hơn sự mong đợi và là lý do làm vài cầu thủ VN bị vọp bẻ "chuột rút" ở cuối trận đấu như Tài Em ...


Tiền đạo Lê Công Vinh (áo trắng) đang cố vượt qua hàng phòng vệ Singapore (AFP photo).

Vào hôm thứ Năm, 9 tháng 12, như để trút bao giận dữ, trận thứ nhì đội Việt Nam đè bẹp đội Cao Miên 9-1, không làm ai ngạc nhiên! Singapore hòa Indonesia 0-0. Trận kế tiếp của Việt Nam là đụng độ Indonesia vào thứ Bảy này tại sân Mỹ Đình-Hà Nội, một đội mạnh. Và khán giả ủng hộ đội VN lại tiếp tục lo ... như lời báo "Tuổi Trẻ" viết "Hi vọng đội tuyển VN không chỉ có thế mà thôi!".

Liên đoàn bóng đá Á Châu cảnh báo Việt Nam về các vụ cá và bán độ
(VOA) 09.12.2004. Liên đoàn bóng đá Á châu đã cảnh báo Việt Nam, là nước đồng chủ trì giải Tiger Cup, về các vụ cá và bán độ trong các trận đấu ở bảng A. Theo các cơ quan truyền thông nhà nước VN, tại một cuộc họp hôm thứ hai với các lực lượng an ninh, liên đoàn đã cảnh báo một số chủ độ ở đông nam châu Á có thể vào Việt Nam để mua bán độ.

Liên đoàn kêu gọi Việt Nam đề cao cảnh giác ngăn chặn các thành phần này vào nước, đồng thời khích lệ quản lý các đội banh ngăn cấm cầu thủ dùng điện thoại trong lúc đang thi đấu và đề nghị nhân viên an ninh theo dõi sát các cầu thủ.

Đã xảy ra nhiều vụ tai tiếng về bóng đá tại Việt Nam và một số cầu thủ, kể cả vài cầu thủ trong đội tuyển quốc gia đã bị đuổi vì bị nghi là can dự vào những vụ bán độ.

Trong các trận đấu mở màn Tiger Cup hôm thứ Ba, Việt Nam đã thủ huề với Singapore, trong khi Indonesia hạ Lào với tỷ số 6-0.

Giải bóng đá Tiger Cup khai mạc tại Việt Nam và Malaysia
(VOA) 07.12.2004. Bắt đầu cách đây 8 năm, Tiger Cup đã được tổ chức 2 năm một lần từ 1996 và đã trở thành một diễn biến quốc tế nổi bật về bóng đá tại đông nam Châu Á. Malaysia và Việt Nam mỗi nước sẽ chủ trì một trong hai vòng đấu đầu gồm 5 đội. Vòng chung kết sẽ bắt đầu vào ngày 29 tháng 12.

Với 3 chiến thắng giành được tại 5 giải Tiger Cup, Thái Lan vẫn là nước được cho là sẽ đoạt cúp mặc dầu trong năm qua đã gặp nhiều khó khăn với 2 lần thay đổi huấn luyện viên, thất bại trong trận đấu vòng loại giải World Cup và thành tích không mấy xuất sắc tại cúp châu Á. Đội Thái Lan sẽ đấu trận đầu tiên với đội Malaysia tại Kuala Lumpur vào thứ sáu tuần này.

Bảng A bắt đầu các trận đấu vào ngày thứ Ba tại thành phố Sài Gòn đội Lào gặp đội Indonesia trong khi Singapore đấu với nước chủ nhà Việt Nam. Đội thứ năm trong bảng này là Kampuchia. Bảng B khởi đầu các trận đấu tại Kuala Lumpur vào ngày mốt với đội chủ nhà Malaysia, Thái Lan, Philippin, Miến Điện và Đông Timor.

Khác với những kỳ trước, các trận bán kết sẽ đấu trong 2 quận trên căn bản đi và về từ ngày 29 tháng chạp đến ngày 2 tháng giêng. Trận chung kết cũng sẽ đấu theo thể thức đó, với hai quận dự định vào các ngày 8 và 15 tháng giêng.

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- lam hung:
(Tuesday, July 19, 2005 at 21:32:42)
Toi thay rang trang web cua cac ban phan anh dung tinh hinh hien nay tai viet nam.
 


RETURN TO FRONT PAGE

 


 


Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.