545
E. Saint John St.
San Jose,
CA 95112
USA

Tel:
(408) 998-0508

Fax:
(408) 993-0527

Email:

saigonusanews
@yahoo.com


 

B Ì N H    L U Ậ N

Đồng Hương Đi Chợ Đồng Hương!
Người Việt Hãy Bỏ Phiếu Cho Người Việt!
Du Phong

Đề tài trên, mở đầu cho bài viết dưới đây, cá nhân chúng tôi thấy nó thân thương, tha thiết tình dân tộc biết bao. Chẳng những thế, đối với sinh họat thực tế của cộng đồng đồng hương địa phương hiện nay, khi cử tri người Việt chúng ta đang chuẩn bị đi bầu các chức vụ dân cử từ địa phương đến trung ương của Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 sắp đến đây, thì chuyện “Người Việt Hảy Bỏ Phiếu Cho Người Việt” thực sự là một nhu cầu rất cần thiết và thực tế để củng cố sức mạnh cộng đồng, tạo điều kiện tranh đấu để bảo vệ những quyền lợi an sinh cho đồng hương địa phương và lý tưởng của dân tộc mà luật pháp bản xứ cho phép. Bởi vì nếu ở các cơ quan dân cử từ cấp Hội Đồng Học Khu, đến Hội Đồng Thành Phố, Hạ Viện đến Thượng Viện Hoa Kỳ, nếu có người Việt chúng ta thì những đề đạt, vận động cho những nhu cầu thiết thực và thích hợp, từ việc học đường đến mọi sinh họat thường nhật khác sẽ được thực hiện dễ dàng và mau chóng hơn bằng những đạo luật liên hệ. Hảy nhìn vào những thành qủa mà cộng đồng người Việt đã thâu đạt được như “Vinh danh cờ Vàng”, “Không đón tiếp phái đòan Việt cộng” , “Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam” đã 2 lần được Hạ Viện thông qua và đang chờ Thượng viện duyệt xét. Đó là chưa kể đến việc mới đây Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào “Danh sách các quốc gia cần lưu tâm”. Những vấn đề trên đều là những việc đang làm cho nhà nước cộng sản Việt Nam điên đầu nát óc. Và những thành qủa trên nếu không được chính người Việt trực tiếp chủ xướng, vận động hay gián tiếp tác động thì làm sao có được. Đó là chưa kể trong tương lai gần hoặc xa, những trợ cấp xã hội, y tế, những quyền lợi của người gìa, những quyền lợi chính trị khác của người tỵ nạn Việt Nam có thể cần đến những cuộc tranh đấu (theo luật định) để bảo vệ. “Không ai đau hơn chính người bị đứt tay” điều này xát định việc “ Không ai lo cho người Việt bằng chính người Việt”.

Với nhận định và suy tư như trên, người viết bổng thấy như đang lội ngược giòng với một bài viết na ná khác, cũng có tựa đề là “Đồng Hương Đi Chợ Đồng Hương (?) Người Việt Bỏ Phiếu Cho Người Việt (?) với những dấu hỏi như hằn học, như phẩn nộ bên sau, và chỉ thiếu chữ “Hảy” trước mệnh đề “...Bỏ Phiếu Cho Người Việt). Tác gỉa của bài viết này, xin cứ gọi là ông X, đã tỏ ra qúa thực tiển, chỉ biết chú mục, lưu tâm đến “nghĩa đen” khi ông viết “..cái khẩu hiệu “Đồng hương đi chợ đồng hương” hòan tòan vô nghĩa”, sau khi ông hết lời ca tụng chợ Mỹ lên mây xanh, rồi nặng nề, đủ lý do, chê trách rằng: “ Chợ đồng hương của chúng ta thì thường hay ngược lại. Mất trật tự, thiếu vệ sinh, thực phẩm cũ, khách hàng chọn lựa bới lung tung, mà chợ không có người sắp xếp”. Ông X đã viết tiếp rằng: “Nhưng điều đáng phàn nàn là thái độ thiếu hướng dẫn về cách đối xử với khách hàng. Có bà khách mua bao gạo nhưng không vác nổi, nhờ nhân viên phụ. Chờ mãi mới có người phán đỏng đảnh với ngôn ngữ quê hương: “Không có ai cả. Lấy được thì lấy, nếu không thì bữa khác mua”. Thật xót xa. Nếu đúng là sự thật, ông X có quyền hàm ý câu nói của người nhân viên chợ Việt Nam nào đó như ông dẩn chứng : “Không có ai cả. Lấy được thì lấy, nếu không thì bữa khác mua” là một thái độ thiếu trách nhiệm, không lịch sự. Nhưng sao ông lại đề quyết đó là “Ngôn ngữ quê hương” (Việt Nam). Ngôn ngữ Việt Nam chỉ hòan tòan là những lời nói thiếu lịch sự, vô trách nhiệm như thế sao? Văn chương ghi dấu, chuyên chở ngôn ngữ. Ngôn ngữ thanh cao, trong sáng của quê hương, dòng giống Việt qua bao ngàn năm được lưu truyền cho đến ngày nay trong nhiều tuyệt tác của nền văn học nước nhà như Kiều, Bình Ngô Đại Cáo, như Cung Óan Ngâm Khúc, Lục Vân Tiên, v.v... Chẳng những là người Việt, mà ngay cả với nhiều học gỉa ngọai quốc cũng đã tỏ ra yêu thích, nể kính nền văn học Việt Nam. Thế thì ông X sao mau quên ! Hay là vì nền văn học của tổ tiên Viêt Nam nay chẳng có ích lợi gì cho cuộc sống thực tế nơi quê người của ông. Và vì thế, ông X quên quách nó đi !

Trở lại chuyện chợ búa. Một hôm tôi vào một chợ Mỹ, thuộc lọai lớn và uy tín. Tôi hỏi một nhân viên của chợ “Có còn hột điều (Cashews) không?”. Sau khi nhìn thẳng vào mặt tôi, anh ta khinh khỉnh bỏ đi. Tôi bực lắm, muốn đi tìm người quản lý để hỏi cho ra lẻ. Nhưng tôi lại nhớ ra, cũng cái chợ này, nơi tôi vẫn thường đến để mua sắm. Tôi đã được hầu hết những người làm việc ở đây đối xử lịch sự, tử tế. Đây đúng là trường hợp không nên “Quơ đủa cả nắm”. Ở các chợ Việt Nam hiện nay cũng vậy thôi. Có lần chính tôi chứng kiến một ông chủ chợ (ông Náo, chợ Senter Market) nhảy lên đống gạo lựa, vác bao gạo xuống cho khách. Chẳng những thế, ông chủ chợ còn đẩy xe đến quày trả tiền cho bà ta. Ông X lại viết: “Người Việt đi chợ Việt Nam vì nhu cầu chính mình chứ không có trách nhiệm phải giúp người Việt khác làm giàu”. Hay chưa! Ai buộc ông phải có trách nhiệm làm giàu cho người Việt khác. Ông đi chợ Mỹ chăc làm cho chủ chợ này nghèo? Và có ai đã ép ông phải bầu cho những người trí thức trẻ Việt Nam, những người nặng lòng trách nhiệm, đang mạnh dạn dấn thân vì quyền lợi công đồng và lý tưởng dân tộc, để được trở thành là những vị dân cử, đại diện cho đồng hương địa phương. Không ai có quyền bắt buộc ông cả. Nhưng chúng tôi tin, đối với những đồng hương khác, những người thực sự vì tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đang thực sự thiết tha đến quyền lợi cộng đồng và lý tưởng của dân tộc, mọi người sẽ cùng quyết tâm “Đồng hương đi chợ đồng hương. Người Việt hảy bầu cho người Việt”. Ông X lại bảo đồng hương địa phương rằng : “..không nên nhắm mắt cứ thấy Việt Nam là bầu cho một phiếu. Làm như vậy là thiếu thận trọng và gián tiếp kỳ thị”. Lạ chưa! Sao ông X xem thường kiến thức và tinh thần trách nhiệm của cử tri đồng hương đến như thế? Đồng hương cổ võ “Người Việt hảy bầu cho người Việt” là vì những lý do thực tế sau đây:

Tất cả những ứng viên trẻ Việt Nam trong kỳ bầu cử vào ngày 02-11-2004 này gồm cô Heidi Phạm Thu Hải, các anh Nam Nguyễn, Lân Nguyễn, Khánh Trần và Tòan Lê là những người đã từng đóng góp công sức, tinh thần cho các sinh họat cộng đồng địa phương. Họ đã từng được sàn lọc, thử thách và trao gởi niềm tin bởi đồng hương. Các vị trí ứng cử của họ không có sự tranh đua với người cùng chủng tộc.

Cộng đồng người Việt là một thực thể quá mới mẻ, rất cần những viên gạch Việt, nền móng Việt trong sinh họat chính trị dòng chính tại Hoa Kỳ.

Do đó cử tri Việt Nam địa phương không có lý do để e ngại về vấn đề “Người Việt hảy bầu cho người Việt”.

Tại sao lại nêu lên vấn đề kỳ thị ở đây ? Ông X chớ xem thường. Mọi người, từ cử tri (mọi sắc dân) cho đến ứng viên, tất cả đều hiểu rằng, người Dân Cử phải có bổn phận với mọi cư dân của địa phương họ trách nhiệm. Vấn đề sắc dân chỉ là một lợi thế mặc nhiên được xã hội và pháp luật công nhận. Ông X không hiểu rằng các ứng cử viên trẻ của chúng ta ngoài việc kỳ vọng vào những lá phiếu bầu của đồng hương, họ còn phải đi vận động các cử tri thuộc các sắc dân thiểu số bạn. Thậm chí họ đến từng nhà cử tri không phân biệt sắc dân thuộc khu vực trách nhiệm để vận động trong các ngày cuối tuần từ nhiều tháng qua. Đến đây hẳn ông X đã nhận thấy các người trẻ Việt Nam của chúng ta họ biết việc gì họ cần phải làm chứ! Họ không đến nổi nào ...để không xứng đáng với niềm tin của đồng hương như ông nghĩ đâu.

Trong thời gian vận động tranh cử trước đây tại địa phương, Dân Biểu Mike Honda được các nhân sĩ người Nhật đi đến từng nhà của các cư dân người Mỹ gốc Nhật để nhắc nhở, yêu cầu bỏ phiếu cho ông. Cũng như vậy, trong hai kỳ vận động tranh cử trứơc đây, tất cả những buổi lễ hàng tuần của mọi nhà thờ Mễ, các giáo sĩ người Mễ đều hô hào đồng bào của họ dồn phiếu cho Thị Trưởng thành phố San Jose, ông Ron Gonzales, một người Mỹ gốc Mễ. Có ai bị thưa kiện gì đâu.Thế thì việc gì lại lo chuyện “Con bò trăng răng”. “Đừng vội làm thầy khi mầy ngu, cạn” đó là ngạn ngữ Việt Nam. Ông X chớ vội đánh gía quan điểm “Người Việt hảy bầu cho người Việt”trong hòan cảnh này là: “ Có thể vài sắc dân chậm tiến vẫn còn tiềm ẩn đường lối hẹp hòi như vậy”. Mặc dù mới hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ chỉ ba mươi năm qua, nhưng cộng đồng người Việt không là “sắc dân chậm tiến” như lời phán của ông X.
Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ quên ơn sự hào hiệp, bao dung của người dân Hoa Kỳ. Chúng ta cũng chẳng thế nào không tri ân những nhà lập pháp bản xứ bởi những công lao tim óc to lớn của họ để tạo nên những đạo luật có ích cho người tỵ nạn Việt Nam. Nhưng thực tế phải nhận rằng, nếu cộng đồng người Việt mà có được những nhà dân cử đồng chủng đại diện cho mình, cùng hợp lực với những dân cử địa phương làm nên những công trình trên thì, cộng đồng chúng ta sẽ đựợc vị nể, kính trọng; và công việc của chúng ta sẽ được dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Người Hoa Kỳ yêu thích thực tế, đánh gía cao tính tự lực. Họ nhạy cảm và sáng suốt. Họ nhanh chóng nhận diện ra cái tiềm ẩn của kẻ đối diện. Họ có thể khóai hay vì lịch sự, nhưng chắc chăn họ thầm khinh và xem thường những kẻ có thói tật nịnh bợ, tưng bốc, vọng ngọai vì đặc quyền, đặc lợi cá nhân, bè phái.

Nguyên do những tâm tư được trình bày bên trên chỉ vì sự an bình, quyền lợi chính đáng của đồng hương địa phương và lý tưởng của dân tộc. Do đó mà đầu óc của chúng tôi đang nặng nề về cuộc bầu cử vào ngày 02 tháng 11 năm 2004 sắp đến đây với câu hỏi: “Bầu cho ai?”

Với 2 ứng viên Tổng Thống Bush và Kerry. Tôi dứt khóat không bầu cho ai có hành động trái với quyền lợi chính trị của người tỵ nạn Việt Nam, người có hành động gian dối khi tại ngủ, người đã cộng tác với kẻ thù của dân tộc trong thời chiến, đó là ông Kerry.

Về địa phương, như đã trình bày bên trên, tôi bầu cho tất cả 5 ứng viên trẻ Việt Nam: Heidi Pham Thu Hải, Nam Nguyễn, Khánh Trần, Lân Nguyễn và Tòan Lê.

Dư luận cho rằng, có một ít ngừơi lo ngại về số ứng viên trẻ người Việt sẽ đắc cử. Vì những người trẻ này có xu hướng vinh danh cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và đấu tranh cho tự do, nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Đó là ý nghĩ của họ, không phải của tôi.


Du Phong-SaigonUSA
San Jose, 28-10-2004

RETURN TO FRONT PAGE


 








Copyright © 1997-2004   SaigonUSA News. All rights reserved.