545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527


Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

B Ì N H   L U Ậ N

Bảy, sáu, mười ba!
TUỆ GIÁC và
ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ         
NGUYỄN CHÂU

Tin từ Hà Nội: Ngày 23.5.2005, Thủ Tướng Cộng sản Phan Văn Khải đã tiếp Sư Ông Nhất Hạnh tại phủ thủ tướng. Trong dịp này Sư Ông có đề nghị sáu điểm về sự cởi mở của Đảng Cộng Sản Việt Nam để có thể tiếp xúc với cộng đồng Phật giáo trong nước như một tiềm lực lớn lao của dân tộc và bảy điểm đề nghị nhà nước Việt Nam thực hiện để giải quyết những khó khăn giữa chính quyền và cộng đồng Phật giáo Việt Nam.
Tổng cộng số đề nghị của Sư Ông Nhất Hạnh với Phan Văn Khải Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là 13 điều, nhưng đọc kỹ thì chỉ có ba ý chính hoặc ba vấn đề mà thôi. Sư không dám đặt thẳng nên cứ nói loanh quanh một cách lẩm cẩm và gượng gạo.
Bảy điểm về Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo, thực ra, chỉ cần điểm thứ nhất nếu thực hành được một cách thành tâm thì nó xuyên suốt hết, không còn gì để nói thêm cho dài dòng.

1) "Xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền, không can thiệp vào nhau; tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội."

Nhận định:
Sư Nhất Hạnh đề nghị tách rời "giáo quyền ra khỏi chính quyền". Nói điều này, Sư Nhất Hạnh mặc nhiên xem Giáo Hội Phật giáo hiện nay là một quyền lực [power/puissance] có khả năng tác oai tác quái, chi phối xã hội như chính quyền. Quan niệm như thế này không đúng với tinh thần tôn giáo Á đông nói chung và truyền thống Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam ngay từ thời Lý Trần tuy Phật giáo phát triển cùng khắp nhưng không bao giờ có cái gọi là giáo quyền. Sư Nhất Hạnh nói "Vua Lý Thái Tổ đã yểm trợ cho đạo Phật xây dựng sơ sở giáo hội, và thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ bày thêm cho vua về các đường lối kinh tế, văn hóa, đạo đức và chính trị" điều này không đúng với sử sách, sư Nhất Hạnh đã cương lên một cách tùy tiện.

Giáo quyền chỉ xảy ra ở Âu Châu vào thời Trung cổ [middle ages/ moyen Age] sau khi Đế quốc La mã chấm dứt vào thế kỷ thứ tư (400 AD). Giáo hội Thiên chúa La mã có một ảnh hưởng lớn nhất trong chính trị, giáo dục, nghệ thuật và cả tín ngưỡng. Âu châu tuy có diện tích nhỏ nhất, nhưng là sinh quán của nền văn minh Tây phương và đã có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nhân văn của thế giới. Thiên Chúa giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Âu châu. Người không có đức tin Thiên Chúa này thường bị ngược đãi và do đó đã xảy ra những cuộc Thánh chiến thảm khốc kéo dài cả trăm năm. Có thể lấy một thí dụ về giáo quyền và chính quyền tại Mễ-tây-cơ vào thập niên 1800, dưới thời hoàng tử nước Áo Maximilian do Pháp suy tôn là hoàng đế tại đây. Maximilian đã dùng quân đội và giáo quyền để cai trị và đàn áp dân chúng. Lãnh tụ Mễ là Juarez, Benito Pablo nổi dậy lãnh đạo nhân dân chiến đấu giành tự do từ tay thực dân Pháp. Năm 1855, Juarez trở về Mexico và trở thành Bộ trưởng Tư pháp, ông ta tìm các hạn chế quyền lực của quân đội và của giáo sĩ. Năm 1867, khi đắc cử Tổng thống, Juarez liền tách rời giáo hội ra khỏi chính quyền, thiết lập sự khoan dung tôn giáo và thay đổi hệ thống đất đai của giáo hội. Năm 1866, Hoa Kỳ tỏ dấu hiệu muốn Pháp rút khỏi Mễ. Pháp đành phải rút vào cuối năm 1866 và đầu 1867. Maximilian bị hành quyết. Vatican có chi phối các giáo hội tại nhiều quốc gia, nhất là tại các quốc gia Thiên Chúa giáo đông đảo, thường có nhiều tiến bộ và cải tổ về kinh tế cũng như chính trị. Vào cuối thế kỷ 19 thì giáo quyền đã suy yếu. Sau Thế Chiến Thứ Hai, nhiều quốc gia Đông Âu và Á châu bị chế độ Cộng sản cai trị. Cộng sản kiểm soát và kềm hãm gắt gao các mặt kinh tế, văn hóa, tự do xã hội, cá nhân, chính trị và nhất là tôn giáo của mọi người dân.

Sư Nhất Hạnh vừa nói "giáo quyền tách rời khỏi chính quyền" như "hai lãnh vực riêng biệt" nhưng lại mâu thuẫn ngay với tư tưởng của mình khi nói tiếp là "tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo"... "Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp..." Sự phân tích và giảng giải của sư Ông Nhất Hạnh cho Phan Văn Khải Thủ tướng nghe ra có phần lẫm cẩm, mơ hồ là vì, sư ông không dứt khoát và rõ ràng trong tư tưởng nên diễn tả không thông suốt.

Thật vậy, Sư N.H. khi nói "cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản." không hiểu Sư đang nghĩ gì? Nếu là vô đạo đức là tà giáo, là tà quyền, đương nhiên phải sa đọa và phá sản. Sự có mặt của Sư ông tại Phủ Thủ tướng của Cộng sản Phan Văn Khải đúng ra phải là một "thời pháp thí" để giúp cho "đồ tể buông dao" nhưng tiếc thay! Sư Ông chỉ nói loanh quanh, cứ nhắc đi nhắc lại điều kiện "đạo đức" và "tuệ giác".

Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, ngài quán tưởng: "Xa lìa ham muốn, tâm được yên vui, thanh thản. Tâm yên vui thanh thản là điều cao quý nhất. Chính tâm ấy mới ở trong đại định để hàng phục mọi ma chướng." (Kinh Tứ Thập Nhị Chương, phần Duyên Khởi, Thái Hư Đại sư giảng).

Người tu hành mà mất Chánh niệm, tâm vọng động và khẩu vọng ngữ thì làm sao "hàng phục ma vương"? Kẻ cầm quyền mà lừa dối nhân dân, tham ô móc ngoặc, thì làm sao mà "góp ý kiến về suy thoái đạo đức, yểm trợ cho tôn giáo giáo dục đạo đức, đưa tới lành mạnh hóa xã hội", bạch sư Ông?

RAO BÁN TUỆ GIÁC
Sư Ông nói "tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác". Xin hỏi Sư Ông, "đóng góp tuệ giác" là đóng góp cái gì đây, trong khi đảng Cộng sản Việt Nam đã là những "đỉnh cao của trí tuệ"! Khi kẻ "phơi thây trăm họ nên công một người" được xem có công lao hơn cả Phật, đang tiêu phí hàng năm hơn một tỷ đô la mồ hôi nước mắt của nhân dân cho cái phàm thân tại Ba Đình mà Sư Ông "tụng" là "biểu tượng cho cội nguồn và ân nghĩa ấy". Lạy Phật! Xin ngài chứng cho, lăng Hồ Chí Minh tại Ba Đình là mẫu thu nhỏ của lăng Lê-Nin tại Moscou [Mát-xờ-cơ-va] mà Sư Nhất Hạnh nói là biểu tượng cho cội nguồn, thì quả là "hết ý", người Việt còn lương tri không còn gì để nói với Sư ông nữa! Lăng Lê-nin đã bị phá hủy vì nó không phải là cội nguồn của dân tộc Nga, lăng Hồ Chí Minh (trên bản đồ du lịch Thủ Đô Hà Nội đã có lần ghi là Sở Thú) là một biểu tượng của vong bản và vọng ngoại, không thể nói là cội nguồn và ân nghĩa.


Sư Ông rao bán "TUỆ GIÁC" cho Cộng sản Việt Nam. Nhưng Sư không cho biết món hàng "Tuệ Giác" ấy sản xuất ở đâu, thực chất "tuệ giác" là gì? Làm sao để có "tuệ giác" mà đóng góp? Theo lời Sư Nhất Hạnh, thì "bên tôn giáo đóng góp tuệ giác" có nghĩa là Cộng sản không có tuệ giác, chỉ là một lớp chúng sanh "vô minh", ngu muội! Kinh nghiệm đạo và đời cho thấy có nhiều người trì chí trong trí giác nhưng ít khi đạt đến tuệ, nhiều người rất "trí" nhưng "huệ" thì khó đạt đến. Có người đọc, tụng rất nhiều kinh điển Phật, nhưng không ngộ được đạo, nghĩa là có nhiều "giác" mà không "tuệ", nói nôm na là biết rất nhiều nhưng không thể thâm nhập vào ý nghĩa sâu xa (vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bá thiên vạn kiếp nan tao ngô) thế thì "sản xuất" hàng loạt "tuệ giác" để cung cấp cho Cộng sản Việt Nam quả thật không phải là chuyện dễ. Ngoài ra, không biết món "Tuệ Giác" mà Sư Nhất Hạnh đang chào hàng ấy có hợp với khẩu vị của Phan Văn Khải và Cộng sản Việt Nam không? Có thể Phan Văn Khải sẽ "nương thuyền từ của Sư Nhất Hạnh" để cải tổ chính sách theo khuyến cáo của Mỹ và Âu Châu cho đỡ chạm tự ái Đảng mà thôi! Không cải tổ nhân quyền và tự do tôn giáo, "chúng nó sẽ trừng phạt" cho nên chẳng đặng đừng!

Sư Nhất Hạnh cũng tự mãn đã "hàn gắn được nhiều đổ vỡ, dựng lại được nhiều đổ nát và xây đắp được tình huynh đệ với chư Tăng Thừa Thiên đã đến tụng giới chung với nhau lần đầu ngày 22 tháng 2 năm 2005, sau hơn 10 năm trời tụng giới riêng đã đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả giới xuất gia và tại gia tại Thừa Thiên, cả trong và ngoài nước". Sự thật đã quá hoang tưởng rồi đó! Việc tập trung các tăng ni và tín đồ Thừa Thiên về chùa nghe Sư Nhất Hạnh và "Phái đoàn Phật giáo Quốc tế" thuyết pháp, đối với chính quyền Cộng sản Việt Nam, thì "thầy" muốn con số bao nhiêu cũng có, nhưng nên biết là có số người mà chưa chắc đã có tấm lòng" của người Thừa Thiên đâu? "Tụng giới chung" là cái gì? Làm sao chỉ một lần "tụng giới chung" mà Sư biết là đã đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả trong nước và ngoài nước?

XUYÊN TẠC LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam xưa cho biết là "vua Lý Thái Tổ không hề yểm trợ đạo Phật xây cơ sở giáo hội" như Sư Ông đã giảng cho Cộng sản Phan Văn Khải nghe. Bởi vì, ngày xưa, dưới thời nhà Lý, nhà Trần, không có giáo hội Phật giáo, việc tu hành thường là "nhất sư nhất tự" không có hệ thống ngang dọc nào cả, làm gì có chuyện "yểm trợ xây dựng cơ sở"! Ngày xưa, "Tăng sĩ ngoài vai trò hướng dẫn đời sống đạo hạnh, còn phải lo về các nhu cầu thực tế của dân... Mở lớp dạy chữ tại chùa. Trẻ em đến học ở chùa không phải để xuất gia, như trường hợp Lý Công Uẩn vậy. Thiếu người làm thuốc trị bệnh thì các nhà sư có kiến thức đông y, lo chẩn mạch hốt thuốc... Là những người có học và gần gũi dân chúng như thế mà không thuộc về giai cấp thống trị, không theo đuôi chính quyền..." (Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử luận, Sài Gòn, Lá Bối, 1973, trang 140).

Việt Sử Tiêu Án (của Ngô Thời Sĩ) ghi: "Vua Lý Thái Tổ sinh trưởng nhờ cửa Phật, sư Khánh Vân nuôi lớn, sư Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quả ăn sâu trong lòng, cho nên khi mới kiến quốc đã sáng tạo nhiều chùa, cấp điệp độ tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nước Phật, bất luận hiền ngu đều muốn cho quy Phật...đến các đời sau, nhà Lý đã lập hơn 300 ngôi chùa, đúc quả chuông nặng đến một vạn hai nghìn cân đồng. Khi khánh thành chùa thì mở hội, xá các tội nhân..." Vua Lý Thái Tổ" xá hết các thứ thuế cho thiên hạ trong ba năm. Những người Mán trước bị vua Ngọa triều bắt làm tù binh, đều được cấp cho áo mặc và lương ăn mà tha về."

Theo Việt Sử Tiêu Án, thì các vua nhà Lý đều nhân từ đức độ, hết lòng thương và chăm sóc đời sống nhân dân. Dân bị thiên tai lụt bão hoặc hạn hán, Vua đều nhận lỗi, vì tự thấy bản thân thiếu đức cho nên bị trời quở phạt.

Ngoài ra, cũng không có việc "thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ bày thêm cho vua về các đường lối kinh tế, văn hóa, đạo đức và chính trị" như là cố vấn thường trực cho Vua. Bởi vì, Sư Vạn Hạnh là một bậc tu hành chân chính biết phụng sự dân tộc, nhưng luôn luôn vượt lên trên các sở dục của thế đạo. Sư Vạn Hạnh nhận thấy:

"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Tùy vận thịnh suy hưu bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô."
"Thân như bóng hiện có rồi không
Cây cỏ xuân tươi, thu héo hon
Việc đời chẳng sá hồi suy thịnh
Suy-Thịnh đầu cành đọng hạt sương"

(Ly Châu dịch)

Sư Vạn Hạnh thiên về mật tông, có linh tánh cao siêu và thần toán. Sư viên tịch trước vua Thái Tổ. (Nguyễn Vĩnh Thượng, Tư Tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý, trang 33). Sư Vạn Hạnh thường đưa ra sấm ký, bói toán nên bị thời đó phê là "dị đoan".

Các sử gia như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thời Sĩ không hề nhắc đến chuyện "các vị cao tăng quốc sư đời trước" nếu "làm cố vấn giỏi thì có quyền nhận một chiếc y màu tím" không biết Sư ông Nhất Hạnh lấy chiếc "Tử Y" (y màu tím) này ở đâu ra?

Hơn nữa, đã xuất gia tu hành mà còn muốn đắp thêm chiếc "Y màu tím" nữa thì chấp tướng quá sá rồi đó, bạch Sư Ông. Người thực tu, "trong tâm không thấy pháp gì để được, ngoài đời không còn môn gì để cầu", tu theo kiểu Sư Ông "tâm cố chấp vào đạo, mỗi lời nói đều kết buộc thêm vọng nghiệp", đường sa đọa đã bày ra trước mắt!

Phái đoàn "hát bội" do sư ông Nhất Hạnh (X) cầm đầu,
theo sau là sư bà Chân Không (XX) đang về lưu diễn tại
Việt Nam từ tháng 1/2005, với đầy đủ ban nhạc phường
bát âm, chiêng trống... tùng... t ù n ng .... xoèng ......!!?!

Trong "Cao tăng liệt truyện" của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, khi nói đến sư Tạ Nguyên Thiều, không thấy nói đến chuyện sư cố vấn giỏi thì nhận "y màu tím" bao giờ cả, chỉ ghi rằng: "Hiển tông Hoàng đế ban thụy là Hạnh Đoan thiền sư và làm một bài ký, bài minh" khắc vào tháp mà thôi (Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội-1995)

Theo tôi, nếu thực sự có tâm "vô ngại" và "vô úy" Sư ông chỉ cần nói với Cộng sản Phan Văn Khải rằng: "Muốn yên lành, hòa giải với Phật giáo Việt Nam Thống Nhất thì hãy thành thật và dứt khoát giải tán cái giáo hội do nhà nước lập ra và thừa nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã có từ trước ở miền Nam." Phải thực tâm chứ không phải theo lối "bằng mặt mà không bằng lòng", "con dao trong tâm" không chịu bỏ xuống thì chẳng ích gì đâu, Sư Ông ạ!

Chính Thủ tướng Cộng sản Phan Văn Khải cũng đã nghe Thầy Huyền Quang nói tại Phủ Thủ tướng này, mấy tháng trước đây, đã ghi nhận các "đạo từ" của Đức Tăng thống, báo chí đã đăng tải, nhưng rồi vẫn cấm cản không cho rời khỏi Quãng Ngãi. Việc này, Sư Ông chắc biết rõ rồi!

2) Điểm thứ 2, Sư ông nói: "Trong những năm qua đã có xảy ra nhiều điều đáng tiếc trong Phật giáo do những hiểu lầm, e sợ, nghi kỵ và vụng về gây ra. Những điều này đã gây khó khăn không ít cho nhà nước và cho cộng đồng Phật giáo".

Với câu nói này, Sư Ông đã đứng về phía nhà nước Cộng sản, để phiền trách Phật giáo Thống Nhất. Bạch Sư Ông, "những điều đáng tiếc" đó, do đâu mà có? Nếu không có việc Cộng sản bắt bớ tăng ni, chiếm chùa là kho hợp tác, dùng chính sách hộ khẩu để ngăn cản ý nguyện tu trì của kẻ xuất gia... thì làm gì có chuyện đáng tiếc? để "gây khó khăn không ít cho nhà nước"? Nếu không lên án tử hình và khổ sai các cao tăng trí thức [Trí Siêu, Tuệ Sĩ, Trí Hải...] của chùa Già Lam, thì làm sao bị dư luận quốc tế lên án, bạch Sư Ông? Sư ông đề nghị Nhà nước mời các vị "tôn túc trưởng lão trong cộng đồng Phật giáo làm cố vấn cho cả hai cơ quan lập pháp của nhà nước", chỗ này thì Sư ông tỏ ra lẫm cẩm và nông nổi quá. Vừa nói "bảo đảm là các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, không trở nên hội đồng nhân dân các cấp và Mặt Trận Tổ Quốc vân vân", rồi đề nghị mời làm cố vấn cho hai cơ quan lập pháp và hành pháp... Xin đề nghị Sư Ông làm ngay Quốc sư cho nhà nước để độ thêm được mấy triệu đảng viên Cộng sản, kẻo chuyến đi ba tháng này đoàn Phật giáo Quốc tế mà Sư Ông nói là "đại diện 30 nước" chỉ mới độ được tổng cộng từ Nam, Trung, Bắc là 2,100 người. Sư Ông "đã tháo gỡ được nhiều tri giác sai lầm, nghi ngờ và sợ hải"

3) Sư ông nói: "Nhà nước muốn được thấy các vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ cũng được thoải mái làm các việc như thế, và bảo đảm quý vị có quyền di chuyển tự do, thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước và sẽ tìm cách yểm trợ các vị. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một thực tại. Nếu quý hòa thượng muốn giáo hội này phục hoạt lại, điều này không phải là một việc khó. Việc khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau để nói chuyện, để thiết lập lại truyền thông với nhau, để lắng nghe nhau, để thấy được những khó khăn của nhau và để cùng đi đến những quyết định chung có thể làm đẹp lòng cho cả hai phía."

Nói thế này, là Sư Ông đã buộc tội hai vị Hòa thượng của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là gây khó khăn cho nhà nước Cộng sản. Sư Ông thật là hồ đồ và thượng mạn! Tuệ giác của Sư Ông ở đâu? Mà đến nỗi lại thấy hai Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ được Nhà nước bảo đảm quyền tự do di chuyển, thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước? Sư ông ở tại Paris, Pháp quốc, lẽ nào mù lòa về những thông tin về tình trạng bị "bao vây", "quản chế" và "ngăn đường, đâm thủng lốp xe" không cho các Ngài đi chữa bệnh hoặc đi thăm nhau khi đau ốm?

Chính tư tưởng của Sư ông đã không lành mạnh và sáng suốt, lời nói của Sư ông không chính đáng và thật tha, thì làm sao để truyền thông với nhau được. Sư ông nói là "Nếu quý hòa thượng muốn giáo hội này phục hoạt lại, điều này không phải là một việc khó. Khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau để nói chuyện..." Bạch Sư ông, Sư ông đang đứng trong tư thế của chính quyền Cộng sản, nói một cách trịch thượng và đầy quyền uy với những tăng ni không được chính quyền Cộng sản chấp nhận, luôn luôn tìm cách ngược đãi, bắt bớ, bao vây đó! Không đồng đẳng làm sao ngồi lại với nhau được? Sư Nhất Hạnh lấy tư cách gì để phát ngôn phê phán các vị đại lão Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ? Sư Nhất Hạnh của Làng Mai, của am Phật sống Pháp Vân ở Paris! Ông tưởng ông là ai? nếu là Quốc sư của Cộng sản Việt Nam, thì ông chỉ có quyền cố vấn và phê bình để làm cho Đảng được củng cố mà thôi, ông không đủ tư cách để đứng ra buộc các tăng ni thuộc giáo hội Thống Nhất phải ngồi lại với các sư quốc doanh. Đúng là "muốn phục hoạt thì rất dễ" chỉ cần ngoan ngoãn nghe theo Đảng Cộng sản thì sẽ dễ dàng có quyền di chuyển tự do, thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước" như sư ông Nhất Hạnh, sư bà Chân Không, có lọng vàng, có bát âm thị chúng ngay lập tức!


VỀ SÁU ĐIỂM SƯ NHẤT HẠNH ĐỀ NGHỊ
VỀ SỰ CỞI MỞ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nhận định:
Sư Nhất Hạnh phân ra làm sáu điểm cho nhiều, nhưng tựu trung thì chỉ có hai ý chính. Ý thứ nhất: người Cộng sản phải hòa mình với truyền thống dân tộc, đừng vì quan điểm Mác-Lénin, duy vật mà lúng túng trong nếp sống của tín ngưỡng dân gian. Ý thứ hai: người Cộng sản Việt Nam hãy theo giáo lý từ bi và tuệ giác siêu việt của Phật giáo để bao dung và chuyển hóa hận thù, để xóa bạo động, ma túy, băng đảng, sắc dục, tu tập để đựợc hạnh phúc. Dùng tuệ giác Phật giáo để dung hòa và dân tộc hóa mọi khuyng hướng du nhập mới hay cũ.

Đây là những đề nghị rởm vì hời hợt, không có gì gọi là cởi mở hay dung hóa cả. Từ lâu nay các cơ quan tuyên truyền của Cộng sản Việt Nam vẫn hô hào cởi trói, cởi mở, đổi mới, hòa hợp hòa giải dân tộc, phát huy truyền thống dân tộc, tiến lên nếp sống văn minh hạnh phúc. Khẩu hiệu: Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc vẫn còn trên quốc huy Cộng sản, Sư Nhất Hạnh không thấy hay sao mà đưa ra 6 điểm cởi với mở?

Nói cho đúng thì phải mở rồi mới cởi thoải mái. Nhưng làm sao có thể bỏ bài dạy của Quốc tế Vô sản để nhận tổ tiên là Rồng Tiên, khi đảng dạy Tổ tiên loài người là con khỉ, con vượn, và Bác Hồ khi chết, thay vì về với ông bà tổ tiên, bác nói là về với ông Lê, Ông Mác! Bạch Sư Ông, làm sao đảng viên Cộng sản lại có thể bỏ Lê-nin, Staline, Các-Mác để theo Phật? Đặc biệt là bỏ "Xít-ta-lin" là người mà Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Cộng sản Việt Nam, Tố Hữu đã khóc rằng:

Ông Xít-ta-lin, ơi!
Như ông mà chết, đất trời còn không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười!"

Bạch Sư Ông!
Đạo Phật là đạo cứu khổ cho chúng sanh. Các sư có sứ mạng thuyết pháp độ sinh, chuyển tạo cuộc đời đau khổ thành an vui, tu trì tinh tấn để có thể hàng ta ma trừ yêu quái quấy phá chúng sanh, chứ không phải theo ma mà thuyết giảng.

Đức Phật có nói qua một dụ rằng: Khi có người bị bắn một mũi tên tẩm độc, thì việc trước tiên và cấp thời là phải rút mũi tên độc ra để tìm cách giải độc, sau đó mới tìm xem ai bắn và vì sao lại bắn. Trên cơ thể Việt Nam hiện nay, mũi tên độc đang cắm vào gây đau đớn và tử vong đó là đảng cộng sản độc tài với đủ mánh mung gian ác, cần phải nhổ ngay nó đi thì người dân mơi có thể có cuộc sống tốt đẹp an vui được. Xin Sư ông đừng lý thuyết quanh co, gượng gạo nữa.

"Mặc quốc phục hay không mặc quốc phục, thắp cây hương trước đền hùng hay bàn thờ... để biểu tượng cho sự quý mến cội nguồn và nếp sống ân nghĩa" Sư Ông thật là chu đáo! Nhưng Sư ông lại quá chú trọng tới kịch bản và hình thức mà quên cái quan trọng là cái tâm thành. Đóng kịch thì chắc không ai giỏi bằng Cộng sản Việt Nam đâu, bạch Sư ông. Bởi vì Bác Hồ của họ vốn là một kịch sĩ đại tài "un grand comedien!" chắc Sư Ông dư biết.
Vậy thì hãy tỉnh thức đừng vọng tưởng nữa.

NGUYỄN CHÂU (30.03.2005)

Phụ Lục: Nguyên văn sáu điểm của Sư Nhất Hạnh
1. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và nguyện sống như thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấỵ

2. Người Cộng Sản Việt Nam ý thức rằng cây có cội, nước có nguồn và tổ tiên là nguồn gốc của mình, từ đó mình đã tiếp nhận được rất nhiều tuệ giác, kinh nghiệm và nếp sống văn hóa đẹp và lành.

3. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái khi mặc quốc phục và thắp một cây hương ở Đền Hùng, trên bàn thờ tổ tiên đặt trong nhà mình, và trước các đài kỷ niệm liệt sĩ. Đền Hùng, bàn thờ tổ tiên và đài liệt sĩ là biểu tượng cho sự quý mến cội nguồn và nếp sống ân nghĩa, không phải là đối tượng của một tín ngưỡng thần linh (Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một biểu tượng cho cội nguồn và ân nghĩa ấỵ)

4. Người Cộng Sản Việt Nam thấy được rằng phần tôn giáo tín ngưỡng bao quanh đạo Phật không phải là cốt tủy của đạo Phật. Cốt tủy của đạo Phật là một nguồn tuệ giác (trí tuệ) siêu việt được tất cả những nhận thức như có/không, tâm/vật, có khả năng bao dung, có khả năng chế tác tình huynh đệ lớn (từ bi), có khả năng chuyển hóa hận thù, kỳ thị, là những phép thực tập cụ thể giúp người tháo gỡ được những khó khăn nội tâm, tái lập được truyền thông, đem lại hòa giải trong nội thân, trong gia đình và trong xã hộị Nguồn tuệ giác này và những phép thực tập này nếu được đem áp dụng đúng phép có công năng xây dựng lại được những gia đình hạnh phúc, những thôn làng yên vui, những khu phố văn minh không bị những tệ hại xã hội như tội phạm, bạo động, ma túy, băng đảng và sắc dục xâm chiếm. Truyền thống từ bi và tuệ giác này đã giúp dân tộc Việt Nam xây dựng nên một nếp sống thuần từ, kiến tạo được những thế kỷ hòa bình và làm nên bản sắc của nền văn hóa dân tộc. Bản sắc này được luân lưu trong dòng máu của tất cả mọi người Việt, kể cả những người không nghĩ rằng họ là Phật tử.

5. Dù thấy rằng có nhiều người tự cho là theo Phật giáo nhưng chỉ biết cúng lễ cầu xin, Người Cộng Sản Việt Nam vẫn cảm thấy thoải mái, không kỳ thị với những người này và chỉ thấy mình được may mắn hơn, được có cơ hội học hỏi và sử dụng nguồn tuệ giác đạo Phật để có một chiều hướng sinh hoạt nội tâm phong phú, có thêm sức mạnh để vượt thắng khó khăn, tạo dựng được cảm thông và hạnh phúc trong gia đình, tổ chức và thành tựu được sự nghiệp mình một cách mau chóng.

6. Người Cộng Sản Việt Nam cảm thấy thoải mái sống chung với tất cả các truyền thống nào (đã du nhập vào Việt Nam từ lâu hay mới du nhập,) có khuynh hướng dân tộc hóa để trở thành một phần xương thịt của sự sống dân tộc, và tình huynh đệ giữa những truyền thống có đặc tính văn hóa dân tộc ấy là một sự thật không cần mang danh hiệu và màu sắc tôn giáo, chủng tộc, chủ thuyết, hoặc ý thức hệ.

Bài liên hệ:
Tâm dao găm!
Phái đoàn "hát bội" Nhất Hạnh + Chân Không

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

- Michael Tran: (Thu, 31 Mar 2005 20:41:50 -0800 (PST)
Sư Nhất Hanh với đôi mắt gian tà, và cái tâm một bồ dao gâm là đại hoạ cho Phật Giáo. Thiền sư Nhất Hạnh thích thịt nữ Chân không thì có, sư ông thiền sư khỉ khô gì? Tu hú chớ tu hành gì?! Chân là vợ của sư hổ mang Nhất Hạnh ai mà không biết ông đó mà tu cái gì, độc như rắn hổ mang? Ăn tiền thắt cổ thắt họng Phật tử chiêu dụ đi thiền quên đi VC giết người không gớm tay.
Ngày xưa ông Nhất Hạnh theo đường lối MTGPMN chống đối người QG tâm đỏ như máu còn ai lạ gì sư hổ mang Nhất hạnh. Bây giờ ông về VN giãi độc cho CSVN bị Hoa Kỳ đưa tên lên danh sách 8 nước hung đồ siết cổ siết họng dân! Cũng may, mô phật sư Thích Quãng Độ hiểu quá nhiều chiêu bài của CS dứt khoát không ra gặp sư hổ mang NH, mô Phật cám ơn thầy Thích Quãng Độ và cũng cám ơn thầy Thích Tuệ Sĩ không thèm ra gặp con cáo gìa Nhất hạnh...cái con hổ mang Nhất hạnh xanh võ đỏ lòng hiện nguyên hình con hổ mang đi giãi độc cho VC.
Giờ đây ông về cứu cái chế độ CSVN thối nát khi người Mỹ đưa lên danh sách quốc gia hung đồ. Nam Mô Adi Đà Phật cứu khổ cứu nạn dân tộc VN khỏi ách gông cùm CSVN, CS họ đã mất hết chủ quyền rồi! Giờ họ là tay sai của Bắc Kinh đánh Mỹ cứu nước qua đường lối Bắc Kinh! Họ đâu có được quyền cứu dân tộc Việt Nam qua gọng kềm Trung Quốc, đó là vì sao họ làm ngơ khi Tàu giết ngư phủ! Họ đâu có được quyền cứu ngư phủ VN đâu! Khổ quá biết rồi nói mãi. Họ chỉ cần tiền của người Việt về nước tiền bõ vô túi rồi chạy té ù ra nước ngoài khi chiến tranh bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung cộng. Nhà của bọn VC từ 700K đến 1 triệu bên đồi Nieman hay đồi Silver Creek nhiều lắm đó tiền của Việt kiều mang về quê hương nuôi VC. Tu đâu cho bằng tu nhà thờ cha kính mẹ hơn là đi tu.
Vô tu viện Kim Sơn tu thiền với sư hổ mang Nhất hạnh từ $500.00 - $ 2000.00 sư Tịnh Từ là đệ tử sư hổ mang Nhất hạnh đang trụ trì tại tu viện Kim Sơn lên tiếng bênh vực cho Nhất Hạnh cá mè một lứa chỉ biết quyền lợi cá nhân cất chùa cho to lớn toàn là tiền của phật tử xanh vỏ đỏ lòng đang về VN giãi độc cho đảng CSVN đang bị Mỹ lên án 8 nước hung đồ không có nhân quyền và tự do tôn giáo!

RETURN TO FRONT PAGE


 







Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.