545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527


Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

T I N   Q U Ố C   T Ế

Ông Phan Văn Khải đến Mỹ
Ngô Nhân Dụng (14.06.2005)

Khả Năng Biểu Tình trong
Chuyến Thăm Mỹ của Phan Văn Khải

(BBC) 14.06.2005. Nhiều người Mỹ gốc Việt ở Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất tại Hoa Kỳ, đã cảnh báo sẽ xảy ra các cuộc biểu tình trong chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải.
Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ là lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975.
Nhiều khu nhà của người Việt ở Little Saigon vẫn cắm lá cờ cũ của Việt Nam Cộng Hòa, và năm ngoái những người dân ở đây đã chặn một chuyến thăm chính thức của một đoàn Việt Nam.
Chuyến đi của thủ tướng Việt Nam lần này, bên cạnh tầm quan trọng về ngoại giao, cũng kèm theo một sự nhạy cảm với những người Việt đã chạy khỏi Việt Nam sau 1975.
Những ký ức về sóng gió trên biển cả, về trại cải tạo vẫn in sâu trong tâm trí nhiều người tại bang miền nam California.
Trong những ngày trước chuyến thăm, nhiều nhóm ở California nói họ đã chuẩn bị biểu ngữ và vận động quyên góp.
Các thông cáo đã xuất hiện trên nhiều tờ báo tiếng Việt và theo báo Los Angeles Times, đến nay đã có 22000 đôla đóng góp hướng tới mục tiêu đạt được 70.000 đôla để đăng thông điệp chính trị toàn trang trên báo Washington Post.
Những người tổ chức cảnh báo rằng cuộc biểu tình phản đối có thể còn đông người hơn năm 1999, khi 15000 người và cảnh sát đã đụng nhau ở Bolsa Avenue sau khi ông Trần Trường, một Việt kiều, đặt hình chủ tịch Hồ Chủ Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm hàng của mình.
Diễn biến này khi đó kéo dài 53 ngày.
Theo báo Los Angeles Times, thị trưởng Westminster, Margie L. Rice, đã viết thư cho đại sứ Việt Nam, ông Nguyễn Tâm Chiến, nói rằng:
"Mặc dù sự phản đối này thể hiện quyền của người dân trong Tu chính án số 1, nhưng Westminster đã tốn nhiều tiền của người đóng thuế cho việc duy trì trật tự trị an tại Little Saigon. Chúng tôi không muốn sự lặp lại các hành động này tại thành phố."
Hai thành phố Garden Grove và Westminster đã gửi thư đến Đại sứ quán Việt Nam ở Washington và Bộ ngoại giao Mỹ, nhắc lại chính sách về 'vùng phi Cộng' của họ.
Chính sách này yêu cầu thông báo trước 10 ngày nếu phái đoàn Việt Nam dự định đến thăm Garden Grove hay Westminster.
Quy định thông qua năm ngoái sau khi một phái đoàn sáu người của Việt Nam đến Little Saigon.
Những người tổ chức ở địa phương đã nói ngay cả nếu thủ tướng Phan Văn Khải bỏ qua Little Saigon, họ vẫn sẽ tuần hành phản đối chuyến thăm.
Các chuyến xe buýt được nói là đã đặt trước để đưa người đến San Francisco, nơi thủ tướng có thể đến thăm lãnh sự quán Việt Nam.


PRESS RELEASE
By the Coalition for Human Rights and Religious Freedom in Vietnam
For Immediate Release
June 10, 2005


Demonstration to Protest the Violent Abuses of Human Rights and Religious Freedom in Vietnam

Date: Saturday, June 18th
Time: 12:00 Noon
Place: Lafayette Park, Washington, DC

Vietnam and Gulf War Veterans, the National Alliance of Families, the Vietnamese American Community, the Montagnard Human Rights Organization, as well as Chinese, Lao/Hmong, and Taiwanese Human Rights Advocates, will join in a demonstration across from the White House to protest the arrival of the Prime Minister Phan Van Khai of the Socialist Republic of Vietnam on his official U.S. visit, and call upon President Bush to withdraw his waiver of sanctions specified in U.S. laws.
Despite recent promises by the Prime Minister, Vietnam's deplorable repression continues. Since Vietnam denies freedom of emigration and has been designated as a "Country of Particular Concern" (CPC) for being among the ten worst violators of religious freedom, two U.S. laws -- the Jackson-Vanik Amendment, and the International Religious Freedom Act -- mandate that the President impose any of 15 specified sanctions against Vietnam, unless he grants a specific waiver.
Rong Nay, Executive Director of the Montagnard Human Rights Organization, will speak about the present religious persecution and ethnic cleansing by the Vietnamese government in the Central Highlands of Vietnam.
Wei Jingsheng, world-renowned Chinese dissident will recount his own experience with a brutal communist regime and speak in support of Human Rights and Religious Freedom in Vietnam.
Thirty years after the Vietnam War's end, the Vietnamese people must finally be able to speak their minds, to worship in peace, and to live in freedom.

Contact:
Jerry Kiley: (845) 947-3058 - Vietnam Veteran Organizer
Mike Benge: (703) 698-8256 - Vietnam POW and Human Rights Advocate
Duc D. Tran: (610) 368-3692 - Public Relations

Ông Phan Văn Khải sẽ tới nước Mỹ trong tuần tới. Tôi đã nghe một người bạn cũ kể chuyện về ông. Anh bạn tôi quen từ thời trung học, tôi biết anh thực tình. Anh làm việc với ông Phan Văn Khải khi ông giữ chức tương tự như phó đô trưởng Sài Gòn; nhưng lúc anh bạn gặp lại tôi sau 30 năm xa cách thì chính anh đã mất chức, về vườn, hết hy vọng làm quan rồi, cho nên tôi tin điều anh nói. Anh bạn thuật lại chuyến đi cùng với ông Phan Văn Khải, lần đầu tiên họ sang thăm Singapore. Sau khi nhìn thấy kinh tế xứ Singapore tiến bộ thế nào, ông Khải lớn tiếng mắng các người thân cận; bảo rằng bao lâu nay họ chỉ nói toàn lời dối trá với ông. Toàn những chuyện tào lao, như là kinh tế tư bản đang giẫy chết, các nước Ðông Nam Á chỉ chờ ngày được giải phóng theo sau miền Nam Việt Nam. Người bạn tôi cho biết ông Khải giận dữ lắm, nói những câu rất nặng nề. ông công nhận là xứ Singapore người ta tiến bộ còn lâu mình mới theo kịp.

Tôi hy vọng ông Phan Văn Khải đúng là người nóng nảy, bộc trực, và biết nhìn sự thật như vậy. Khi tới nước Mỹ ông sẽ không ngạc nhiên về những tiến bộ kinh tế của xứ này, như lần đi Singapore nữa. Ông sẽ không nhận được một bài học mới về kinh tế thị trường, như gần 30 năm trước. Nhưng ông nên tìm hiểu thêm có gì là nền tảng đằng sau đời sống kinh tế phồn thịnh đó. Nền tảng đó chế độ là Tự Do, Dân Chủ. Mười năm trước ông Lê Ðức Anh sang New York, gặp ông tổng thống Mỹ lúc đó còn là ông Bill Clinton. Bây giờ người sẽ tiếp ông Phan Văn Khải để đánh dấu 10 năm bình thường hóa bang giao, là ông George W. Bush. Hai vị tổng thống cũ, mới thuộc hai đảng đối nghịch. Và hai đảng đó đối lập nhau thật sự, về mọi chính sách cai trị quốc gia, từ vấn đề thuế má đến giáo dục, xã hội và ngoại giao. Nhưng hai đảng càng tranh luận gay gắt và công kích nhau kịch liệt thì chế độ chính trị của họ lại càng ổn định. Có lúc quốc hội đã quyết định đưa ông tổng thống ra đàn hạch, đòi truất phế; nhưng khi biểu quyết không đủ số phiếu, ông Clinton vẫn tiếp tục cai trị, chẳng sao cả. Người ta càng tin tưởng ở thể chế dân chủ hơn, vì gặp sóng gặp gió mà guồng máy các định chế quốc gia vẫn chạy đều. Mà chính nhờ có tranh luận công khai suốt ngày này sang ngày khác, bao nhiêu ý kiến đối lập được tung ra hết, vạch áo cho người xem lưng đấy, cho nên nước họ tiến bộ suốt 200 năm nay.

Hãy coi lịch sử nước Mỹ, vị tổng thống đầu tiên được bầu lên là George Washington, vị tướng chỉ huy đoàn quân cách mạng đánh đuổi quân đội của hoàng đế Anh quốc. Khi nước Mỹ mới tuyên bố độc lập, có người đã đề nghị hãy mời ông Washington lên làm vua, vì họ nghĩ rằng chế độ quân chủ mới ổn định và có anh hùng Washington lãnh đạo thì dân chúng mới đoàn kết được với nhau trong lúc quốc gia còn mới thành hình. Lúc đó trên thế giới chưa có ai thí nghiệm thể chế Cộng Hòa với một hiến pháp như nước Mỹ. Nhưng ông Washington phản đối. Làm tổng thống hai nhiệm kỳ, tám năm, ông nhất định thôi, về vườn (gọi là nông trại) sống cuộc đời giản dị của một thường dân. Từ đó tạo thành thói quen cho các vị tổng thống khác ở nước Mỹ. Nhưng lịch sử nước Mỹ tôn kính ông Washington, vì ông tin ở người dân. Cả đám người gọi là quốc phụ của nước Mỹ tin ở người dân, cho nên bản hiến pháp của họ tìm đủ cách bảo vệ quyền tự do của các công dân.

Trong một bức thư đề ngày 13 tháng 5 năm 2000, viết ở tu viện Quảng Hương Già Lam, Thượng tọa Tuệ Sĩ kể rằng ông thường xuyên bị học tập phải “làm cho dân tin đảng và đảng tin dân.” Ông tự hỏi nếu đảng Cộng Sản Việt Nam không tin dân thì sao? “Câu trả lời thực tế,” ông viết, là “Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.”

Tôi tin Thượng tọa Tuệ Sĩ dù tôi không quen biết ông bao giờ cả. Nhưng tấm lòng yêu nước, thương nòi của ông không ai có thể chối cãi được. Nếu được sống trong một thời đại bình thường, ông sẽ là một vị cao tăng giúp ích cho biết bao nhiêu chúng sinh chứ không cần mất thời giờ bầy tỏ ý kiến về những vấn đề như nạn tham nhũng tạo nên “đống rác khổng lồ.” Ðống rác đó “bao trùm lên tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo,” như Thượng tọa Tuệ Sĩ viết trong lá thư trên.

Sau này, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ được lịch sử phán xét. Trong bản phán xét đó người đời sau sẽ nhắc tới bản án tử hình mà chế độ cộng sản đặt lên đầu các thượng tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu. Thầy Trí Siêu bây giờ được mọi người biết như là học giả Lê Mạnh Thát, đã trở về làm việc nghiên cứu. Công trình nghiên cứu lịch sử của thầy về lịch sử Phật Giáo Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ lưu truyền mãi mãi. Bao giờ còn dân tộc Việt Nam thì người Việt sẽ còn đọc. Ðọc những cuốn sử Lê Mạnh Thát viết, người ta cũng cảm thấy được dòng máu yêu đất nước, yêu dân tộc của ông sôi sục trên từng trang giấy, như thể tác giả quên mất mình là một người ở Thiền môn và đang viết sử. Ví thử như nếu không có cuộc vận động của các tổ chức văn hóa, tôn giáo quốc tế, nếu không có sự can thiệp của bao nhiêu chính phủ các quốc gia lớn nhỏ, thì chắc đảng Cộng Sản đã giết hai thầy Tuệ Sĩ và Trí Siêu trước đây 20 năm rồi. Lúc đó ông Phan Văn Khải đang ở đâu? Ðang làm chức vụ gì ở ngay thành phố nơi người ta xử tử hình hai vị?

Sau này, các con và các cháu ông Phan Văn Khải có khi cũng sẽ hỏi câu đó. Ngay bây giờ lương tâm ông cũng nên đặt câu hỏi đó. Lịch sử sẽ phê phán ông như thế nào?

Nhưng vụ án hai nhà sư trẻ ở Chùa Già Lam hơn 20 năm trước cũng chỉ là một chuyện trong muôn ngàn chuyện khác suốt 30 năm qua. Cuối cùng thì ông Phan Văn Khải nghĩ lịch sử sẽ viết về ông và đảng Cộng Sản của ông như thế nào? Trong lá thư trên, Thượng tọa Tuệ Sĩ cũng viết: “Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức, bao che và nuôi dưỡng (các tệ nạn đó). ... Tham nhũng là sân sau của quyền lực.”

Các ông lãnh đạo của đảng Cộng Sản gần đây đều nói những ý kiến tương tự, không thể nói là nhà tu hành này nói quá lời. Các ông lãnh đạo có cái lạ, là khi họ cầm quyền thì họ chỉ hô các khẩu hiệu ngon lành; đến khi mất chức rồi mới mở miệng nói những lời chê bai, làm như họ không có trách nhiệm về nạn tham nhũng. Nhưng các người viết lịch sử sau này không ngây thơ tin rằng các ông ấy vô tội. Một chế độ tham nhũng từ trên xuống dưới không phải một sớm một chiều nẩy sinh ra. Không phải chỉ có mấy phần tử xấu nào tạo ra. Nó phát sinh trong một cơ cấu quản trị xã hội dành độc quyền cho một đảng, mà đảng đó lại muốn kiểm soát tất cả các sinh hoạt của nhân dân. Nó sinh ra như giòi bọ sinh ra trong đống rác, mà trong đóng rác đó là một cơ chế lấy cán bộ với lòng tin tưởng mùa quáng vào lãnh tụ làm chỉ tiêu sử dụng, thăng quan tiến chức. Trong cơ chế đó là cái thói “xử lý nội bộ” bao bọc lẫn nhau, bất chấp luật pháp. Ông Võ Văn Kiệt mới viết thư hạch tội ông Nguyễn Khoa Ðiềm, hỏi rằng: “Hay các đồng chí tự cho mình cái quyền ấy, quyền đứng trên luật pháp ...?” Nhưng ông Kiệt quên rằng có lúc ông đang nắm quyền thì ông cũng cư xử với người khác đúng theo lối đó, vì các ông đã quen thói đó từ thời ông Stalin lận.

Khi ông Phan Văn Khải đến xứ Mỹ, ông có mấy ngày quên những cảnh các đồng chí của ông ở trong nước đang day tay mắm miệng đánh đấm nhau. Ði xa một chuyến trước khi được về nghỉ hưu, cũng nên để tâm hồn thanh thản nghĩ lại cái gì đã làm hại đảng ông, cái gì đã làm dân tộc Việt Nam thụt lùi hàng nửa thế kỷ so với tất cả các nước chung quanh. Nguyên nhân chính là chính sách độc tài chuyên chế. Nên bỏ nó đi. Lịch sử sẽ phán xét đảng ông trên câu hỏi là các ông gỡ bỏ được cái cơ chế đó như thế nào. Ở nhiều nước cộng sản người ta đã làm được rồi. Không lẽ chỉ có con cháu Lạc Hồng là chịu chết?

NGÔ NHÂN DỤNG

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

RETURN TO FRONT PAGE

 

 







 


Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.