Điệp
Viên Trung Cộng
thời nay
Trần
Dũng Lâm tại cuộc họp báo ở Sydney. 22-6-2005. |
(BBC) 23.07.2005.
Sau hơn một thập kỷ kể từ thời Chiến Tranh Lạnh, câu chuyện
điệp viên lại trở thành đề tài tin tức.
Thay vì nói về các điệp viên KGB của Nga
đeo kính đen ẩn mình trong các góc phố, thì nay trên
báo chí phương Tây xuất hiện các câu chuyện điệp viên
mới toanh, các sinh viên Trung Cộng.
Một số người được cho là đã tham gia nghiên
cứu trong các cơ quan nước ngoài uy tín, còn một số
khác là những nhân viên tập sự đầy triển vọng trong
các hãng lớn của phương Tây.
Nhiệm vụ của họ, theo như tin tức đưa ra,
là dùng các phương tiện, cả hợp pháp và bất hợp pháp,
để thu thập các tin tình báo công nghệ thương mại nhằm
giúp Trung Cộng trở thành một siêu cường mới.
Tờ Sunday
Telegraph của Anh gần đây đăng tin là một điệp viên hàng
đầu của người Trung Cộng
đã "đào ngũ" tại Bỉ,
phá tung hoạt động của hàng trăm điệp viên Trung Cộng
khác đang làm việc ở nhiều cấp độ
khác nhau trong ngành công nghiệp Châu Âu.
Mạng lưới tình báo kinh tế đặt tại Bỉ
đã sử dụng một nhóm có tên gọi Hiệp Hội Sinh Viên và
Nghiên Cứu Sinh Trung Quốc Tại Leuven làm bình phong, tờ
Le Monde của Pháp đưa tin.
Các cáo buộc này được đưa ra sau khi một
nữ nhân viên Trung Cộng 22 tuổi, bị bắt tại Pháp sau khi
bị hãng sản xuất phụ tùng xe hơi Valeo cáo buộc là
"xâm phạm bất hợp pháp cơ sở dữ liệu". Hãng
đã thuê nữ nhân viên này vào làm thực tập sinh. Sau đó,
cô ta đã được thả.
Cảnh sát tại Thuỵ Điển cũng nghi ngờ
là các khách Trung Cộng
được mời sang nghiên cứu đã đánh
cắp các kết quả nghiên cứu chưa được công bố và chưa
đăng ký sáng chế của một viện nghiên cứu Thuỵ Điển.
Đó là tin do website thuộc đài phát thanh Ekot của Thuỵ
Điển đưa.
Thu thập kinh nghiệm
Chen Yonglin (Trần Dũng Lâm), một nhân viên ngoại
giao Trung Quốc mới đây đã đào ngũ tại Australia, nói
rằng chỉ riêng ở Austria, Bắc Kinh đã có tới 1000 điệp
viên.
Ông
Trần Dũng Lâm và Thượng Nghị Sĩ Úc, bà
Stott-Despoja
Thế nhưng ông Chen, cựu bí thư thứ nhất
tổng lãnh sự quán Trung Cộng tại Sydney, nói với trang
web tin tức BBC News rằng các luật sư của ông tư vấn rằng
ông không nên nói thêm, do sợ ảnh hưởng tới cơ hội xin
tỵ nạn chính trị.
Sự phản ứng bình tĩnh đối với các yêu
cầu đào tẩu của ông Chen và các đối tượng Trung Cộng
khác cho thấy thái độ hiện nay của phương Tây đối với
Trung Cộng. Dù là trong chính phủ, trong giới kinh doanh
hay các viện nghiên cứu, ở đâu người ta cũng ngại ngần
không muốn làm điều gì thất thố để Bắc Kinh phật lòng,
dẫn đến đe doạ khả năng tiếp cận thị trường to lớn
này, chưa kể tới việc Trung Cộng
có rất đông sinh viên tài năng.
Trong vòng 25 năm qua, Trung Cộng
đã gửi 600 ngàn sinh viên ra nước
ngoài trong chính sách rõ ràng là nhằm phát triển kỹ
năng khoa học, công nghệ và kinh doanh.
Một số người thuộc thành phần gia đình
giàu có, muốn con cái được hưởng giáo dục tốt, nhưng
hầu hết đều được chính phủ tài trợ và được trông đợi
là sẽ trở về phụng sự tổ quốc.
Sự đào tẩu gần đây cho thấy số đối tượng
đông đảo như vậy có thể đem lại lượng tin tức tình báo
lớn rất có giá trị.
Trần
Dũng Lâm công bố các tài liệu gián điệp của lãnh sự quán Trung
Cộng tại Úc ở cuộc họp báo ngày 10 tháng 7-2005. Sydney.
Trong một trường hợp ở Hoa Kỳ, các điệp
viên Trung Cộng
được cho là đã gây áp lực lên một
đối tượng bằng cách nói gia đình anh ta ở Trung Cộng
sẽ gặp nguy hiểm nếu như anh không
làm những gì được yêu cầu.
Thế nhưng, ít có trường hợp nào như vậy
được đưa ra toà, vì đối tượng khó có thể chứng minh
được câu chuyện.
Liên hệ quân sự
Thường có một ranh giới giữa những chuyện hợp
pháp và không hợp pháp.
Các cộng đồng Á châu thường có cái nhìn
ít tính pháp lý hơn so với một số quốc gia khác, đó
là nhận định của John Fialka, tác giả một cuốn sách
về hoạt động tình báo, "War by Other Means" (tạm
dịch, Chiến Tranh Bằng Những Phương Tiện Khác).
Thế nhưng, ông nói, Trung Cộng
khác với nhiều nước khác vì các
đơn vị làm kinh tế của nước này vẫn nằm giữa chính
phủ và quân đội.
Các viên chức Hoa Kỳ nói Trung Cộng
có chừng 3000 công ty "bình phong"
tại Hoa Kỳ, hầu hết là nhằm thu thập bí mật công nghệ
và quốc phòng.
Các nhóm hữu khuynh tại Hoa Kỳ và các
đảng phái đối lập tại Australia, Canada và các nơi khác
đang cảnh báo các nước phương Tây rằng sẽ đến một ngày
người ta phải hối tiếc vì đã để Trung Cộng
lợi dụng sử cởi mở và bao dung của
mình.
Họ nói, ảnh hưởng quân sự sẽ sớm diễn
ra, theo sau sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục cũng như
quyền lực chính trị của Trung Cộng.
Trung Cộng
đã công phẫn bác bỏ các cáo buộc
gián điệp, nói rằng đó là sự bịa đặt của những nỗi
sợ hãi nhỏ nhen trước sự cạnh tranh công nghiệp và thương
mại hợp pháp.
...............................................
Australian
Broadcasting Corporation
TV PROGRAM TRANSCRIPT LOCATION:
http://www.abc.net.au/lateline/
content/2005/s1420676.htm
Broadcast:
22/07/2005
US
Congress lauds Chen's 'explosive' testimony
Reporter: Leigh Sales
MAXINE
McKEW: Members of the United States Congress have heaped praise
on the Chinese diplomat who defected to Australia, calling him
a man of courage and honour. Chen Yonglin was in Washington
appearing before a congressional committee looking into China's
record of persecution of members of the falun gong spiritual
movement. In contrast to the guarded reaction he received from
the Australian government at the time of his defection, members
of the US Congress lauded Mr Chen, describing his testimony
as 'explosive'.
This report from
North America correspondent Leigh Sales.
LEIGH SALES: Outside
the capital precinct, hundreds of Falun Gong members protested
the Chinese Government's (CCP) persecution of their ranks. Inside,
a congressional committee heard testimony on the same thing
from the Sydney-based former Chinese diplomat Chen Yonglin.
CHEN YONGLIN, FORMER
CHINESE DIPLOMAT: The US and Australia are considered by the
CCP as the base of the Falun Gong overseas.
LEIGH SALES: Mr
Chen also talked about broader issues.
CHEN YONGLIN: There
are over 1,000 Chinese secret agents and informants in Australia
and the number in the US shall not be less.
LEIGH SALES: Mr
Chen's testimony was met with effusive praise by members of
Congress.
CHRIS SMITH, REPUBLICAN
MEMBER OF CONGRESS: We thank you for your courage in stepping
forward, as you have, to provide this extremely explosive and
useful and very damning indictment of the Government of China.
JEFF FORTENBERRY,
REPUBLICAN MEMBER OF CONGRESS: This is your moment that your
sacrifice, your willing to say what you have has brought tremendous
honour to your name.
LEIGH SALES: The
whole room erupted in admiration when Mr Chen's part of the
hearing ended.
REPORTER: Are you
happy to remain in Australia or would you prefer to have asylum
in the United States?
CHEN YONGLIN: Yes,
I would be happy to stay in Australia as Australia, the Government,
has already given me the protection visa.
LEIGH SALES: Mr
Chen's invitation to testify here illustrates the differing
attitudes in the US and Australian governments towards China.
Human rights groups accused the Australian Government of treating
Mr Chen with scepticism because it was worried about offending
China and losing economic opportunities. The US Government is
worried that China may be a threat and so it sees the former
diplomat as a useful source of inside information.
JOHN TKACIK, HERITAGE
FOUNDATION: The US Government is generally sympathetic to this
kind of a defector.
LEIGH SALES: He
says the US relationship with China is complex but that human
rights are a central issue.
JOHN TKACIK: There's
no question now that the US is very sympathetic to plights of
Chinese who are quite clearly suffering, not just discrimination,
but outright arrests, repression, torture in the case of the
Falun Gong.
LEIGH SALES: The
Australian and US leaders were asked about their relations with
China when they met in Washington earlier this week.
GEORGE W BUSH, US
PRESIDENT: We've got areas of issues when it comes to values.
For example, I happen to believe religious freedom is very important
for any society.
JOHN HOWARD: We
are unashamed in developing our relations with China and I'm
well pleased with the way the economic relationship has developed.
LEIGH SALES:
Both leaders emphasise that they don't see conflict over China,
or with China, as in any way inevitable. The great unknown,
though, is how China will behave as it continues its rise to
global superpower.
|
|
Trần
Dũng Lâm: chàng thanh niên người Hoa dũng cảm
Hoàng Hồ. Jul 23, 2005
Tuần
qua tin mừng đã đến với nhà ngoại giao Trung quốc đào tỵ, ông
Trần Dũng Lâm (Chen Yonglin), khi ông này cùng gia đình đã được
chính phủ Úc cấp chiếu khán lưu lại nước Úc, biến giấc mộng của
chàng thanh niên dũng cảm 37 tuổi trở thành sự thật. Suốt tháng
vừa rồi báo chí và đài phát thanh, truyền hình đã tốn khá nhiều
giấy mực và thời lượng phát sóng phát hình, về chuyện đào tỵ của
một nhân viên ngoại giao cao cấp của Tòa Tổng Lãnh sự Trung quốc
ở Sydney. Sau đó ông ta xuất hiện trước cuộc biểu tình kỷ niệm
16 năm ngày các sinh viên Trung Hoa bị thảm sát tại quảng trường
Thiên an Môn. Đệ nhất tham vụ Trần Dũng Lâm (Chen Yongli) cho
biết, ông đã từ nhiệm vì không thể tiếp tục phục vụ cho một chế
độ mà ông không ưa thích, đặc biệt là nhiệm vụ theo dõi giáo phái
Pháp luân Công tại Úc. Ông ta còn tố cáo, Trung quốc tổ chức một
mạng lưới với hơn một ngàn điệp viên trên nước Úc, một điều mà
các chuyên viên tình báo Úc lẫn các nước Tây Phương đều không
lấy làm ngạc nhiên.
Bằng giọng lưỡi ngon ngọt nhưng
chẳng lừa được ai, nữ Đại sứ Trung quốc tại Úc cho rằng ông
Lâm có về nước, cũng chẳng ai bắt tội chi cả. Thế nhưng mọi
người có kinh nghiệm với các chế độ Cộng Sản đều hiểu rõ, nếu
không bị thủ tiêu thì chắc chắn sẽ bị giam giữ, hay cưỡng bách
lao động suốt đời mà không hề được xét xử. Sau đó, do sai lầm
trong việc xin cấp qui chế tỵ nạn chính trị ở Bộ Ngoại giao
Úc, ông lại xin tỵ nạn tại Úc tại Bộ Di trú như một người bình
thường. Vì vậy qua bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, cũng như ông
và gia đình phải liên tiếp lẩn tránh bằng cách thay đổi chỗ
ở, cuối cùng chính phủ Úc chấp nhận cho ông và vợ cùng đứa con
gái được tỵ nạn tại xứ sở Miệt Dưới này.
Giấc mơ sống trong bầu
không khí dân chủ trên phần đất tự do được nhiều phước lành
của nước Úc, nay đã trở thành hiện thực với người thanh niên
quả cảm Trần Dũng Lâm. Nhiều người ở trường hợp của ông, đã
ngần ngại không dám từ bỏ những chức tước cao cấp như ông, vốn
được ăn trên ngồi trước và chắc chắn khi về nước, sẽ được thăng
quan tiến chức cao hơn để phục vụ trong guồng máy của Đảng và
chính quyền Trung quốc, mà thực tế vẫn còn những đàn áp phe
đối lập, nhất là đối với tín đồ thuộc phong trào Pháp luân Công.
Thế nhưng dù được công nhận tư cách tỵ nạn, chắc hẳn ông Lâm
vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường nhật về vấn
đề sinh kế, trong các sinh hoạt hàng ngày và nhất là về việc
học của đứa con gái của ông mới ở bậc tiểu học, giữa lúc mạng
lưới gián điệp như ông cũng như nhiều người Hoa đào tỵ khác
tố giác, là có hàng ngàn người trên đất Úc. Mời quí vị nhìn
lại diễn tiến vụ đào tỵ của nhà ngoại giao trẻ tuổi nhưng quả
cảm này, cùng những hệ lụy sau khi được chính phủ Úc ban cấp
qui chế tỵ nạn.
Hết sức vui mừng khi
được chính thức ở lại nước Úc
Trường hợp đào
tỵ của ông Trần Dũng Lâm, chắc chắn đã là một cái gai trong
mắt nhà cầm quyền Cộng Sản Trung quốc. Sự kiện ông Lâm tố cáo
là nhà nước Cộng Sản có dân số đông nhất hành tinh nầy, đã có
ít nhất là một ngàn điệp viên hoạt động trên đất Úc. Theo các
nhà phân tích thời cuộc đây chẳng phải là tin tức mới mẻ gì,
từ lâu, các chính phủ ở mọi nơi trên thế giới đều có thái độ
e dè trước khối người Hoa quá đông sinh sống ở địa phương, mà
lúc hồi mồ ma Mao trạch Đông còn sống, đã xem là đạo quân thứ
năm của nhà nước Trung quốc, ý muốn nói về mặt tình báo hay
gián điệp. Hầu như ai cũng hiểu điều đó, thế nhưng tố cáo công
khai và nêu lên con số thì có lẽ chỉ có ông Trần Dũng Lâm dám
can đảm làm điều đó mà thôi. Việc này đặt ông vào tình trạng
đối nghịch công khai với nhà cầm quyền Trung quốc.
Những người theo dõi thời cuộc
đều lo lắng cho số phận của ông cùng gia đình, khi lẩn trốn
từ chỗ nầy đến chỗ khác, may mắn cho đến nay cả gia đình chưa
có việc gì. Nhân ngày được ban cấp qui chế tỵ nạn, ông cho biết
sẽ tiết lộ thêm nhiều chi tiết nữa trong những ngày sắp tới.
Còn nay là lúc ăn mừng một giấc mộng thành sự thực, đó là ông
vốn đã ấp ủ từ lúc được bổ nhiệm sang làm việc nhiệm sở mới
tại Úc. Trước đó ông từng làm việc ở tòa đại sứ Trung quốc tại
Fiji, nhưng ông đã liệu định đảo quốc nhỏ bé này chắc chắn không
dám chứa chấp ông, vì e ngại thế lực quá to lớn của Trung quốc.
Thái độ e dè thận trọng
của chính phủ Úc, khi kẹt trong vụ tiến thối lưỡng nan
Dư luận công chúng Úc hết sức bất bình, khi đầu tiên chính phủ
Howard cho biết ông Trần Dũng Lâm không hề xin tỵ nạn chính
trị, mà chỉ xin được ở lại nước Úc, với Bộ Di Trú mà thôi. Có
lẽ ông ta không rành thủ tục nên xảy ra nhiều chuyện rắc rối
lôi thôi, chẳng có lợi cho ông chút nào. Nếu xin tỵ nạn chính
trị tại bộ Ngoại giao Úc với tư cách của một nhà ngoại giao,
ông sẽ được hưởng qui chế rõ ràng hơn. Còn khi ông yêu cầu được
cấp thông hành ở lại Úc, nhân viên Bộ Di Trú cứ tưởng ông là
một du khách hết hạn visa, hoặc hết hạn làm việc và muốn xin
ở lại. Trong những trường hợp như vậy thông thường người đứng
đơn xin ở lại, phải trở về nước để nộp đơn xin cư trú tại Úc.
Vì vậy mà họ liên lạc với tòa Tổng lãnh sự Trung quốc ở Sydney,
khiến ông Lâm và gia đình phải co giò chạy trốn, bằng không
khó tránh được hậu quả không hay xảy đến cho ông, một khi nhân
viên Tòa Tổng Lãnh sự Trung quốc đến nơi.
Sau đó Ngoại trưởng Úc, ông
Alexander Downer cho biết không nhận được đơn xin tỵ nạn nào
của ông Lâm và bà Tổng trưởng Di trú, bà Amada Vanstone cũng
đã bác đơn xin ở lại Úc vì không đúng thủ tục. Số phận của ông
và gia đình được xem như là chỉ mành treo chuông. Ngoài nỗi
lo sợ số điệp viên Trung quốc ra tay bắt cóc hay thủ tiêu nếu
họ bắt gặp, ông Trần Dũng Lâm chẳng thấy được chút ánh sáng
ở cuối đường hầm. Nhiều dư luận chú trọng đến nền mậu dịch giữa
Úc và Trung quốc đang ở giai đoạn phát triển, với mức giao dịch
hàng năm lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đô la, thì họ nghĩ
chẳng nên làm phiền lòng anh chàng khổng lồ Trung quốc làm chi.
Thế nhưng phe đối lập Lao động
và báo chí, thiên về giải pháp cấp qui chế bảo vệ cho ông này,
vì đó là nền tảng của nước Úc là sự tự do và tôn trọng các giá
trị của con người. Thực ra trong giao dịch giữa hai nước, cán
cân mậu dịch nghiêng về phía Trung quốc nhiều hơn, với các mặt
hàng hầu như tràn ngập thị trường nước Úc; ngược lại Úc chẳng
xuất cảng được gì nhiều sang Trung quốc cả. Thành thử nhiều
quan điểm báo chí cho rằng, nước Úc chẳng có gì để mất về mặt
mậu dịch, trong khi lại có thể mang tiếng là chẳng còn tôn trọng
giá trị của tự do, dân chủ vốn là căn bản cho nền dân chủ tại
Úc. Ngoài ra, Úc còn chịu tiếng sợ hãi một “con cọp giấy” Trung
quốc, vốn cách xa nước Úc hàng chục ngàn kí lô mét về phương
diện địa lý. Do đó gần như chính phủ Howard “câu giờ” trong
thái độ hết sức e dè, thận trọng. Cuối cùng ông Howard mới đạt
đến quyết định mà hầu như mọi người Úc đều mong đợi, đó là ban
cấp visa bảo vệ cho ông Lâm và gia đình.
Giá trị các lời tố cáo
của ông Trần Dũng Lâm
Ông Lâm là đệ
nhất tham vụ ngoại giao của tòa Tổng Lãnh sự Trung quốc, một
chức vụ cao cấp trong ngành ngoại giao, đã đào tỵ vào ngày 4
tháng 6 vừa qua và xuất hiện trong một buổi lễ tổ chức tại Sydney
nhằm kỷ niệm cuộc thảm sát sinh viên Trung quốc biểu tình ở
quảng trường Thiên an môn, đúng 16 năm trước. Người ta còn nhớ
chỉ hai ngày trước đó, báo chí đã loan tin Cơ quan An ninh Tình
báo Úc tức ASIO, đã thiết lập một đơn vị phản gián để chống
lại các gián điệp ngoại quốc trên nước Úc. Tin tức trên cho
rằng đơn vị này được đặt ra, vì con số các nhân viên tình báo
Trung quốc có mặt hơi... đông trên xứ con Kăng ga ru này. Vụ
đào tỵ của ông Lâm kèm theo cáo giác có đến 1000 điệp viên Trung
quốc hoạt động tại Úc và chính ông cũng có bổn phận theo dõi
phong trào Pháp luân Công tại Úc. Dĩ nhiên những điều này bị
Tòa đại sứ Trung quốc bác bỏ kịch liệt.
Một giáo sư đại học Trung quốc
đang chờ được ban cấp qui chế tỵ nạn như ông Lâm, đó là ông
Hoàng Hồng Bình (Yuan Hong bing) cho rằng, mục tiêu của hệ thống
gián điệp Trung quốc còn lớn hơn và phức tạp hơn nhiều, chứ
không chỉ theo dõi những người chống lại đảng Cộng Sản Trung
quốc mà thôi. Ông nói rằng mục tiêu gần của họ là tiêu diệt
phong trào Pháp luân Công và các cuộc vận động dân chủ, còn
mục tiêu xa là tạo ảnh hưởng lên đời sống hàng ngày của người
dân Úc, để cuối cùng người Úc sẽ từ bỏ các giá trị căn bản như
tự do và nhân quyền. Giáo sư Hoàng tin rằng Đảng Cộng Sản Trung
quốc tìm cách biến nước Úc thành một “thuộc địa chính trị” (political
colony), qua việc tạo ảnh hưởng lên báo chí, cùng các viện giáo
dục, kinh tế và các tiến trình chính trị. Chính ông đã nhận
được nhiều thư hăm dọa, cũng như bị theo dõi thường xuyên và
một người bạn của ông cũng thuộc hạng bất đồng chính kiến với
Bắc Kinh, bị đập phá xe hơi. Chủ tịch Liên đoàn Dân chủ trường
hợp, ông Chin Jin nói rằng có nhiều trường hợp nhà nước Cộng
Sản Trung quốc đã gây khó khăn và tìm cách ảnh hưởng lên cộng
đồng người Hoa ở hải ngoại. Có thể nói, bằng chứng về sự hiện
diện của tay mắt của nhà nước Cộng Sản Trung quốc sẽ có mặt
tại mỗi nơi, mỗi lúc.
Dù được qui chế bảo
vệ, nhưng ông Lâm sẽ còn gặp nhiều khó khăn
Nhiều người cho
rằng, qui chế bảo vệ do Bộ Di trú cấp chỉ là bảo đảm việc không
bị trục xuất khỏi nước Úc, chứ không có nghĩa là cắt cử một
hay vài nhân viên mật vụ lo bảo vệ an ninh cho ông ta. Ngoài
sự ủng hộ của các thành viên trong giáo phái Pháp Luân Công,
ông Lâm không có một quan hệ thân tộc nào ở Úc cả, để làm chỗ
nương tựa về mặt tinh thần. Vấn đề tài chánh cũng là một chuyện
phải lo âu, bằng chứng là ông Lâm hy vọng người vợ vốn là một
luật sư, có thể kiếm được việc làm.
Thế nhưng về mặt an ninh có
lẽ không ổn đối với ông, vì dù bà vợ có làm việc ở bất cứ nơi
đâu, điều nầy chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Gián điệp
Trung quốc sẽ dễ dàng theo dõi và ra tay thủ tiêu bịt miệng
vợ chồng ông khi có cơ hội. Ngoài ra, còn việc học hành của
cháu bé ở bậc tiểu học. Bé theo học trường nào thì hầu như kéo
theo các cái đuôi theo dõi từ trường đó. Quả là anh chàng thanh
niên dũng cảm chắc sẽ gặp ít nhiều khó khăn trong những ngày
sắp tới, tuy nhiên đối với một người can đảm như ông Trần Dũng
Lâm, những khó khăn nhỏ nhặt rồi có lẽ sẽ vượt qua. Tình báo
Úc có lẽ khó thể sánh bằng tình báo Anh quốc, như trong trường
hợp bảo vệ tính mạng cho văn sĩ Salman Rushdie, khi viết quyển
sách mang tựa đề “Những vần thơ của qủy” trước đây, khiến các
nước Hồi giáo lên án tử hình ông ta cho đến nay.
Hoàng
Hồ
|