545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527

Email:

saigonusanews
@yahoo.com



 

 

 

 

 

T I N  C Ộ N G   Đ Ồ N G

Núm Ruột Quê Hương
Tưởng Năng Tiến
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
(Thân Nhân Trung, văn bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442)

Báo Tuổi Trẻ Online, đọc được hôm 17 tháng 8 năm 2005, có một bài viết thú vị của Cẩm Hà - tựa là “Nhiều Con Tim Đã Vui Trở Lại” - toàn văn như sau:
“Hôm qua, hơn sáu mươi trí thức kiều bào đại diện cho mọi lĩnh vực, ngành nghề từ khắp nơi trên thế giới tụ hội về Hà Nội họp mặt cùng các nhà quản lý và các trí thức trong nước để đề xuất và thảo luận những biện pháp cụ thể nhằm góp sức trong việc kiến thiết đất nước, xây dựng một VN “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

“Trong số các nhà trí thức, các nhà khoa học này, nhiều người đã trở về nước tìm cơ hội làm việc và cộng tác từ những ngày đầu đất nước còn nghèo đói cùng bao rào cản về quan điểm và nhận thức. “

“Thật bất ngờ khi nghe những lời tâm sự của nhiều bậc “hiền tài”, cuộc trở về và đóng góp của họ bất chấp nhiều khó khăn lại bắt nguồn từ những động lực hết sức giản dị.”


Bé gái VN (8 tuổi) tại động mãi dâm ở Cambodia còn biết xấu hổ che mặt, nhưng một số "trí thức" Việt Gian thì cứ mặt trơ trán bóng-hợp tác với bạo quyền Việt Cộng để mong được dấy máu ăn phần...(photo: GERHARD JOREN/Time Asia)

“Đó là lời dặn dò của người cha với bác sĩ Bùi Kim Hải (Việt kiều tại Bỉ) trước ngày tiễn con lên đường đi du học năm 1971: “Khi nào con thành tài, con phải hứa với cha là trở về phục vụ đất nước mình, như thế việc học hành mới không uổng...”.

Còn với giáo sư Vũ Đức Vượng (Việt kiều tại Mỹ), đó là gương mặt của những người thân chào đón ông ở sân bay mỗi lần ông về. “Nhiều người than phiền, khó chịu về thủ tục hải quan và những cử chỉ thiếu thân thiện ở sân bay. Nhưng họ quên mất một điều rằng chẳng có sân bay nào lại đông vui người thân ra đón như mỗi khi họ trở về VN”.

“Còn với tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng, đang định cư ở Nhật, đó là tâm trạng nao nao, xúc động khi được dạo bước một sớm thu trên quảng trường Ba Đình và lắng nghe bản quốc ca trầm hùng vang lên.”

“Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình kể rằng nhạc sĩ Phạm Duy khi tiếp nhận văn bản cho phép ông về định cư và phổ biến tác phẩm đã nói: “Thật tuyệt vời. Đất nước đã đổi thay thế nào thì cùng lúc một viên tướng (ông Nguyễn Cao Kỳ), một nhà sư (thiền sư Thích Nhất Hạnh) và một nhạc sĩ lại cùng trở về...”.

“Sông có khúc, người có lúc” - Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình nói vậy. Chiến tranh, chia cắt đều để lại mất mát, nỗi đau rớm máu cho mỗi người, dù bên này hay bên kia trận tuyến”.

“Nhưng nay quá khứ đã lùi xa, ở bên này và bên kia bờ Thái Bình Dương, ai cũng chung nỗi bức xúc khi nước nhà còn lạc hậu, ai cũng chung nỗi hổ thẹn khi nạn tham nhũng làm điêu đứng và kéo lùi sự phát triển của đất nước?”

“Ai sẵn sàng xơng pha, không tính toán tới đãi ngộ vật chất để cống hiến cho dải đất hình chữ S, vì một lời cha dặn, vì bản quốc ca của dân tộc, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của những người xung quanh?

“Cuộc gặp gỡ, lắng nghe hiền tài lên tiếng này được tiến hành hơn một năm sau khi nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác với người Việt ở nước ngoài ra đời”.

“GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều tại Bỉ) nói: “Nếu nghị quyết được thực hiện tốt, nó sẽ có sức công phá rất lớn và nó sẽ tạo ra sự ràng buộc, gắn kết chặt chẽ giữa những người cùng một nước, bất chấp khoảng cách về thời gian, không gian. Tơi đang chờ ở khâu thực hiện vì hiện nay theo tôi biết, từ khi nghị quyết này được ban hành, có nhiều con tim đã vui trở lại”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=93941&ChannelID=87

Chỉ vì sự ra đời của một nghị quyết mà “nhiều con tim đã vui trở lại” (e) chưa chắc đã là chuyện đáng mừng, theo thiển ý. Thái độ hân hoan của những người thân, khi chào đón giáo sư Vũ Đức Vượng ở phi trường - như lời ông vừa tâm sự - khiến tôi chợt nhớ đến cái không khí chộn rộn, và nét mặt sung sướng của đám tù nhân, vào ngày thăm nuôi, nơi những trại giam mà mình đã sống qua - ở Việt Nam!

Ở những quốc gia khác, nơi mà quyền tự do đi lại được tôn trọng - không ai đến nỗi phải mạo hiểm, hy sinh cả tài sản và mạng sống, để vượt biên vượt biển - chuyện đón người từ ngoại quốc trở về (chắc chắn) không sinh động và cảm động như ở phi trường Nội Bài hay Tân Sơn Nhất.

Coi: cả nước biến thành một thứ trại tù, dân chúng bị giam giữ trong quê hương mình - như những con tin của nhà cầm quyền - rồi luôn mong ngóng, và vui mừng khi được thân nhân (những kẻ chạy thoát ra được nước ngồi) về thăm non, tiếp tế. Và chuyện này đã khiến cho giáo sư Vũ Đức Vượng cảm thấy ... sung sướng, hãnh diện vì “chẳng có sân bay nào lại đông vui người thân ra đón như …Việt Nam”.

Niềm vui của ông Vượng (thiệt) không dễ hiểu. Nó cũng khó hiểu như thời gian du học của “hiền tài” Bùi Kim Hải. Ông ấy rời Việt Nam năm 1971. Ba mươi bốn năm sau, năm 2005, ông bác sĩ mới “thành tài”, và sẵn sàng “trở về phục vụ đất nước” - theo đúng như lời cha già đã dặn dò, lúc ra đi. Vốn dĩ đã là một quốc gia chậm tiến, Việt Nam e khó khá nếu được ... “phục vụ” bởi những kẻ mà đầu óc (rất) chậm chạp như ông Bùi Kim Hải.

Cũng có thể là bác sĩ Bùi Kim Hải đã thành tài từ lâu nhưng phải đợi đến khi có Nghị Quyết 36 ban hành thì “con tim (ông) mới vui trở lại”, và mới (chợt) nhớ đến lời cha dặn là “phải trở về để phục vụ quê hương”. Trong trường hợp này thì bác sĩ Hải quả là kẻ đồng tình (và cũng là bạn đồng hành) với một Việt Kiều khác, tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng - người đã tuyên bố rằng Nghị Quyết 36 “có sức công phá rất lớn ... bất chấp khoảng cách về thời gian, không gian”.

Chúng ta hãy cùng với “hiền tài” Nguyễn Đăng Hưng, xem qua về “sức công phá rất lớn, vượt thời gian và không gian của NQ 36”. Trước hết, xin xét đến yếu tố thời gian.

Khi còn sống, ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó - nguyên văn như sau: “Xin thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979... Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương... Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản, thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy?" (Bùi Tín,”Hai Câu Hỏi Cần Trả Lời Rõ Ràng Trước Khi Thế Kỷ 20 Khép Lại,” Cánh Én, Feb.1999:05).

Thế kỷ hai mươi đã khép lại, ông Phạm Văn Đồng đã “chuyển sang từ trần”. Những người kế tục sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hoàn toàn (và tuyệt đối) không hề mảy may bận tâm một tí xíu nào đến “sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979... và trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy” - theo như vấn nạn vừa nêu, của ông Bùi Tín.

Nghị Quyết số 36-NQ/TƯ về “Công Tác Đối Với Người Việt Nam Ở Nuớc Ngoài”, ký ngày 26 tháng 3 năm 2004, gồm 3.791 chữ nhưng không có một chữ nào - nửa chữ cũng không - đề cập đến nguyên do sự có mặt của mấy triệu nguời Việt Nam, đang sống lưu lạc và tứ tán khắp năm Châu.

Đây rõ ràng là một cái “Nghị Quyết (N.Q.) không đầu.” Và có lẽ đó là nét đặc biệt “có sức công phá vượt thời gian” của nó, theo như nhận xét của tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng.

Còn về không gian thì nội dung của N.Q. 36 … bao la lắm. Một trong năm nhiệm vụ chủ yếu mà N.Q. này đề ra là “Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài”. http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(46,96843)

Tuy bao la và trời biển (tới) cỡ đó, N.Q. 36 vẫn có đôi điều bất cập. Nó “quên” nhắc đến một số rất đông những Việt Kiều (không ăn nên làm ra) ở nhiều nơi trên thế giới. Xin đơn cử vài sự kiện, xẩy ra theo thứ tự thời gian, có liên quan đến những núm ruột (không may) này.

BBC, nghe được vào ngày 13 tháng 9 năm 2005, có bài tường thuật của Lưu Dân, với tiểu tựa: “Lao Động Việt Nam Biểu Tình Ở Malaysia.” Nội dung có thể tóm lược như sau:
“…Hầu hết những người biểu tình là thanh niên trong khoảng tuổi 20 – 30 đến từ các tỉnh miền bắc VN đã biểu tình hôm 3/9/2005.”

“Họ được các công ty ‘môi giới hợp đồng lao động nước ngoài’ hứa hẹn một tương lai tươi đẹp với những việc làm thích hợp khả năng, điều kiện ưu đãi và mức lương hậu hĩ.”

“Trong thực tế, đa số các trường hợp đã bị lừa bịp một cách tàn nhẫn và trắng trợn vì chỉ được cấp chiếu khán du lịch ngắn hạn và bị bóc lột đến xương bởi những chủ nhân Mã Lai.”

“Đã thế, họ còn bị đánh đập, hành hạ và cướp giật công sức bởi các cai thầu trung gian, hạn chế mọi phương tiện sinh hoạt và bị kiểm soát chặt chẽ bởi các “đại diện sứ quán”. “

“Nhóm biểu tình cho biết họ đã nhiều lần đến sứ quán CSVN ở Kuala Lumpur để xin về nước nhưng đều bị từ chối vì “chưa mãn hạn lao động”.

Họ còn bị đe dọa phải hoàn trả hoặc đóng phạt nặng nề và mang “lý lịch xấu suốt đời” nếu vi phạm hợp đồng”.

“Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cùng quẫn hiện nay, nhiều người nói họ không còn sợ hãi gì đối với những sự răn đe đó và chỉ muốn gióng lên tiếng nói để cảnh báo những người trong nước khỏi bị sa vào những chiếc bẫy lừa đảo như vậy dù họ biết rằng cuộc biểu tình này đang bị theo dõi ngầm bởi các cán bộ của sứ quán Việt Nam”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/09/050913_vietdemoinkl.shtml

Trước đó năm ngày, hôm 8 tháng 9 năm 2005, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật như sau:
“Cảnh sát Kampuchia cho hay họ đã giải thoát được 11 phụ nữ Việt Nam bị ép buộc hành nghề mại dâm tại một nhà chứa ở thủ đô Phnom Penh. Đây là lần thứ tư họ thực hiện cuộc bố ráp để cứu các phụ nữ Việt Nam…”.

“Cuộc bố ráp được thực hiện sau một cuộc bố ráp khác ở thành phố du lịch Siem Reap hôm thứ sáu tuần rồi, trong đó 5 phụ nữ Việt Nam đã được cứu ra khỏi một động mại dâm”.

“Hồi tháng 2 và tháng 4, có 29 phụ nữ Việt Nam đã được giải thoát khỏi 2 động mại dâm khác cũng trong thành phố có thắng cảnh nổi tiếng Angkor Wat này”.
http://www.voanews.com/vietnamese/2005-09-08-voa7.cfm

Còn ở Đài Loan, nơi mà theo thống kê của Tapei Economic and Cultural Office, tính tới tháng 5 năm 2005, số phụ nữ lấy chồng ở Đài Loan là 120.000 và công nhân là 80.000 người. Tuần báo Viet Tide, phát hành từ California ngày 20/05/2005, số 201, có bài phóng sự (“Người Việt Trên Đất Đài Loan: Lời Kêu Cứu Của Những Phận Người Bị Chà Đạp”) rất chi tiết và gây xúc động về những núm ruột xa quê này.


Một bé gái VN tại ổ điếm ở Cambodia, khuôn mặt hoảng sợ, trước giờ "đi khách"

Họ bị “chà đạp” ra sao ?
Sau đây là lời của vài nhân chứng sống (trong muôn ngàn) trình bầy với phóng viên Viet Tide, qua số báo thượng dẫn:

- N. nói: ”Quê tôi ở Việt Trì... Làng tôi nghèo lắm khó kiếm được công ăn việc làm … Tôi sang Đài Loan ngày 18 tháng Giêng năm 2005. Theo hợp đồng với công ty môi giới tại Việt Nam, tôi sẽ chăm sóc một ông già bị liệt toàn thân. Khi đi tôi đã vay gần 20 triệu tiền Việt Nam để giao cho công ty môi giới... Tôi bị cưỡng hiếp nhiều lần trong suốt thời gian bị cầm giữ trong nhà tay chủ môi giới này”.

- M. nói: “Làng quê của em ở Tây Ninh, nghèo lắm. Bọn em chưa hề biết Sài Gòn là gì, vậy mà bây giờ luân lạc sang tận Đài Loan. Lúc ra đi, bọn em chỉ mong lấy được tấm chồng, rồi kiếm việc làm để gửi tiền về giúp cha mẹ cất mái nhà ở. Không ngờ thân bọn em bị ô nhục đến thế”.

- T. khóc: “Vừa đặt chân đến phi trường Đài Bắc, tên môi giới hôn nhân cùng đồng bọn giữ hết giấy tờ hộ chiếu rồi đưa chị em em lên xe chở thẳng đến một căn nhà 16 tầng. Ở đó, bọn em bị canh giữ ngày đêm. Bọn em bị cưỡng bức phải tiếp khách. Suốt 21 ngày, thân xác bọn em bị khách chơi hành hạ ... Tương lai ra sao, về nước hay ở lại, bọn em cũng không biết, mà cũng không dám nghĩ tới ... Cứu bọn em các anh chị ơi”.

Những tiếng kêu cứu nghe đến xé lòng như thế chưa bao giờ lọt được vào tai những giới chức của sứ quán Việt Nam, ở Đài Loan - một trong những nơi mà N.Q. 36 không nhắm tới. Ở những nơi này, vai trò của nhân viên sứ quán nước CHXHCNVN chỉ là làm ... thinh, hoặc làm công an chìm cho nhà nước!

Sự thiếu sót (cả chiều dọc lẫn chiều ngang) của N.Q. 36, cùng với những sự kiện hiển nhiên như thế, tiếc thay, cũng không lọt được vào mắt nhiều bậc "hiền tài" ở hải ngoại. Chỉ cần được trở về, và có cơ hội để kiếm được chút đỉnh lợi danh, là đủ khiến cho “nhiều con tim đã vui trở lại”.

Hiền tài (chao ơi) là nguyên khí của quốc gia!

26/09/2005, Tưởng Năng Tiến

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Tony Bui:
(Tuesday, September 27, 2005 at 00:55:18)
Bọn "trí thức" nêu trên chỉ có thể đánh giá qua lời nói của Mao Trạch Đông:
"giá trị của bọn trí thức không bằng cục c ....".

- buu lam:
(Tuesday, September 27, 2005 at 00:43:13)
Bài viết rất đúng, vô cùng hoan nghênh.

- peter nguyen:
(Monday, September 26, 2005 at 14:21:19)

“giáo sư” gì cái thứ vượng (vũ) này ..... “trợ giáo” là hết gas rồi, đúng hơn phải gọi là "giáo gian" kiêm luôn Việt Gian! Cộng đồng tị nạn Hải ngoại đã quá nhẵn mặt cái tên này, bao nhiêu năm nay chạy nhông nhông... nâng bi, thổi ống đu đủ cho bạo quyền VC. Giờ thứ 25, VC Hà Nội lại lôi Vũ Đức Vượng để đánh vẹt-ni cho nghị quyết 36 và gọi nó là "hiền tài" thì biết là bí lắm rồi ! và chế độ bạo tàn sắp xuống lỗ.
 
RETURN TO FRONT PAGE
 





Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.