545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527


Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

B Ì N H   L U Ậ N

Sharansky của Sài Gòn:
Việt Nam sẽ là Iraq kế tiếp?
Tác giả: Claudia Rosett
Chuyển ngữ: Đinh Từ Thức
Lời người dịch: Trang bình luận của báo The Wall Street Journal ngày 9-3-2005 đã đăng bài “Sharansky của Sài gòn: Việt Nam sẽ là Iraq kế tiếp?” (Saigon’s Sharansky: Will Vietnam be the next Iraq?) của nhà báo Claudia Rosett. Bà Rosett đã viết bài này sau khi dàn xếp được một cuộc nói chuyện qua điện thoại với Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, có thể coi như cuộc tiếp xúc đầu tiên với báo chí Tây Phương, kể từ khi ông ra khỏi nhà tù vào đầu tháng Hai. Bà Rosett đã so sánh BS. Quế với ông Anatoly Sharansky, một nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng, bị tù đầy nhiều năm tại Liên Bang Xô Viết cách đây hai thập niên, sau trở thành một chính khách tham gia chính phủ Do Thái. Ông này là tác giả nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn “The Case for Democracy”, được coi như tác phẩm gối đầu giường của Tổng Thống Bush. Sau đây là bản dịch sang việt ngữ toàn thể bài báo của bà Claudia Rosett trên Wall Street Journal, một trong những nhật báo có số độc giả và uy tín hàng đầu trên thế giới.

Sau ngày 11-9 người ta đã nói nhiều về thái độ hiếu chiến của Tổng Thống Bush khiến quân khủng bố quy tụ và tăng gia hoạt động. Dầu sao, ngày càng thêm bằng chứng cho thấy kẻ bị thiệt hại nặng hơn cả là Osama bin Laden, người đã đẩy Hoa Kỳ vào cố gắng dân chủ hóa toàn cầu. Đối diện với cuộc tấn công chưa từng xẩy ra ngay trên đất Mỹ, ông Bush đã đập tan chính sách cố hữu về Trung Đông, và với sự tiến quân vào Iraq, ông đã thắp sáng ngọn hải đăng cho những người yêu chuộng tự do tại một phần đất của thế giới mà tới rất gần đây, vẫn được coi là không có ai được hưởng tự do cả.

Bây giờ thì đã có nhiều. Ông Bush đã được đáp ứng bằng số cử tri của cuộc bầu cử căng thẳng tại Iraq, cuộc nổi dậy tại Lebanon, những rúng động tại Syria và Iran, sự khuấy động tại Ai Cập và Saudi Arabia. Nhưng tác động không ngừng lại ở Trung Đông. Dân chúng bị sống dưới các chế độ độc tài ở những miền khác hiện đang ngóng chừng. Bầu cử ở Baghdad vang động tới cả phía đông Suez.

Do đó, một thông điệp đã tới tôi vào cuối tuần qua từ một trong những quốc gia hà khắc nhất thế giới, là Việt Nam. Tin cho biết Sharansky của Sài gòn, nhà vận động dân chủ Nguyễn Đan Quế đã được thả từ nhà tù cuối cùng trong hàng loạt khám đường ông đã trải qua. Mặc dầu Bác Sĩ Quế đang bị nhân viên an ninh canh chừng liên tục, và không được xử dụng computer hay điện thoại, nhưng ông ấy cũng ráng xếp đặt để có thể trả lời từ đầu giây bên kia.

Vào giờ khắc hẹn trước, tôi nhắc điện thoại lên ở New York và nói chuyện với Bác Sĩ Quế, vị bác sĩ 63 tuổi mà cho tới nay đã dùng gần hết nửa đời mình tranh đấu cho tự do ở Việt Nam. Biết là mật vụ Việt Nam hầu như chắc chắn nghe lén mọi tiếp xúc giữa ông với thế giới bên ngoài, tôi đã sửa soạn cho sự kín đáo và thận trọng dùng chữ khi đối thoại để rủi ro của ông giảm tới mức tối thiểu. Nhưng Bác Sĩ Quế không cần giữ gìn. Ông đi thẳng vào mục tiêu: “Điều tôi muốn là tự do cho dân tộc tôi”. Theo ông, vấn đề bây giờ là “làm sao để thay đổi chế độ tại Việt Nam”. Ông nói thêm, trong việc dân chủ hóa nước ông, “hậu thuẫn của thế giới rất quan trọng”. Một cách cụ thể, ông ấy muốn cái Đảng Cộng Sản mục nát ở Hà Nội “đưa ra một lịch trình cho những cuộc bầu cử tự do và công bằng”.

* * *

Thế giới cần biết một điều quan trọng là khi nói như vậy, Bác Sĩ Quế biết rất rõ mối nguy nan mà ông ấy phải gánh chịu. Năm 1975, khi Sài gòn xụp đổ, mặc dầu có cơ hội ra đi, ông ấy đã từ chối. Ngay cả bây giờ, ông ấy nói, “với tôi, lưu đầy không phải là tự do”. Thay vào đó, trong hơn ba mươi năm, ông đã nắm lấy mọi cơ hội để nói lên và đòi hỏi tự do cho xứ sở ông. Làm như vậy, ông đã phải trả một giá đắt dưới chế độ Cộng Sản VN – Trải qua hơn 20 năm tại các nhà giam và trại tù khổ sai. Được thả hai lần trước nhờ áp lực quốc tế, lần nào Bác Sĩ Quế cũng nắm lấy cơ hội để đòi tự do cho nhân dân VN. Chế độ đã bỏ tù ông hai lần, lại bỏ tù ông lần mới nhất vào tháng Ba năm 2003 –điều gây phẫn nộ này đã bị tràn ngập bởi những tin tức về trận chiến Iraq khi Hoa Kỳ và Đồng Minh lật đổ Saddam Hussein lúc đó.

Và mặc dầu việc thả Bác Sĩ Quế đã tức khắc tạo đựơc niềm vui, nhưng không phải là dấu hiệu cho thấy chế độ tàn bạo tại Việt Nam đã nới tay. Ông Quế nói: “Nó chỉ giống như tôi được chuyển từ một nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn hơn”. Ông tiếp: Việc thả ông có vẻ giống như một thứ con tin chính trị để Hà Nội mặc cả với Washington về việc Việt Nam mới đây đã bị Hoa Kỳ đặt vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm (CPC), vì điều mà tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) gọi là “một trong những nước vi phạm tệ hại nhất tới quyền tín ngưỡng trên thế giới”. Việt Nam cũng bị cơ sở Freedom House liệt vào danh sách “những chế độ hà khắc nhất thế giới”. Các nhà tù ở Việt Nam cũng tai tiếng nhiều về việc tra tấn đánh đập và tình trạng dơ bẩn. Bác Sĩ Quế cũng cho biết lần đi tù mới nhất mà ông bị giam giữ hai năm trong tình trạng cô lập, đã khiến ông “mệt nhoài”.

* * *

Bác Sĩ Quế không nhận được những tin tức hàng ngày như món ăn nuôi dưỡng của thế giới tự do. Nhưng nhờ vào kỹ thuật thông tin hiện đại, ông biết đủ những gì đang xẩy ra tại Trung Đông, nên cũng muốn chia sẻ quan điểm của mình về việc Hoa Kỳ can thiệp vào Iraq có những điều gì giống và không giống với chiến tranh Việt Nam.

Theo ông, điều giống nhau “là cùng một tinh thần chiến đấu cho tự do”. Ông thêm, điều khác nhau là trong cuộc chiến vì tự do, phía có Hoa Kỳ tham dự “sẽ thắng lần này”.


Tại sao?

Bác Sĩ Quế nói rằng: “Thế giới đang thay đổi. Hiện có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết”.

Ông ấy nói đúng, và nếu thế giới đang thay đổi, không phải bởi vì chỉ có mình Hoa Kỳ coi trọng tự do. Tại khắp các quốc gia đều có những người quan tâm về tự do – và hầu hết các nơi đều có một số người sẵn sàng trả giá đắt và gánh vác những nguy nan khác thường để đóng vai tiên phong. Bác Sĩ Quế là một, và như ông nói, trong khi chúng ta theo dõi tình hình Trung Đông, nên nhớ rằng những gì xẩy ra ở đấy, mang “những giá trị hoàn vũ”, là tại nhiều nơi, có những người chỉ đợi một chút cơ may, họ sẽ đáp lại tiếng gọi của tự do.

Bà Rosett là nhà báo tòng sự tai Cơ Sở Bảo Vệ Dân Chủ (Foundation for the Defense of Democracies). Bài của bà xuất hiện trên Wall Street Journal ở Mỹ và ở Âu Châu luân phiên vào các ngày Thứ Tư.

http://www.opinionjournal.com/columnists/cRosett/?id=110006390
Saigon's Sharansky
Will Vietnam be the next Iraq?

BY CLAUDIA ROSETT/The Wall Street Jounal
Wednesday, March 9, 2005 12:01 a.m. EST

There's been a lot of talk since Sept. 11 about how President Bush's war-lovin' ways have galvanized terrorists, recruiting jihadis to the ranks. What's increasingly evident, however, is that the character suffering the real blowback is Osama bin Laden, who, as it turns out, jolted the U.S. into a global recruiting drive for democrats. Faced with an unprecedented attack on American shores, Mr. Bush smashed the mold for Middle-East policy, and with the invasion of Iraq lit a beacon for freedom-lovers in a part of the world that until quite recently was widely seen as having none.

As it turns out, there are many. Already, Mr. Bush has been answered by the breathtaking election turnout in Iraq, the uprising in Lebanon, the tremors in Syria and Iran, the stirrings in Egypt and Saudi Arabia. But the effects hardly stop with the Middle East. In many places, people trapped under tyrannies are now watching. Ballots cast in Baghdad echo way east of Suez.

So it happens that a message reached me last weekend from within one of the world's most repressive states: Vietnam. Word came that the Sharansky of Saigon, democratic dissident Nguyen Dan Que, had been released from his latest stretch in Vietnam's prisons. Though Dr. Que, as he prefers to be called, is now dogged by state security agents around the clock and allowed no phone or computer of his own, he could arrange to be on the receiving end of a phone call.

So at an appointed hour, I picked up the phone in New York and spoke with Dr. Que, a 63-year-old doctor who has by now spent almost half his life fighting for liberty in Vietnam. Given that Vietnam's secret police almost certainly eavesdrop on any contact he has with the wider world, I was prepared for a discreet and carefully phrased conversation, meant to minimize his risk. Dr. Que was not. He got straight to the point: "What I want is liberty for my people." The question now, he said, "is how to make regime change in Vietnam." For democratization of his country, he added, "support from the rest of the world is important." Specifically, he wants Hanoi's decaying communist party to "put forward a timetable for free and fair elections."

It is important for the world to understand that in saying such things, Dr., Que knows all too well the risk he is taking. Back in 1975, as Saigon fell, he had a chance to leave--and turned it down. Even today, he says, "For me, exile is not freedom." Instead, for more than 30 years he has seized every chance to speak out and demand liberty for his country. For that, under Vietnam's communist regime, he has paid dearly--spending more than 20 years in labor camps and prisons. Released on two previous occasions, due to international pressure, Dr. Que seized the chance each time to again demand freedom for Vietnam's people. Twice, the regime jailed him again, most recently in March 2003--an outrage that was swamped at the time by the flood of news from Iraq, as the U.S.-led coalition went in to overthrow Saddam Hussein.

And though it is cause for immediate rejoicing that Dr. Que has been released, it is not yet a sign that Vietnam's brutal regime is easing up. "It's likely that I was just transferred from a smaller prison to a bigger one," he says. His release looks more like a matter of hostage politics, as Hanoi's regime haggles with Washington over Vietnam's recent designation by the U.S. as a "country of particular concern" for being what Human Rights Watch calls "one of the worst violators of religious rights in the word." Vietnam also makes Freedom House's short list of the world's most repressive regimes. The prisons of Vietnam are infamous for torture, beatings and filthy conditions. Dr. Que notes that after his latest bout in which he was imprisoned incommunicado for two years, he is "tired out."

Dr. Que does not have access to the daily diet of news that feeds the free world. But given the feats of modern technology to spread information, he knows enough about what is now happening in the Middle East so that he wished to share his views on how America's intervention in Iraq is like the war in Vietnam, and how it isn't. The similarity, he says, "is the same fighting spirit for freedom." The difference, he adds, is that in the fight for freedom, the side America is on "will triumph this time."

Why?

"The world is changing," says Dr. Que. "There are more opportunities than ever."

He is right, and if the world is changing, it is because the U.S. is hardly alone in prizing freedom. In every country are people who care about liberty--and in most places there are a few willing to pay dearly and take extraordinary risks to lead the way. Dr. Que is one, and as we watch the Middle East, it bears remembering, as he says, that these are "universal values," that in many places there are people who given any chance at all will answer freedom's call.

Ms. Rosett is a journalist-in-residence with the Foundation for the Defense of Democracies. Her column appears here and in The Wall Street Journal Europe on alternate Wednesdays.

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  


 







Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.