|
545
E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA
Tel: 408.998.0508
Fax: 408.993.0527
Email:
saigonusanews
@yahoo.com
|
|
|
NÔNG
ĐỨC MẠNH ĐI TÂY
THẾ JACQUES CHIRAC ĐI XUỐNG
LÝ ĐẠI
NGUYÊN
Đầu
tháng 6 này, Nông Đức Mạnh Tổng Bí Thư Cộng Đảng Việt Nam đi Tây và
sẽ được Tổng Thống Pháp, Jacques Chirac thù tiếp. Nhưng đáng buồn là
tư thế chính trị của ông Chirac vừa bị cử tri Pháp trừng phạt quá nặng
tay, qua việc: 55% phiếu chống lại bản Hiến Pháp EU. Không vì tự thân
bản Hiến Pháp do chính vị cựu Tổng Thống Pháp, Giscard d'Estaing soạn
thảo, chưa làm thỏa mãn quyền lợi kinh tế của cánh tả và tinh thần tự
tôn dân tộc của cánh hữu, mà đại đa số cử tri chỉ nhân cơ hội này trừng
phạt tính cách lãnh đạo thiển cận ngoan cố của Tổng Thống Jacques Chirac.
Vì từ 2 năm nay dân chúng Pháp đã bất mãn với chính sách xã hội của
Thủ Tướng Jean Pierre Raffarin. Nếu là nhà lãnh đạo biết lắng nghe ý
dân thì TT Pháp phải thay đổi Nội Các trước khi tổ chức Trưng Cầu Dân
Ý. Còn nếu có viễn kiến chính trị thì ông Chirac phải chọn cách để cho
Quốc Hội thông qua Hiến Pháp EU, thay vì hỏi ý kiến toàn dân.
Thực
ra nếu đại đa số dân Pháp bỏ phiếu thuận, thì uy tín của TT Chirac trong
vai trò một nước Pháp lãnh đạo EU tăng lên rất cao. Như vậy ông ta hy
vọng sẽ điều hướng EU trở thành một "cực" mạnh trong Thế Giới
Đa Cực, mà ông theo đuổi từ lâu, và đây cũng là di huấn của vị thầy
De Gaulle của ông. Nay không những chủ trương Thế Giới Đa Cực trở thành
xa vời, mà khối EU cũng gặp bế tắc. Nước Pháp, một trong những nước
sáng lập và là đầu tầu của EU, nay dân chúng Pháp bỏ phiếu chống lại
Hiến Pháp EU, có nghĩa Liên Âu vẫn còn bị đăt trong vòng sinh hoạt tạm
bợ. Tuy có tiền tệ chung, nhưng Hiến Pháp chưa chung thì không thể có
lãnh đạo thống nhất. EU không thể thiếu nước Pháp, nước Pháp không thể
tự cô lập khỏi Âu Châu đang trên chiều hướng đi tới. Nhưng EU cũng không
thể sửa bản Hiến Pháp đã được nhiều nước chấp thuận, để làm vừa lòng
cử tri Pháp, mà Chính Giới Pháp phải tự chứng tỏ uy tín lãnh đạo của
mình, mà thuyết phục cử tri để mở ra cuộc trưng cầu dân ý mới. Nhưng
điều đó không trông mong xẩy ra dưới triều đại của Jacques Chirac 2000
-2007.
Chủ trương Thế Giới Đa Cực là đúng với tinh thần Dân
Chủ Toàn Cầu, Nhưng phải là Đa Cực Bổ Sung cho nhau trên tinh thần Dân
Chủ, mới mang lại hòa bình phát triển thịnh vượng cho nhân loại. Còn
lối Đa Cực Đối Đầu nhau như trong Chiến Tranh Lạnh thì là mối họa cho
Thế Giới. Theo dõi cách hành xử, ứng xử của Tổng Thống Jacques Chirac
trong sinh hoạt quốc tế, thì ông vẫn còn mang nặng ý niệm Thế Giới Đa
Cực của thời Chiến Tranh Lạnh. Hay nói đúng ra là chưa vựơt khỏi chủ
trương Chống Mỹ của Tướng De Gaulle. Do mặc cảm tự tôn rơi xuống tự
ti, Tướng De Gaulle đang là Đồng Minh thân thiết của Mỹ, trở thành Chống
Mỹ bền bỉ. Luôn luôn chơi trò "thọc gậy bánh xe"
trong chiến tranh Việt Nam. Chính vì chủ trương Trung Lập Cam Bốt của
Tổng Thống De Gaulle, khiến cho Quốc Trưởng Khmer, Sihanouk mở cửa đón
Việt Cộng vào nước. Nhường hẳn vùng biên giới Việt-Khmer cho chúng làm
trú khu an toàn, tiến đánh Miền Nam Việt Nam. Nếu không có cứ địa an
toàn ấy thì Việt Cộng còn lâu mới mở nổi các cuộc tấn công lớn và lâu
dài vào Miền Nam.
Và như vậy Mỹ đã không phải dùng tới biện pháp "khổ nhục"
là bỏ Miền Nam cho Cộng Sản, để đổi lấy việc "Dùng Tầu
Đánh Nga". Làm cho ngày tàn cuộc chiến Việt Nam, cả Tầu lẫn
Pháp cuống cuồng lên, mong giữ cho Chính Phủ Dương Văn Minh đựợc tồn
tại. Nhưng ông Minh bất thần tuyên bố "buông súng" làm
cho cả Pháp lẫn Tầu bị hổng cẳng. Sau khi Bắc Việt đựơc Miền Nam liền
đi với Liên Xô chống lại Trung Cộng. Cuối cùng Liên Xô sụp đổ, Trung
Cộng chạy theo làm ăn với Mỹ. Mỹ thành thế Đơn Cực Siêu Cường Duy Nhất
trên Thế Giới, trước sự hậm hực của phe cánh De Gaulle.
Sự hậm hực bùng nổ khi vụ Iraq xuất hiện. Pháp, Đức
liên kết với nhau, lôi kéo Nga, Tầu để chống đỡ cho chế độ Saddam Hussein,
khiến cho Saddam vững tin rằng Mỹ không thể đụng tới Iraq, nên không
cần có tâm lý sẵn sàng nhượng bọ Thanh Tra Liên Hiệp Quốc, làm cho mối
nghi ngờ Iraq có tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt lên cao, mặc dù
thực tế Iraq chẳng còn giữ những loại ấy ở trong lãnh thổ của mình.
Do tình thế mập mờ, và thông tin mù mịt, bán tín bán nghi đó đã dẫn
đến việc Mỹ quyết định đơn phương thành lập Liên Quân tiêu diệt chế
độ độc tài hung ác Saddam Hussein, không cần sự cho phép của Liên Hiệp
Quốc. Dù cho vũ khí giết người hàng loạt chưa tìm thấy ở Iraq, nhưng
chế độ độc tài ở đó đã chấm dứt. Iraq đang ra sức thực hiện chế độ Dân
Chủ giữa cảnh khủng bố gay gắt. Tuy nhiên các nước Trung Đông đều xa
lánh và khu trừ khủng bố. Như vậy về mặt Chống Khủng Bố, Mỹ đã đạt được
thắng lợi mong muốn. Dư luận chống Mỹ ở các nước Phương Tây giảm nhẹ,
cả Pháp và Đức cũng không còn thái độ chống đối việc tái thiết Iraq
nữa.
Nhưng về mặt chiến
lược toàn cầu, thì Jarques Chirac vẫn đi từ sai lầm này tới sai lầm
khác, nhất là việc ôm chân Trung Cộng mà Chống Mỹ. Hay nói cho lịch
sự hơn là đẩy Trung Cộng lên thành một "cực" mạnh, đủ sức
đương đầu với Mỹ trong Thế Giới Đa Cực. Nên đã vận động Liên Âu bỏ lệnh
cấm bán vũ khí cho Trung Cộng. Đổi lại, Trung Cộng cứ âm thầm tuôn hàng
hóa rẻ mạt vào thị trường Tây Âu, đè bẹp ngành may dệt ở đây. Khiến
Tây Âu phải thiết lập lại hạn ngạch cho những loại hàng đó, mặc dù theo
nguyên tắc WTO thì những nước đã có chân trong tổ chức, kể từ năm nay
đều hủy bỏ chế độ Quota ấy. Trung Cộng đầu tiên xuống nước, nâng thuế
các hàng may mặc lên, rồi đột nhiên lại giảm thuế xuống, sau khi thấy
cử tri Pháp bỏ phiếu không chấp nhận Hiến Pháp EU. Đây là một thách
đố đối với cả EU lẫn Mỹ. Thử xem làm gì nhau cho tốt ! Vậy mà TT Jarques
Chirac vẫn coi việc chống Mỹ nặng hơn sự thách đố của Trung Cộng, nên
đã chọn nhân vật nổi tiếng nhờ chống Mỹ là Dominique de Villepin vào
chức Tân Thủ Tướng. Vậy, có lời khuyên với Nông Đức Mạnh rằng, chớ có
nghe lời xúi bậy của Jarques Chirac, mà cún cớn trở thành Liên Minh
Việt-Pháp-Tầu chống Mỹ, rồi lại biến Việt Nam làm vật tế thần cho một
trò chơi quốc tế mới thì tội lắm lắm.
LÝ
ĐẠI NGUYÊN - Little
Saigon 31-05-2005
SaigonUSA
hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment
Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:
|
|
|