B
Ì N H L U Ậ N
KHI
CỐ VẤN AN NINH
Trở Thành Ngoại Trưởng Mỹ
LÝ
ĐẠI NGUYÊN
Cựu
Đại Tướng Colin Powell từ chức Ngoại Trưởng Mỹ, làm cho nhiều chính
khách thế giới luyến tiếc, về tư cách ngoại giao chững chạc, thẳng thắn,
mà ôn tồn, nhã nhặn của ông, làm cho thế giá của ông nổi bật trên chính
trường quốc tế, giúp ông thành công trong sứ mạng thuyết phục được khắp
nơi đứng vào chiến tuyến chống khủng bố Jihad toàn cầu của Mỹ, sau biến
cố 911. Nhất là vận động được dư luận quốc tế đồng thuận về cuộc chiến
tranh tiêu diêt chế độ Tôn Giáo toàn thống Taliban, tại Afghanistan,
vốn là hang ổ của trùm khũng bố bin Laden và al Qeada. Đến cuộc chiến
Iraq thì ông gặp khó khăn, không thuyết phục được các cường quốc: Pháp,
Đức, Nga, Tầu và Hội Đồng Bảo An LHQ, đưa ra tối hậu thư với Saddam
Hussein. Buộc Hoa Kỳ phải thành lập Liên Quân tiến đánh Iraq, bất chấp
lệnh của LHQ. Nhưng ông lại đã làm tròn nhiệm vụ vận động Hội Đồng Bảo
An, ra quyết nghị xây dựng Dân Chủ cho Iraq và NATO chịu huấn luyện
cho quân đội Iraq, sau khi lật đổ được Saddam Hussein. Tóm lại ông là
một Ngoại Trưởng đã hoàn tất nhiệm vụ được trao phó. Nếu có những chống
đối của nhiều nước về mặt bất cần LHQ, đánh phủ đầu, hoặc về chiến lược,
chiến thuật của cuộc chiến Iraq, thì nó thuộc về trách nhiệm Tổng Thống,
Cố Vấn Chiến Lược và Bộ Quốc Phòng Mỹ, vựơt ngoài tầm tay của một Ngoại
Trưởng như ông.
Tổng Thống Bush, ngày 16-11-2004 đã chính thức cử Nữ Cố Vấn An Ninh
Quốc Gia Condoleezza Rice thay thế Cựu Tướng Colin Powell trong chức
vụ Ngoại Trưởng Mỹ. Cô Rice năm nay tròn 50 tuổi, người có học vị tiến
sĩ về Bang Giao Quốc Tế, từng làm cố vấn cho Tổng Thống Bush Cha, đặc
trách về Liên Xô. Người đầu tiên vừa đắc cử nhiệm kỳ thứ I, Tổng Thống
Bush Con, lập tức bổ nhiệm vào chức Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, nhân vật
phối hợp chặt chẽ giữa Hội Đồng Cố Vấn của Tổng Thống Bush và Ban Cố
Vấn của Phó Tổng Thống Dick Cheney về những vấn đề chiến lược toàn cầu
của Quốc Gia Hoa Kỳ. Khi có sự dẫm chân lên nhau, giữa Quân Báo, CIA,
FBI thì Tổng Thống Bush, đã không ngần ngại đặt tất cả các hệ thống
an ninh đó dưới sự điều hợp của Cố Vấn Condoleezza Rice. Xem vậy Tổng
Thống Bush đã tin tưởng và chọn người nắm vững Chiến Lược Toàn Cầu của
Mỹ trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ ngoại giao.
Nhớ lại trước kia, trong nhiệm kỳ II của Tổng Thống Nixon -1972, ông
cũng đã chọn vị Cố Vấn An Ninh Quốc Gia là H. Kissinger lên làm Ngoại
Trưởng để thực hiện giai đoạn “Rút quân Mỹ khỏi Việt Nam”. Sau khi Kissinger
đã thực hiện việc đi đêm với Trung Cộng để Nixon gặp Mao Trạch Đông,
dẫn tới việc “Trung - Mỹ chung sống đề huề” và ký thông cáo chung Thượng
Hải giữa Hoa Kỳ, Trung Cộng ngày 28-02-1972. Rồi buộc Việt Nam Cộng
Hòa phải ký vào Hiệp Định Paris 1973, nhằm trao đổi tù binh, để quân
đội Mỹ thong thả rút về, giữa lúc quân Bắc Việt tràn xe tăng, đại pháo
vào tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Liền đó Tổng Thống Nixon bị thoái vị
vào năm 1974, sau khi ông Phó Tổng Thống Agnew đã bị mất chức, nên ông
Chủ Tịch Hạ Viện Gerald Ford lên làm Tổng Thống. Bởi vậy quyền điều
khiển việc trói tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trao trọn gói Miền Nam
Việt Nam cho Cộng Sản Bắc Việt được nằm gọn trong tay Ngoại Trưởng Mỹ
Kissinger.
Nếu TT Bush thân thiết tín nhiệm tiến sỹ Rice bao nhiêu, thì trường
hợp của TT Nixon và tiến sỹ Kissinger ngược hẳn lại. Khi ông Nixon được
đảng Cộng Hòa chọn làm ứng viên Tổng Thống, mà người thất bại là tỷ
phú Nelson A. Rockefeller, thì ông Nixon đã được ông Rockefeller gới
thiệu H. Kissinger phải được ngồi vào chức vụ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia.
Thế rồi đến nhiệm kỳ II thì ông Kissinger được đưa lên làm Ngoại Trưởng.
Nhằm thực hiện việc kết thúc một giai đoạn chiến lược, chấm dứt chiến
tranh Việt Nam, đổi hình thái chiến tranh quân sự thành chiến tranh
kinh tế, buộc Liên Xô vào thế vừa phải chạy đua vũ trang với Mỹ, vừa
lâm cảnh “huynh đệ tương tàn”, vừa phải đổ tiền vào nuôi các cuộc chiến
ủy nhiệm cho đàn em. Khiến Liên Xô hoàn toàn kiệt lực, rồi tan rã. Lần
này Tổng Thống Bush, trao quyền Ngoại Trưởng cho Nữ Cố Vấn An Ninh Quốc
Gia Rice, là trao cho người thân tín nhất của mình, nhằm thực hiện chính
sách ngoại giao của giai đoạn chiến lược toàn cầu mới, có thể kéo dài
hàng Nửa Thế Kỷ chưa chừng. Chính vì vậy mà khó đoán trước Nữ Ngoại
Trưởng Condoleezza Rice thành công tới đâu ?
Nhưng dù sao, vị nữ tiến sỹ Bang Giao Quốc Tế này, cũng không phải là
tay mơ trong ngành ngoại giao. Những xung đột nội bọ của Chính Phủ Bush
đều có sự giàn xếp êm đẹp của cô ta. Nhất là việc vạn dụng Tổng Thống
Nga Putin vào việc tới Hànội quy kết những lãnh tụ cựu học viên Liên
Xô, trở thành một khối giúp việc loại Lê Khả Phiêu khỏi chức Tổng Bí
Thư , trước sự chứng kiến của Hồ Cẩm Đào ở Đại Hội IX của Cộng Đảng
Việt Nam năm 2001. Có lẽ, đây là một đòn ngoạn mục đầu tay của Nữ Cố
Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ chăng? Việc thay đổi thái độ chống đối của
TT Putin sang việc ủng hộ Tổng Thống Bush nhân cuộc bầu cử vừa qua,
sau khi TT Putin gạp Cố Vấn Rice thì không thể hiểu khác được là đã
có sự thuyết phục của người này. Xem ra việc ngoại giao bằng “nghệ thuật
nước bọt”, không thể hữu hiệu trong thế giới coi nặng quyền lợi kinh
tế hiện nay. Mỹ để cho Nga được độc quyền bán vũ khí cho Trung Cộng,
tái trang bị cho Ấn Độ, Việt Nam…, và cả Iraq nữa, đó cũng là món quà
ngoại giao khá hậu rồi. Một người bén nhậy về chính trị như Nữ Ngoại
Trưởng Rice thì cô thừa biết quyền lợi và điểm yếu của Đồng Minh. Đối
Tác, Đối Thủ nằm ở đâu ? và cách vận dụng như thế nào để có hiệu quả
nhất cho chiến lược toàn cầu của Mỹ là: Chống Khủng Bố Jihad, Ngăn Cường
Quốc Bành Trướng và Dân Chủ Hóa Toàn Cầu trong tiến trình Kinh Tế Toàn
Cầu Hóa. Theo dân gian Việtnam thì “của cho không quý bằng cách cho”.
Nước Mỹ xưa rầy chưa biết cách cho, nên thường bị nhân lọai oán ghét
hơn là mang ơn. Ngoại Trưởng Rice, người đại diện nước Mỹ trong việc
giao tiếp với Nhân Loại chắc không xem nhẹ cách ứng xử đó.
Little
Saigon, 16-11-2004
RETURN
TO FRONT PAGE