545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527


Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

 

T I N   Q U Ố C   T Ế

Malaysia đập bỏ tượng đài
Thuyền Nhân Tỵ Nạn
Việt Nam

Bài và Photos đăng lại từ website BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/
2005/06/050615_boatpeoplemonument.shtml


Đài tưởng niệm với dòng chữ khắc ghi trên bia đá: "Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, kiệt sức hay vì lý do gì khác, chúng ta cầu nguyện cho họ được yên nghỉ vĩnh hằng. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. "

(BBC) 15.06.2005. Chính phủ Malaysia đã ra lệnh dẹp bỏ tượng đài trên đảo Bidong tưởng niệm các thuyền nhân đã bỏ mình trên đường vượt biển trong thập niên 70, 80.
Chính phủ Malaysia đã ra lệnh này sau khi nhận được than phiền từ chính phủ Việt Nam.

Tượng đài này đã được dựng lên để tưởng niệm hàng ngàn thuyền nhân đã bỏ mình trong lúc vượt biển để trốn khỏi Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước hồi năm 1975.

Ước lượng khoảng 250 ngàn người tỵ nạn Việt Nam đã đặt chân lên Pulau Bidong trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1991.

Tượng đài bằng xi măng có gắn hai tấm đá hoa cương có khắc chữ đã được dựng lên theo thỉnh nguyện của một nhóm các cựu thuyền nhân mà nay đã định cư tại Úc và Hoa Kỳ vừa về thăm lại đảo này hồi tháng Ba vừa qua.

Trên một tấm hoa cương có ghi hàng chữ nói đến cảnh hàng ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả trên đường tìm đến bến bờ tự do.

Tấm hoa cương kia cám ơn Chính phủ Malaysia và Hội Trăng Lưỡi Liềm Ðỏ của Malaysia đã giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam.


Tượng đài đã bị phá ở Galang (ảnh nhận ngày 16/5/2005)

Tuy thế, tượng đài này đã làm phật lòng chính phủ Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã than phiền với với Bộ Ngoại Giao Malaysia, và sau đó, chính quyền trung ương Malaysia đã yêu cầu chính quyền bang Terengganu, tức là chính quyền chủ quản hòn đảo Bidong, phải dẹp bỏ tượng đài này.

Một nguồn tin tại Bộ Ngoại Giao Malaysia nói rằng Việt Nam còn đang bận rộn với lịch sử của họ, và để bảo tồn bang giao tốt đẹp với Việt Nam nên Malaysia quyết định tôn trọng ý muốn của Hà Nội.

Theo dự trù, hành động này sẽ bị cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại chỉ trích rất nhiều. Hiện nay, đại sứ quán Việt Nam tại Kuala Lumpur chưa lên tiếng gì.

Trong khi đó ông Đinh Quang Anh Thái của đài Little Saigon nói với BBC rằng nhiều thính giả của đài đã 'bực tức' gọi điện tới và đòi phải có 'phản ứng ngay'.

Ông Thái, người có mặt tại lễ khánh thành đài tưởng niệm nói rằng điều này sẽ làm cho sự phản đối chuyến thăm của ông Phan Văn Khải tới Hoa Kỳ trong tuần tới gia tăng.


Thuyền Nhân tị nạn Cộng sản VN khắp nơi trên thế giới, quay trở về chốn cũ, trại tị nạn Bidong "Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường" trong dịp lễ kỷ niệm vào năm 2005 Cuộc Vượt Biên Vĩ Đại - Bi Tráng đẫm máu và nước mắt của Dân Tộc Việt Nam

Tháng 9 năm 2004 Thủ hiến Dato Seri Idris Bin Jusoh của bang Terengganu đã ban sắc lệnh biến Bidong thành khu di sản và lập qũy trùng tu nơi đây để khai thác du lịch.

Quí vị nghĩ gì về chuyện này? Tại sao Việt Nam làm như vậy ngay trước lúc Thủ tướng Phan Văn Khải có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, là nơi định cư của đông đảo cựu thuyền nhân?

----------------------------------------------------
Ý KIẾN BẠN ĐỌC BBC:
Quốc Huy
Một câu hỏi được đặt ra là ai được lợi trước hành động đập phá bia tưởng niệm? Bộ máy chính trị CSVN không thể quá ngờ nghệch đến mức tự gây khó dễ cho mình khi đang muốn gác lại quá khứ nhằm gia nhập WTO và nâng cao vị thế chính trị. Ông Khải sang Mỹ lần này sau đó sẽ nghỉ hưu, vì vậy cũng không thể nghĩ rằng ông đang là vật cản đường của ai đó muốn ngồi vào ví trí thủ tướng. Hơn nữa việc ông Khải sang Mỹ, ông Mạnh sang Pháp và có thể ông Luơng sang Trung Quốc chắc chắn phải nằm trong kế hoạch chi tiết và được sự nhất trí cao của bộ chính trị.
Bia tưởng niệm về mặt hình thức chỉ là tấm bia tượng trưng cho nấm mồ của hàng vạn người không tấc sắt trong tay chết trên đường vượt biển và ghi nhớ công ơn những người cứu giúp, nghĩa tử là nghĩa tận và về mặt tâm linh thì người ta rất kiêng kỵ hành động coi như là “đào mồ cuốc mả” đó. Không riêng gì phong tục tập quán của người Việt mà cả thế giới lương tri sẽ lên án về sự vô lương tâm này, vậy tại sao hành động “thọc gậy bánh xe” cứ nhất quyết phải xảy ra cận kề trước chuyến đi của ông Khải?
Nếu cho rằng nó là cái gai mà CSVN phải nhổ thì cũng không ai dại gì làm vào lúc này nếu xét về mặt lợi ích kinh tế và chính trị, CSVN đủ khôn để có thể chờ đợi và hành động quyết liệt hơn thế nhiều sau khi Mỹ chấp nhận VN gia nhập WTO hoặc ít ra đợi đến khi ông Khải trở về VN mà không phải lo lắng gì về ảnh hưởng của việc đó. Vậy chỉ còn trường hợp một thế lực nào đó không muốn VN gia nhập WTO.
Giả sử những người Việt hải ngoải chống đối chuyến đi của ông Khải, nghĩa là họ đã cài được người vào bộ máy CS và phá hoại bằng cách đó. Giả thiết này không thực tế: đã đưa được người vào bộ máy CS tại sao tự gây khó khăn bằng cách gia tăng ngăn cách với CS, hai nữa là phá hỏng chính biểu tượng của mình?
Thật sai lầm nếu bỏ qua người láng giềng phương Bắc. TQ đã vào được WTO và có được vị trí vững chắc trên trường quốc tế, nếu VN không vào được WTO thì có lợi cho TQ bởi vì VN sẽ là thị trường sân sau và phụ thuộc vào TQ. Lúc này VN sẽ bị khống chế và không thể quan hệ kinh tế ngang hàng với TQ thông qua định chế quốc tế, từ đó TQ sẽ dễ dàng thâu tóm lợi ích chính trị và quốc gia của VN. Điểm thứ hai mà TQ lo sợ chính là hợp tác đào tạo quân sự của Mỹ dành cho sỹ quan VN, về mặt TQ không dễ dàng buông tha CSVN thoát khỏi sợi dây xích cổ.
Trường hợp thứ hai ở trên thuyết phục và có cơ sở hơn: CS Trung Quốc không muốn VN gia nhập WTO nhưng cũng không muốn ra mặt, không muốn VN quan hệ hợp tác chặt chẽ với Mỹ và đặc biệt lĩnh vực quân sự. Phải chăng vụ việc phá bia tưởng niệm tại Indonesia và Malaysia có sự nhúng tay của TQ? Hãy lưu ý từ ngữ “than phiền”, nó không nêu đích danh cụ thể một người nào, trong trường hợp này có những “con bài” của TQ trong bộ máy CSVN bắt buộc phải lên tiếng hoặc thúc đẩy việc đó - cái cớ hợp pháp để bàn tay ngầm TQ gây sức ép mạnh mẽ lên chính phủ 2 nước Indonesia và Malaysia. Vụ việc xảy ra dù chủ động hay bị động thì bộ máy chính trị CSVN cũng nên rà soát lại để tìm xem “Trọng Thủy” đang ở đâu trong nhà.

Nguyễn Phong, Texas, USA
Mặc dù rất ghi nhớ công ơn của các nước đã cưu mang các thuyền nhân Việt Nam nhưng tôi cũng lấy làm tiếc là phải nói lên sự thật là chính phủ Indonesia và Malaysia đã thực hiện những việc có tính cách như tục ngữ VN nói :"đòn xóc hai đầu". Một mặt cũng chính những chính phủ này đã cho phép xây dựng các tượng đài này và mặt khác cũng chính họ ra lệnh dẹp bỏ đi! Nếu ngay từ đầu họ từ chối không cho phép xây dựng vì mối quan hệ với chính phủ Hà Nội thì các thuyền nhân cũng không tức giận như ngày hôm nay. Ngày xưa có người nói rằng họ phải cứu vớt người vượt biển vì sợ quốc tế trách họ vô nhân đạo, tôi không tin nhưng hôm nay tôi cũng phải suy nghĩ lại một chút. Có một điều là những người dân tại địa phương là những người tốt, họ giúp đỡ thuyền nhân thật lòng.
Có nên chăng phải làm như vậy? Không lẽ nước Mỹ quan hệ với VN thì nước Mỹ phải dẹp bỏ bia tưởng niệm các binh sĩ Mỹ đã tử trận ở VN hay sao? Dù công nhận hay không công nhận thì sự kiện thuyền nhân Việt Nam vẫn là một sự thật đã xảy ra không thể chối cãi được. Nó giống như việc Trung Quốc đã tấn công Việt Nam vào những năm 1979, dù bây giờ chính phủ Hà Nội có ca ngợi tình hữu nghị lâu đời bền vững của 2 nước thì cũng không thể che đậy được lịch sử là đã có một lần nuớc anh em Trung Quốc đã xua quân "dạy" cho người bạn Việt Nam một bài học. Cho dù chính quyền Hà Nội cho dẹp bỏ tất cả sách Giáo Khoa thời đó và cho in sách mới để không nhắc đến sự kiện trên thì người dân trong nước vẫn biết và thế giới vẫn biết. Việt Nam còn phải ! bận rộn với Lịch Sử của mình bao lâu nữa đây như lời Bộ ngoại giao Malaysia trích dẫn? Tại sao không dám nói lên sự thật của lịch sử mà phải nhức đầu nghiên cứu viết lại lịch sử sao cho "đẹp"?

Jacky, TP HCM
Đọc qua ý kiến của các bạn, tôi hiểu được tâm trạng của các bạn, đặc biệt là những người đã từng ở các trại tị nạn đông nam á. Vì, nhiều người trong nước cũng có người thân đã bỏ mạng ngoài biển, thậm chí ngay trên bến bờ tự do vì kiệt sức, bệnh tật trong quá trình hành trình. Một người thân của tôi đã bỏ mạng ở cửa biển Tiền Giang, Gò Công vì tàu của công an Tiền Giang đã đuổi theo và bắn vào tàu vượt biên.

Trần, CA, USA
Đúng như bạn Đỗ, Chicago nhắc lại câu nói của ông bà tổ tiên ta: "Nghĩa tử là nghĩa tận." Hành động này của chính quyền CSVN khác gì đào mả người ta lên.

Quang Lê
Những thuyền nhân trước đây muốn vượt thoát khỏi "thiên đường CS" ít nhất phải có đời sống dư giả thì mới có điều kiện vượt biên tìm đến cõi tự do, không nên vội vàng kết luận họ ra đi vì miếng cơm manh áo, ngoại trừ những kẻ cơ hội,mánh mung đi "ké". Vậy thì những lời trên tấm bia vinh danh những thuyền nhân bỏ mình vì tìm Tự Do, vì lánh CS là chính xác, không cần nhân danh bất cứ ai, cá nhân nào góp công vào tấm bia này cũng đáng trân trọng, không thể nói nhóm này, nhóm kia quy chụp hành động chính trị lên những vong hồn đã khuất. Nếu không chống, không căm hận CS thì tại sao họ phải liều chết ra đi ? Dù thụ động, dù thầm lặng chúng ta cũng không thể phủ nhận nhiệt huyết của những người tích cực chống bạo quyền.
Được phép chính quyền địa phương cho đặt bia tưởng niệm thuyền nhân ngay trên mảnh đất bao con thuyền tị nạn được vào bờ, bên phần mộ của hàng trăm những nạn nhân bạc mệnh, thì còn chỗ nào thiêng liêng hơn ? Chúng ta cũng đã thấy trên quê hương VN có biết bao những nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ ở bìa rừng, trên gềnh biển, mà chúng ta dù mang chính kiến nào khi đi ngang cũng vẫn phải tỏ lòng kính cẩn, chứ không thể lạnh lùng hỏi như bạn Nội Thất, "sao lại phải phô trương ra bởi cái bia này để gợi lại cái nỗi đau, có nhất thiết để làm một bằng chứng?"
Chính quyền CS đã từng công khai thừa nhận rất nhiều sai lầm, trong đó có sai lầm thời "bao cấp" khiến dân lành phải liều chết ra đi, thì lẽ gì lại chấp nhất biểu tượng của một tấm bia ở một nơi hoang vắng, để vô tình cả thế giới nghe nói về tấm bia, về hành động bất xứng của một chế độ? Thế giới ngày nay con người rất văn minh tiến bộ, dù vì lý do gì bị giam hãm trong bốn bức tường, vẫn có nhiều cách để nghe, để thấy, để hiểu rằng đất nước VN mình muốn vươn lên, muốn được hòa nhập vào Thế giới tiến bộ, để 80 triệu đồng bào ấm no, sung túc thì bất cứ cá nhân nào cũng phải có trách nhiệm thức tỉnh những người cầm quyền tôn trọng quyền thiêng liêng của chính đồng bào mình. Tôi hy vọng là không đến nỗi CSVN yêu cầu Mã Lai kêu bốc hài cốt cho những mộ còn thân nhân, và san bằng những nấm mộ vô thừa nhận.

Nguyen An, Fremont, USA
Những lò thiêu xác giết hại dân Do Thái cuả người Đức đâu có bị xoá bỏ đi để giữ cho nước Đức hoà nhập với thế giới tự do dược tốt hơn đâu? Đây là một sự kiện lịch sử không thể xoá bỏ được. Tại sao chính phủ Việt Nam lại dị ứng với tượng đài kỷ niệm này? Tôi nghĩ đầu óc họ chưa dược thông thoáng lắm, thật đáng buồn!

Trần Nam, TP HCM
Qua chuyện này tôi thấy việc thống nhất dân tộc Việt quá xa xôi. Có lẽ vệc thống nhất sẽ dành cho thế hệ sau 1975. Việt Nam khó có thể phát triển nhanh nên thiếu sự kết hợp sức lực người Việt trong và ngoài nước. Các nước lân cận sẽ bớt lo khi nhìn thấy một Việt Nam trong chia rẽ và thù hận. Một Việt Nam thống nhất về dân tộc sẽ là mối lo trực tiếp về chính trị đối với Trung Quốc và về kinh tế đối với Thái Lan.

An, Brisbane, Australia
Tôi rất đồng ý việc kêu gọi người Viêt hải ngoại tẩy chay Malaysian Airlines và các sản phẩm từ Malaysia trong một thời gian kể từ giờ phút này để phản đối sự xúc phạm đạo đức và lương tâm nhân lọai của họ. Đây cũng ví như đốt một nén nhang, ném một đóa hoa trên mặt biển cho những vong hồn xấu số. Hy vọng mọi người chúng ta đều có thể tự làm được.


Văn Thanh Hòa, Hoa Kỳ
Tôi bật khóc vì người chết mà họ cũng không tha, chứng tỏ người còn sống vẫn là đố kỵ và hận thù! Cái gì mà 'khúc ruột ngàn dặm...''. Hành động của 30 năm trước là hận thù Quốc Cộng đã biện minh gì cho 30 năm sau ? hay vẫn là thù hận nhân dân ViệtNam không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản nên đã âm thầm trốn bỏ mà đi với nhiều hiểm nguy.

Giang, Victoria, Úc
Buồn nhất là có nhiều oan hồn không có nắm mồ, tượng đài đó là để tưởng niệm người chết có mồ và không có mồ. Nhiều người chết không có thân nhân thắp nhang hàng năm nên lạnh lẽo lắm, tượng đài này để người Việt còn sống nào có dịp ghé Mã lai thì ghé thăm thắp cho họ nén nhang , cúng vài cánh hoa, vài trái cây. Đã là con người ai cũng nên có niềm tin và tình cảm đối với thân nhân, đối với tha nhân.

Lily Phan, Brisbane, Úc
Đảng C.S.V.N muốn lấp liếm hay chối bỏ tất cả sự thật không có lợi cho Đảng. Đây cũng chỉ là một vấn đề nhỏ trong muôn vàn thủ thuật mà Đảng C.S.V.N đã và đang làm để che lấp tất cả những việc làm sai trái. Thử hỏi có một Nhà nước nào trên trái đất này, để mặc cho con dân mình túa chạy đi khắp nơi tìm chỗ dung thân?

Đỗ, Chicago
Ngày 25-8-1976, ký giả Henry Kamm của tờ New York Times đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ cuả nhân loại bằng chữ "thuyền nhân" (boat people), mà công lao thực sự là cuả nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Từ những mỹ từ tự do, hạnh phúc nhà cầm quyền Cộng sản đã "sáng tạo" nên chữ "thuyền nhân" khi đẩy hàng triệu người Việt Nam vào bước đường cùng, để rồi họ phải bỏ nước ra đi.
Sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được chính xác bao nhiêu người Việt Nam đã chết trên đường đến tự do. Nhưng nhân loại đã có một ý niệm rõ rệt về con số người đã chết qua thống kê cuả Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Trong vòng 20 năm từ 1975 đến 1995, có gần 800.000 người Việt Nam bỏ nước ra đi, đã đến được quốc gia đầu tiên tiếp nhận họ. Và khoảng từ 40% đến 70% không may mắn, đã không bao giờ đến được những bến bờ tự do mà khi ra đi họ đã mong mỏi. Với con số lạc quan 70% người sống sót thì khoảng 1.000.000 người đã chết; và với con số bi quan 40% thì đã có gần 1.800.000 người Việt Nam thoả được một nửa ước vọng không phải sống dưới chế độ Cộng sản, nhưng đã phải trả giá bằng mạng sống cuả mình.
Những người Việt Nam bất hạnh cuả đất nước Việt Nam bất hạnh, đã chết dưới đủ mọi hình thức khi phải rời bỏ quê hương đi tìm chỗ sống. Chưa bao gìờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam có một trang đẫm nước mắt như thế.
Chỉ mới 3 tháng, chính quyền Malaysia theo yêu cầu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã ra lệnh dẹp bỏ đài tưởng niệm. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thoả mãn ý muốn "sát nhân diệt khẩu" của mình, với sự nhượng bộ cuả chính phủ Malaysia, trong nỗi ngậm ngùi cuả người dân trong nước và lòng công phẫn cuả người Việt Nam ở hải ngoại. "Nghiã tử là nghiã tận". Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phủ nhận giá trị đạo đức căn bản nhất cuả văn hoá Việt Nam.
Như những người còn nặng lòng với đất nước, tôi nhìn bóng tôi trên tường tự hỏi : bằng những giọt nước mắt thụ động, có phải là con đường đúng để góp phần vào công việc xây dựng lại đất nước bất hạnh cuả mình hay không?

Tuấn Khoa, Houston
Tôi là một trong những 250 ngàn thuyền nhân tới được đảo Pulau Bidong, tên mà chúng tôi thường gọi trại ra là “buồn lo bi đát”.
Ngày hôm nay chính là một ngày “buồn” cho các thuyền nhân đã chết trên biển cả hay đến được bến bờ tự do. Ngày hôm nay chính là một ngày “lo” cho nước Mã Lai không biết những gì sẽ xẩy ra trong tương lai khi nghe chính quyền CS tháo bỏ tượng đài thuyền nhân làm cho mọi nguời tỵ nạn trên thế giới tức giận.
Ngày hôm nay chính là một ngày “bi” cho những ai vẫn còn tin tưởng hòa hợp được với chính quyền trong nước và hy vọng về để nối lại khúc ruột ngàn năm.

Long, Việt Nam
Thật không chấp nhận được, chỉ có một cái bia đá mà cũng không tha. Hòa hợp hòa giải chỉ là cách moi tiền của Việt Kiều mà thôi, một hành động tiểu nhân.
Nhân đây tui xin góp một số ý kiến cho bà con Việt Kiều: Thương con em mình đang sống trong nước thì đừng có cho tiền mà hãy tạo công ăn việc làm thì hơn. Khi về nước thì hãy nghĩ là mình về thăm quê cha đất tổ chứ không phải về VN để ăn chơi.

Lê Thuy Nguyêt, SG, Vietnam
Đối với chính phủ VN thì chuyện dẹp bỏ tượng đài ở Galang là không tránh khỏi. Các đài tưởng niệm đó chắc chắn không đẹp đẽ gì với chế độ hiện nay tại VN. Ba tôi là lính dù VNCH từ trần năm 1972, anh công an khu vực bắt phải bôi đen bộ áo nhảy dù mặc dù chúng tôi năn nỉ vì không còn bức hình nào để thay thế trên bàn thờ ông cụ.

Nguyễn Văn Thanh, Hà Nội
Tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, ba tôi một bộ đội giải ngũ. Tôi không không hiểu nhiều về người tị nạn cộng sản, không biết nhiều về cuộc chiến đã qua, nhưng ba tôi vẫn thường nói: N'oublies jamais avec les communistes, il n'y a les 4 mots suivants: Misere, Menace, Meutre et Mensonges.

Lê Tuấn Anh, TP HCM
Qua sự kiện csvn áp lực chính quyền Malaysia dẹp bia đá tượng niệm các đồng bào đã bỏ mạng trên biển đông, không làm tôi ngạc nhiên lắm, bởi vì chế độ của họ từ quá khứ cho đến hiện tại đều thi hành những chính sách phản lại truyền thống đạo đức của ông cha chúng ta. Trước đó vào khoảng 1988 , tôi đả cố gắng tìm đường vượt biên bằng thuyền, có một lần thất bại bị bắt vô trại cải tạo K25 ở ngay cửa biển Thanh Phú Bền Tre, tôi thấy rất nhiều mộ hoang ở đó, liền hỏi vài người tù lớn tuồi lâu năm về những bia mộ hoang đó, họ cho tôi biết đó là mộ của những người vượt biên bị bắt trước thời “đổi mới” của Tổng bí thư Nguyển văn Linh, sau đó vì hoang mang lo sợ nên bỏ chạy, khi họ bi bắt lại, họ bị công an bắt đi tới phía trước để và bắn đàng sau lưng và sau đó đem chôn ở đó.
Dân Sài gòn hoặc dân ngoại thành Sài gòn như Cát Lái , Cầu chử Y thưòng quen nghe hoặc chứng kiến nhiều xác đồng bào trôi trên sông bởi công an biên phòng bắn tan xác ghe vượt biên bằng súng phóng lựu M79. Sau đó, tôi ngậm ngùi không có may mắn đi ra nước ngoài, nhưng vẩn tôi nghe và đọc do bạn bè truyền tay hoặc may mắn đem về từ nước ngoài nhửng mẩu chuyện cảm động, thảm cảnh và thưong tâm về số phận của nhửng thuyền nhân trên đường đi tìm tự do. Và dân VN ai củng biết khi “cánh cổng” tự do đả đóng lại nhiều thuyền nhân với dù may mắn tới được bến bờ! tự do an toàn , nhưng số phận cay đắng bị thanh lọc kém may mắn bị gởi trả về, có người tuyệt vọng phải mổ bụng tự sát để đuợc ở lại còn hợn bị gởi trả lại VN.
Nên tôi hoàn toàn không tin là bạn Nội thất, Canada là một thuyền nhân dù cho bạn có là công an được Đảng và nhà nước cho ra đi để “đội lốt” thuyền nhân nằm vùng đi nửa, và càng vô lý hơn nửa khi bạn là thuyền nhân ở đão Bi-đông. Một địa danh mà rất nhiều đồng bào đã bỏ mạng trên biển đông, và nhửng nhân chứng may mắn hơn được cưu mang tại hòn đảo này. Bây giờ là thời đại cách mạng thông tin, CSVN có thể dẹp một bia đá tượng niệm ở đảo hoang Bidong, nhưng không thể xoá đưọc ký ức, lịch sử, hoặc nhân chứng sống đang tầp nập ra vô Tân sơn Nhất. Và càng không thể ngăn chặn mỗi nhà người thân, bạn bè tôi, có người đang lau nước mắt khi đang xem những băng DVD copy Thúy Nga Paris 30 năm viễn xứ từ Bắc cho tới tận Cà mau.

Nhiên, Bern, Thụy Sĩ
Chào anh Nội thất, Canada. Tôi xin chia buồn với những gia đình có thân nhân không may mắn phải bỏ thân nơi Đại dương sâu thẳm. Việc anh muốn dẹp bỏ cái bia này, tôi không có ý kiến vì mỗi người đều có lý tưởng riêng.
Anh đặt câu hỏi: “Sao lại lợi dụng từ ngữ đi tìm tự do để mà làm uy hại đến bước tiến của Việt Nam?” Tôi xin phép được trả lời cho anh như thế này : Hiện Trong nội bộ của Việt Nam chia phe phái chống lại sự thân Mỹ của ông Khải, đó là những người muốn ngăn cản bước tiến của ViệtNam chứ không phải những thuyền nhân chúng ta đâu anh ạ.
Nguyên đại tá Bùi Tín cho rằng thủ tướng Phan Văn Khải đang đứng trước một chuyến đi cự kỳ khó khăn, cả từ bên ngoài lẫn bên trong.Ông Bùi Tín vốn đã nhiều năm quan sát tình hình nội bộ của Việt Nam, mô tả không khí chính trị trong nước hiện đang "rất rối ren".

Nội Thất, Canada
Tôi cũng đến Canada từ hòn đảo này, Pu lau Bidong. Nhưng tôi không đồng ý, nhóm người tự cho là đại diện của người Việt khắp nơi để làm việc đặt bia tưởng niệm này. Cái bia thì quả thật không là gì, nhưng ý nghĩa của nó và mục đích chính trị của nhóm người chống cộng thì quá rõ ràng.
Tôi cũng biết ơn mảnh đất này đã từng dung thân cho tôi và bao người khác, tôi ao ước ngày nào có dịp để quay về đây, nhưng tài chánh của tôi không cho phép như những người trong đoàn đến nơi này. Tôi còn phải thiết thực giúp cho gia đinh tôi ở Viet Nam.
Tưởng nhớ thực sự có nhiều cách lắm, ở những nơi tôn nghiêm, ở trong lòng mọi người, sao lại phải phô trương ra bởi cái bia này? để gợi lại cái nỗi đau, có nhất thiết để làm một bằng chứng?
Trong khi Việt Nam lại luôn luôn muốn được hòa nhập vào Thế giới tiến bộ, luôn luôn muốn 80 triệu dân được no ấm tự do hơn, trong khi một số người, tự cho là đại diện, thì lại luôn tìm moi cách làm ầm ĩ, phá hoại sự vươn lên của Việt Nam.
Tôi hoàn toàn tán thành việc dẹp bỏ cái bia này. Sao không làm những bia tưởng niệm những người từng bị hãm hiếp, cướp bóc bởi cướp Thái Lan tại đất Thái Lan, rồi mời Thủ tướng Thái Lan đến dự? Sao lại lợi dụng từ ngữ đi tìm tự do để mà làm uy hại đến bước tiến của Việt Nam?

Đan Dương, El Monte
Oan hồn người đã khuất đâu còn chỗ nào dung thân, giờ chỉ có tấm bia do những người may mắn đến được bến bờ tự do. Giờ có cơ hội quay lại làm những gì có thể làm được để an ủi và biết ơn những người đã khuất, vậy mà cũng không được.
Bia tưởng niệm mới dựng tháng 3 năm nay, mới có ba tháng mà có nguy cơ bị gỡ bỏ, oan nghiệt thay.
Hồi tháng ba vưà rồi khi quí đài và một số đài bên Mỹ này nói về chuyện này, tui thấy vui phần nào vì những người chết tha phương nơi đất lạ quê người cũng tìm được chút hơi ấm vì có người quan tâm đến họ. Não lòng thay những nấm mồ không đươc chăm sóc , buồn thay những số kiếp bọt beò. Giờ họ càng vất vưởng bơ vơ hơn. Hoà giải hoà hợp là thế ư?

Lily Nguyễn
Tôi không hiểu là, trong khi nhà cầm quyền CSVN kêu gọi hoà hợp hoà giải, thì họ lại đi đòi Mã Lai Á xoá bỏ tượng đài kỷ niệm các thuyền nhân Việt Nam trên đảo của Mã Lai Á. Sao họ ác thế, đối với cả những thường dân vô tội đã chết? Vậy đừng tin những điều gì CSVN nói.

Uyên Vũ, TP HCM
Tôi không phải thuyền nhân nhưng tôi cũng biết những người đã phải bỏ nước ra đi không màng đến mạng sống và nhiều người trong số họ đã không đến được xứ sở của tự do. Họ đã bỏ mình vì khát vọng tự do. Nguyên nhân chính của những cái chết ấy là những người Cộng Sản. Nay họ muốn quên đi quá khứ tàn ác vô lương đó. Nhưng còn nhiều người khác không thể quên những thảm kịch kinh hoàng đó. Thuyền nhân chung tay lưu lại chỉ một tấm bia, để mãi mãi nhớ tới những người bất hạng. Thế mà cũng không được với CSVN. Điều này làm tôi chợt liên tưởng tới những ''tấm bia căm thù'' do CS dựng tại nhiều nơi ở SG và khắp đất nước.


Thu Phong, Silver Spring, CA, USA
Việc gây áp lực gỡ bỏ đài tưởng niệm thuyền nhân không phải là việc làm đầu tiên của người CS đối với người đã chết. Quý vị không còn nhớ ở những nghĩa trang quân đội họ treo tấm bảng “ Mồ chôn quân giặc” sao? Tại sao các bạn còn tranh luận về việc CSVN bây giờ muốn hòa giải hòa hợp dân tộc?
Các bạn lại quên những lần hòa giải hòa hợp dân tộc đã xảy ra trong quá khứ rồi sao? Nào là thành phần thứ ba, Mặt trận Giải Phóng Miền Nam. Hãy nhìn quá khứ và hiện tại để thấy rằng những người còn tin đến CS trong việc hòa giải hòa hợp là quá ngây thơ! Nhiều người còn cứ mơ tưởng lớp người CS trẻ sẽ đổi mới. CS 45, CS 54, CS 75, CS 05 không có gì khác đâu các bạn. Làm sao đổi mới được khi chỉ có độc đảng cai trị?

Lê Minh Trần, Hern, Đức
Thật sự tôi không thể tưởng tượng được việc làm này của đảng và Nhà Nước CSVN... làm tôi liên tưởng đến việc trả thù của tiểu nhân Gia Long... với hành động đào mồ quốc mả vua Quang Trung năm 1802. Thương thay cho những oan hồn, hương linh những thuyền nhân VN có ra đi, nhưng không có "đến." Họ đã chết một lần, và bây giờ họ lại chết thêm một lần nữa. Thương thay và oán hận thay!

An Nam
Tự nhiên tôi lại có một ý nghĩ khác. Ngay cả người ngu nhất cũng không hành động như vậy trước khi Ông Khải công du sang Mỹ. Nhìn hiện tượng chúng ta có thể thấy, trong nội bộ của bộ chính trị có sự chia rẽ một số vị không muốn Ông Khải thành công trong việc kết thân Mỹ nên đã có hành động như đã xảy ra. Điều đó cho thấy, nhắm đạt được mục đích CS sẵn sằng bất chấp thủ đoạn và chà đạp lên dân tộc, chà đạp lên những người đã chết.
Trong diễn đàn kể cả những người ủng hộ hoặc chống đối CS cũng nhìn thấy được mối lợi trong việc thân Mỹ và điều đó tạo tiền đề cho đất nước và dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự nghèo đói và lạc hậu về mặt kinh tế. Thế nhưng, chỉ vì mục đích của mình mà CS bỏ qua quyền lợi của quốc gia, của dân tộc.
Nếu trong chuyến đi này, Ông Khải đem được những khái niệm về tự do và dân chủ về đất nước với sự ủng hộ từ Mỹ và người Việt xa xứ thì hãy về. Còn không làm được việc đó thì Ông Khải nên xin tị nạn chính trị là vừa vì hành động của Ông không vừa mắt những đồng chí đáng kính của mình. Chính vì thế, chúng ta mới thấy đất nước VN đen tối đến chừng nào. Ba mươi năm qua, đất nước được điều hành bởi một chính phủ độc tài với những những con người bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích.

Tường Vy
Sau khi đọc bản tin về "thành công" ngoại giao nhỏ nhoi của những người cai trị VN, tôi cảm như từng mảnh vụn của tấm bia tưởng niệm đang đỏ rực và hiện hữu trong tim những người Việt nạn nhân CS, bất kể trong hay ngoài nước. Một người bạn là cựu thuyền nhân đang công tác ở Kuala Lumpur, gọi về bàn công việc với chúng tôi đã tâm sự thêm một câu: "Đau lòng quá, bây giờ tôi cảm thấy sừng sững trên trời mây Kuala Lumpur, cao hơn cả Petronas Towers (toà tháp đôi của Mã Lai) là hình ảnh tấm bia kỷ niệm thuyền nhân VN, mấy nhân viên bản xứ ở đây nghe tôi nói còn không tin hỏi 'Có thật không?' và kết luận, 'Thật là tồi tệ". Những người CS trí thức chắc cũng không hưởng ứng việc này, nếu nó chỉ thoả mãn sự hành hạ tinh thần những người Việt Nam đang sống lưu vong.

An, Brisbane, Australia
Tượng đài này chỉ là một miếng đá, một tấm bia dựng ở một hòn đảo hoang vắng để ghi ơn người giúp và tưởng niệm những người vượt biển đã khuất không may mắn Việt Nam 30 năm về trước. Một việc nho nhỏ hợp với đạo đức làm người. Tại sao chính phủ VN lại coi đó là một việc lớn? Tại sao chính phủ VN phật lòng? Tại sao việc dẹp bỏ tấm bia đá nhỏ này lại xảy ra lúc này? Có lợi cho việc hòa giải dân tộc Việt Nam không? Có lợi cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Khải không? Có lợi cho toàn dân Việt Nam không?
Những người cầm quyền Việt Nam ba mươi năm về trước đến nay mới có thể biết được chính sách chủ trương của đảng mình đã để lại hậu quả ngày nay như thế nào. Những người cầm quyền Việt Nam ngày nay phải hổ thẹn, phải phật lòng trước một việc nhỏ như trên. Tưởng cũng nên nhắc lại chính sách kinh tế mới, học tập cải tạo ngụy quân ngụy quyền vô hạn định, đánh tư sản mại bản, tịch thu nhà cửa, phong tỏa trương mục ngân hàng, đổi tiền, gây khó dễ hộ khẩu, sa thải việc làm.v.v... Rất nhiều áp lực khó khăn làm cho người dân khổ sở. Nhiều người tự tử và vượt biển tìm tự do. Đó là sự thực mà chính ông Võ Văn Kiệt cũng đã phần nào xác nhận.

An Nguyen, CA, USA
Tôi không thấy tin này được đăng trên trang tiếng Anh của quý đài. Tôi nghĩ rằng phải để cho cả thế giới biết hành động này của chính phủ Việt Nam hiện thời. BBC: Quí vị có thể xem tường thuật tiếng Anh ở đây.

Trần, CA, USA
Chính ra chính phủ Việt Nam phải nói lời xin lỗi đến gia đình của những người vượt biển xấu số này bởi vì chính vì sự đối xử hà khắc của chính quyền mới mà những người đó mới lao ra biển cả đầy hiểm nguy như vậy.

Trần My, Westminster, CA, USA
Hãng của chúng tôi làm, cứ đến 7 giờ rưỡi sáng. Tất cả nhân viên người Việt đều tự động mở đài BBC để nghe. Sáng nay, mọi người đều bàng hoàng, sửng sốt khi nghe tin nhà cầm quyền Mã Lai đã ra quyết định phá bỏ tượng đài thuyền nhân ở Mã Lai. Đây là đài tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã thiệt mạng trên đường tìm tự do. Đài tưởng niệm này như là một mộ bia tập thể. Thế mà nhà cầm quyền Cộng sản áp lực lên chính phủ Mã Lai để dẹp tượng đài này. Điều này cho thấy Hà nội muốn xoá bỏ dấu vết tội lỗi mà họ đã gây ra. Chủ trương này hoàn toàn đi ngược với nguyện vọng của người Việt hải ngoại. Do đó còn lâu mới có vấn đề hòa hợp, hoà giải mà Hà Nội đã rêu rao từ sau ngày 30 tháng tư năm 1975.

Huỳnh Ngọc Ân, TP HCM
Khi tui nghe vấn đề này tui không biết tại sao nó lại xảy ra trong lúc này khi mà chuyến đi của Phan V. Khải gần kề. Tui xin BBC điều tra lại, đây là quyết định riêng của Malaysia, hay là vấn đề khác còn gì nữa? Còn chính mà nếu chính quyền CS yêu cầu Malaysia thì tui không có còn gì để nói cả, mà tui chỉ nhớ tới lời của Cố TT. Nguyễn Văn Thiệu mà thôi.

Minh Ho, TP HCM
Tôi có ý kiến với các bạn Việt kiều là nếu các bạn đừng về Việt Nam du lịch nữa tôi nghĩ nhà nước CSVN có thể sẽ phải thay đổi hoặc nhượng bộ một số điều kiện nào đó. Các bạn hãy thử suy nghĩ và thực hiện xem có hiệu nghiệm không.

Phùng Mai, Victoria, Australia
Tôi hết sức phẫn nộ về việc này của ĐCSVN. Đây là một hành động phá hoại hết sức đê tiện. Sự phá hoại này chỉ làm cho người Mã Lai nghĩ rằng lòng người VN còn hận thù chồng chất, đây là nỗi nhục của dân toàn Việt với thế giới mà ĐCSVN là người khởi xướng.

Minh, Ottawa
Nhà cầm quyền cộng sản VN không tha thứ cho những ai có tri thức cuộc sống, khác với lối tư duy của họ. Kết quả sau 1975, trại cải tạo, nhà tù mọc lên khắp nơi, nhằm mục đích gội rửa cách suy nghĩ, trí nhớ của người VN tự do.
Cùng 1 lối suy nghĩ đó, 30 năm sau, nhà cầm quyền CS VN cũng muốn làm cải tạo những người đã vượt biên, xóa bỏ mọi dấu tích làm xấu chế độ CS: Đài tưởng niệm người vượt biển. Sau 30 năm, CS VN vẫn chưa có gì thay đổi cả, chỉ đổi mầu thôi.
Năm 1995, chính phủ VN, qua toà Đại Sứ, đã áp lực chính quyền liên bang Canda, tỉnh bang và thành phố Ottawa ngăn chặn Liên Hội Người Việt tại Canada dựng bức tượng Mẹ Bồng Con vượt biên tại Ottawa. Toà đại sứ VN đã thất bại và được Bộ Ngoại Giao Canada chỉ dẫn cho 1 bài học Dân Chủ (vỡ lòng) về đường lối tự trị, dân chủ, liên hệ và trách nhiệm của 3 tầng lớp chính phủ khác nhau: liên bang, tỉnh bang và thành phố. Chính phủ liên bang không thể can thiệp vào 1 số điều hành của chính phủ thành phố. Một trong những điều này là công viên, tượng đài ... Bức tượng này vẫn đứng sừng sững giữa thủ đô Canada như là 1 biểu tượng của người Việt tự do, định cư tại Canada. Hy vọng Mã Lai nên học tập "cách đứng thẳng lưng" từ Canada.

Nguyễn Tâm, Huntington Beach, Hoa Kỳ
Tôi nghĩ việc làm của nhà nước Cộng Sản Việt Nam rất là mâu thuẫn. Trong khi họ kêu gọi người Việt hải ngoại nên xóa bỏ hận thù thì chính họ lại là thành phần mang nỗi hận nặng nề nhất đối với nhân dân Việt Nam nói chung và người Việt hải ngoại nói riêng.
Người Việt trốn chạy cộng sản ra đi trên dường biển bất kể hiểm nguy, nhiều người đã bỏ mạng, đó là hiện tượng cả thế giới đều biết. Tượng đài kỷ niệm và ghi nhớ công ơn của chính phủ Mã Lai rất là đáng được ghi nhận, tại sao nhà nước Cộng Sản Việt Nam lại vận động với Bộ Ngoại Giao Mã Lai dẹp bỏ, trong khi đó chỉ là một biểu tượng không có tính cách chính trị.

Học trò dốt
Tôi rất thông cảm với các bạn Việt Kiều về hành động thiếu suy nghĩ của chính quyền CSVN. Thực ra tấm bia tưởng nhớ hàng trăm ngàn thuyền nhân VN vùi thây đáy biển Thái Bình Dương này bị phá bỏ nó cũng làm đau lòng hàng trăm ngàn những thân nhân của họ hiện nay còn sống tại quê nhà, chứ không riêng gì các bạn đâu.
Nếu không có tin này thì chúng tôi cũng chẳng biết bên Mã Lai có một bia tưởng niệm những oan hồn chúng sinh như thế. Tôi chẳng muốn phê phán thêm người xấu làm gì, mà buồn lòng chính phủ Mã Lai đã mê muội xóa đi một hình ảnh đẹp của dân tộc họ.

Trung, Chicago
Thật là đau lòng khi đọc bản tin này. Càng đau lòng bao nhiêu, thì càng hiểu rõ bản chất của nhà nước CSVN. “Hoà hợp, hoà giải, khúc ruột nghìn dặm” là với những ai còn sống còn gởi đô-la, chất xám về VN thôi. Còn những ai không may mắn bỏ mạng trên hành trình tự do thì chết cũng chưa yên; chỉ một bia đá tưởng niệm nơi xứ người cũng bị chính “cha mẹ” mình làm đủ mọi cách đập bỏ.
Hỏi hương hồn những người đã khuất có ngậm ngùi, đau xót trước chính phủ mà lẽ ra phải lo lắng, bảo bọc, che chở cho mình? Nghĩ tới đây, tôi lại thấy xót xa cho những cô dâu, lao động Đài Loan. Họ chỉ khác là còn sống còn có thể ky cóp chút tiền về VN nên nhà nước ta vẫn còn “quan tâm.” Với những hành động như vậy làm sao mà kêu gọi hoà hợp, hoà giải, về VN xây đựng giúp quê hương đất nước được? Những người trẻ như tôi không còn dễ bị lừa bởi lối mị dân điêu luyện của ĐCSVN đâu.

Quốc Việt, Paris
Có lẽ một hành động cứu vớt yếu ớt, chứ cả trăm thành phố, nhiều tiểu bang ở Mỹ treo cờ vàng có dám yêu cầu Mỹ dẹp không. Có điều, một chính phủ của một quốc gia mà làm như thế đối với một nhóm người của dân tộc mình không khác chi hành động trẻ con, đáng xấu hổ. Dân tộc VN kiêu hùng nay phải xót xa đến thế.

Trần Hải, Toronto
Phá tượng đài là một sự xúc phạm thật trầm trọng của nhà cầm quyền VN đối với hàng triệu người Việt tị nạn Cộng Sản trên thế giới. Đây là một việc làm thật ấu trĩ, phản tác dụng, phản tuyên truyền. Tượng đài này bị phá thì sẽ có hàng triệu tượng đài khác mọc lên trong lòng mỗi người dân Việt tị nạn Cộng Sản.

Cathay, Bắc Kinh
Nên gọi là "Bia tưởng niệm" hơn là "Tượng đài", mà cho dù là gì đi chăng nữa thì hành động này của CP Việt Nam đã đi ngược lại Nghị Quyết về VK mà họ đặt ra, đi ngược lại chính sách Đại đoàn kết dân tộc mà họ đang hô hào.
Đó là 1 sự thật lịch sử được viết bằng máu và nước mắt, một trong nhiều sự thật mà nguyên thủ tướng VVK đã nêu lên và đang bị làm cho "dìm xuồng".

Huy
Tượng đài kỷ niệm những người vượt biển và ghi ơn những người đã nhân đạo cưu mang còn bị gỡ bỏ; thế mà có một số vị còn đề nghị sửa sang lại nghĩa trang Quân đội VNCH?

Bill, Đức
Có lẽ ông Trời cũng thấy và nghe tiếng kêu tự đáy lòng người còn sống, nói lên bằng lương tâm là xây dựng tượng đài tưởng niệm hàng ngàn người thuyền nhân Việt nam đã chết vì hai chữ Tự Do trên xứ Malaysia.
Việc nhà nước CSVN yêu cầu chính phủ Malaysia bỏ tượng đài thuyền nhân VN là môt hành động phi văn hóa, phá họai truyền thống lâu đời của dân tộc VN. Thử hỏi tại sao CSVN thù người thuyền nhân qúa mức vậy, những người đã nằm xuống mà cũng không tha.
Vậy làm thế nào để kêu gọi người Việt tị nạn còn sống để hòa hợp hòa giải dân tộc hướng về tương lai sau 30 năm tương tàn nòi giống Lạc Hồng.

Kim Le, California, USA
Trong khi hô hào hòa hợp hòa giải , khúc ruột ngàn dặm. Hành động yêu cầu dẹp tượng đài kỷ niệm này chỉ gây thêm căm phẫn cho người Việt Hải Ngoại. Tại sao chính quyền Việt Nam cứ mãi sợ sệt như thế. Điều này chỉ chứng tỏ thế yếu của người cầm quyền VN đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Trần, Garden Grove, CA, USA
Người đi vượt biên mà bị bắt lại thì là phản bội Tổ Quốc, còn người đi mà chết giữa đường thì chẳng là gì đối với chính phủ Việt Nam cả, trong khi những người đi thoát thì trở thành Việt kiều yêu nước và khúc ruột ngàn dặm. Thế mới biết cái tấm chân tình của DCS và chính phủ VN đối với kiều bào ta thật giả thế nào và vì cái gì.

Magnetizer Nguyen, Arlington, USA
Chính quyền CSVN đã từng kêu gọi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại hảy bỏ đi quá khứ để xây dựng tương lai. Nhưng việc nhà cầm quyền CSVN than phiền và yêu cầu chính phủ Malaysia dẹp bỏ tượng đài thuyền nhân VN tỵ nạn là một hành động thiếu tế nhị mà còn gây thêm hố chia rẽ và hận thù thêm lên giữa người Việt hải ngoại và chính phủ CSVN. Chỉ còn mấy hôm nữa, Thủ Tướng VN là ông Phan Văn Khải sẽ sang thăm Hoa Kỳ, chúng ta phải bày tỏ thái độ.

Thuyền nhân
Tôi nghĩ chính quyền Mã Lai trước đây cho lập tượng đài không phải vì thương nhớ gì dân Việt tị nạn, mà muốn vinh danh lòng nhân đạo của chính dân tộc Mã Lai đã cưu mang những kẻ khốn cùng , bất đắc dĩ phải xa lìa tổ quốc.
Nay ở Mã Lai có hàng ngàn lao công xuất khẩu VN phát tán ngoài luồng pháp luật gây nhiều trở ngại cho xã hội, có lẽ vì thế họ cũng muốn dấu đi biểu tượng nhân đạo đó. Hơn nữa nay họ đã bang giao với CSVN, nên được lời yêu cầu thì họ cũng sẵn sàng xoá bỏ biểu tượng bêu xấu nhân quyền của ông hàng xóm VN.
Nhưng CSVN mà đòi xóa bỏ được tất cả các tài liệu về dân VN chạy giặc trong các sách vở, thư viện của những quốc gia trong vùng Đông Nam Á thì mới giỏi. Việc này càng nhắc nhở người ta nhớ thêm tội lỗi của chế độ CS mà thôi.

Khiem Nguyen, Montreal
Xin nhắc mấy ông CSVN: "Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ". Có cố xoá đi những tượng đài cũng vô ích vì những tượng dài này đã khắc ghi lên tâm khảm, lên da thịt, lên máu xương những người VN đã bỏ mình trên dường tìm Tự Do và những thân nhân của họ.Những tượng đài đó không bao giờ đổ mà chỉ có những chế độ tàn bạo phi nhân sẽ đổ mà thôi.

Phan Vinh, Houston, USA
Hòa hợp... Khúc ruột ngàn dặm... Chỉ đối với người còn sống là vì còn chất xám. Người đã khuất chỉ còn lại Đài Tưởng Niệm, như trái chanh đã hết nước thì đâu cần phải hoà hợp hay là khúc ruột ngàn dậm gì... Xin cúi đầu mặc niệm cho những Người đã khuất trên đường tìm Tự Do.

Ngô Viết Sử, Montreal
Tôi thấy đau lòng khi tượng đài này bị dẹp bỏ. Đứng về phương diện lịch sử đây là một biến cố lớn.
Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Hãy nhìn quá khứ một cách khách quan và đầy đủ. Hàng triệu người VN sẽ phẫn nộ về chuyện này. Malaysia quá yếu đuối về vấn đề này. Trong tương lai sẽ có hàng ngàn tượng đài được lập lên trên thế giới. Tại sao VN không yêu cầu chính phủ Mỹ dẹp tượng đài ở Little Saigon? Vấn đề là đừng để dân bỏ nước ra đi.

Hoàng Anh, Melbourne
Thưa quý ngài, chúng tôi còn tồn tại ở Úc là do lòng hảo tâm của quý ngài. Nhưng chúng tôi không ở hoài ở đây cho đến khi Việt Nam được tự do. Cảm ơn nước Úc cũng như quý ngài Mã Lai nhưng khẩn thiết kêu nài các ngài đừng xúc phạm tới niềm tự do của Việt Nam cộng hòa.

SaigonSaigon, USA
Tôi nghĩ đây là chuyện trả thù của chính phủ Việt Nam theo kiểu con nít mà thôi. Nó trái ngược với những gì mà đảng thường nói, ''thương tất cả những người Việt Nam''. Vậy những người bỏ nước ra đi tìm cuộc sống mới đến phải mất mạng không phải là người Việt sao? Rõ mâu thuẫ̉n.

Xem Ảnh về thăm lại trại trại tị nạn Pulau Bidong:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/1538_visit_bidong/page8.shtml

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ông Võ Văn Ái viết thư cho Thủ tướng Mã Lai
yêu cầu đừng phá hủy Tượng đài kỷ niệm
Người Vượt Biển trên đảo Pulau Bidong
2005-06-15 | | UBBQLNVN

PARIS - Sau khi nhận được yêu cầu của Nhà cầm quyền Hà Nội và để giữ mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước, Chính phủ Mã Lai dự tính phá bỏ Tượng đài kỷ niệm do những Người Vượt Biển dựng lên tại đảo Pulau Bidong. Ðược tin, ông Võ Văn Ái nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, liền viết thư cho ông Abdullah Ahmad Badwi yêu cầu chính phủ Mã Lai đừng phá bỏ một Tượng đài ghi dấu lòng biết ơn của Người Vượt Biển đối với nhân dân Mã Lai cùng những chuyến hải trình thể hiện lòng mong cầu tự do. Nguyên văn bức thư Anh ngữ dịch ra tiếng Việt như sau :

"Thưa Ngài Thủ tướng,

"Tôi vô cùng kinh ngạc khi hay tin chính phủ ngài ra lệnh cho nhà đương quyền tỉnh Teregganu phá hủy Tượng đài do Người Vượt Biển Việt Nam dựng lên ở đảo Pulau Bidong. Tôi biết là ngài đã lấy quyết định này sau khi nghe nhà cầm quyền Việt Nam than phiền và yêu cầu dẹp bỏ.

"Nhân danh hàng trăm nghìn Người Việt Nam chết trên Biển Ðông, và 250.000 người tạm trú trên đảo Pulau Bidong trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1991, tôi khẩn thiết kêu gọi ngài hãy bảo tồn Tượng đài này, là biểu tượng sinh động cho biết bao người Việt.

"Ðây không phải là một tượng đài mang tính cách chính trị. Tượng đài này biểu tỏ lòng biết ơn của những Người Vượt Biển Việt Nam đối với Chính phủ và nhân dân Mã Lai, đối với Hội Trăng liềm Ðỏ Mã Lai và cho tất cả những ai đã mở rộng vòng tay tiếp đón khi Người Vượt Biển lâm nạn. Tượng đài là nơi tưởng nhớ những người đã chết trong chuyến hải trình tìm tự do, một động thái tưởng niệm của người tị nạn đã từng nương náu nơi đây trong chuyến đi tìm sự sống.

"Tôi thông cảm sự tôn trọng của ngài đối với ước vọng của nhà cầm quyền Việt Nam để giữ quan hệ hữu hảo giữa hai nước Mã Lai và Việt Nam. Tuy nhiên, Tượng đài này là một phần di sản của ký ức nhân dân Việt. Mọi biến động trong lịch sử nước chúng tôi cần được gìn giữ, ghi dấu, và nhà cầm quyền Việt Nam không thể nào phủ nhận. Nhà cầm quyền Việt Nam không thể dùng áp lực ngoại giao để hủy phá ký ức của nhân dân họ qua việc hủy phá Tượng đài kỷ niệm.

"Một lần nữa, tôi xin kêu gọi ngài giúp chúng tôi gìn giữ ký ức.

"Xin Ngài nhận nơi đây lời chào trân trọng tối cao của tôi.

ký tên

Võ Văn Ái
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam"


Hồi tháng 3 vừa qua, một phái đoàn Người Vượt Biển định cư tại Hoa Kỳ và Úc châu đã trở lại Pulau Bidong và khánh thành Tượng đài với hai tấm cẩm thạch tưởng nhớ những người đã chết và tỏ lòng biết ơn mảnh đất Mã Lai cưu mang. Phải chăng vì vậy mà Hà Nội không muốn thấy những tượng đài gợi nhắc các chuyến ra đi vì chối từ một chế độ sắc máu, độc tài toàn trị ?

Ông Võ Văn Ái là người đề xướng chiến dịch "Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam" vào tháng 11 năm 1978 để ra Biển Ðông vớt Người Vượt Biển. Ðược hàng trăm nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia Pháp và quốc tế hậu thuẫn, như các ông Jean Paul Sartre, Raymond Aron, Eugene Ionesco, André Glucksman, Claudie Broyelle, Jean Lacouture, Leonid Plyush, Lionel Jospin, Michel Rocard, Bernard Kouchner, Miloslsav Rostropovitch, Milosz, v.v... Tàu "Ðảo Ánh Sáng" đã đến Pulau Bidong và ra Biển Ðông vớt người vào thời điểm cứ mỗi giờ có 55 người Vượt Biển đến bờ Mã Lai.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam xin cất tiếng kêu gọi Người Vượt Biển khắp năm châu hãy lên tiếng và phát động một chiến dịch quốc tế để bảo lưu Tượng đài trên đảo Pulau Bidong mà cũng là linh hồn của những chí nguyện dời non lấp bể cho quê hương tự do và thanh bình trong tình nghĩa của con cháu Vua Hùng.

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- trieu thanh-buon methuot-vietnamconghoa:
(Wednesday, July 20, 2005 at 23:44:15)
Toi la 1 cong dan dang song duoi che do Viet Cong! nhung toi khong chap nhan voi che do Viet Cong-1 che do khong co nhan tinh! va toi muon anh em chung ta-nhung nguoi con` co nhan tinh hay hop tac cung nhau xoa' bo? VietCong nham dem lai hanh phuc va su yen binh cho chung ta.

- le phai:
(Friday, June 17, 2005 at 05:07:57)
Bọn việtcộng chịu không nổi "cái sự thật" kinh tởm của chính chúng tạo ra - xóa làm sao được mà xóa - Sự Thật đã đi vào lịch sử rồi ! Phạm Duy muốn chối bỏ bài hát 54-75 cũng chẳng được .....

- Lê Văn Minh-Tâm:
(Thursday, June 16, 2005 at 21:22:01)
1) Bọn bán nước trong câu lạc bộ Ba đình là bọn hèn mọn, đốn mạt. Cái gì chúng cũng chống: Tượng Đài chiến sĩ Việt Mỹ bên Nam California chúng cũng chống,Tượng Đài chiến sĩ Việt Mỹ ở Houston chúng cũng chống, Tượng Đài Mẹ Bồng con trốn chạy bọn CS vô thần bên Canada chúng cũng chống, Thành phố Boston và các thành phố khác vinh danh quốc kỳ của dân tộc Việt Nam, chúng cũng chống, Bưu điện Hoa Kỳ dẹp bỏ không in quốc kỳ các quốc gia (trong đó có là cờ máu của đảng mafia việt cộng), chúng cũng chống.
2)Thế mà bọn tàu phù bắn giết ngư phủ VN đang đánh cá trong "vùng đánh cá chung", chúng không dám hó hé chi cả.
3) Việt kiều bị bọn Nga bắn, đâm, chém, giết, đốt chợ; thế mà chúng vẫn câm miệng hến của chúng.
4) Hởi bọn VC vô thần, chúng bay có giỏi thì đòi Hoa kỳ dẹp bỏ Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Nam California và Houston đi!
5)Tượng Đài Thuyền Nhân không nhũng nói lên sự tàn bạo của chế độ CSHN mà còn là biểu tượng của lòng vị tha, từ ái của dân tộc Mã Lai. Vâng lời việt cộng phá
bỏ tượng đài thuyền nhân, vô hình chúng chánh phủ Mã lai đã chối bỏ lòng vị tha từ ái của dân tộc Mã Lai. Thật đáng tiếc!
6) Hởi bọn việt cộng vô luân! chúng bây cần biết rằng Tượng Đài Thuyền Nhân không còn hiện diện trên đảo Pilau Bidong, nhưng Tượng Đài ấy sẽ mải mải ở trong trái tim của người tị nạn cộng sản.
7) Hương linh cuả những người vượt biển chết trên biển cả sẽ theo đuổi con cháu của bọn CS vô thần để đòi mạng.

- ducle: (Thursday, June 16, 2005 at 16:39:50)
Đây là món quà của tên Phan Văn Khải tặng cho cái gọi là "Khúc ruột ngàn dặm" đã từng nuôi béo chế độ Cộng sản trong nước.

- TRAN DO, TAEGU/KOREA.:
(Thursday, June 16, 2005 at 13:57:02)
"DUNG NGHE NHUNG GI CONG SAN NOI. HAY NHIN NHUNG GI CONG SAN
LAM." (LOI CO TT NGUYEN VAN THIEU). HANH DONG NAY CUA HANOI LA MOT CAI TAT VAO MAT NHUNG AI VAN CON MO TUONG HOA HOP HOA GIAI VOI CONG SAN.

RETURN TO FRONT PAGE

 

 








Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.