|
T I N Q U Ố C T Ế
Ngày 23 tháng 11 năm 2004 Kính
gởi: Đại Sứ Robert B. Zoellick Thưa
ông Đại Sứ Zoellick: Căn cứ vào phụ đính C1 và phụ đính H của Thương Ước Song Phương, Việt Nam được bảo đảm cho xuất cảng tự do các ấn phẩm và phương tiện truyền thông thính thị sang Hoa Kỳ, trong khi đó lại duy trì việc nghiêm cấm nhập cảng các vật dụng như vậy từ Hoa Kỳ. Việc đối xử bất bình đẳng như vậy trong Thương Ước Song Phương không những bất công mà còn vi phạm các nguyên tắc căn bản trong mậu dịch tự do, sự trao đổi đặc quyền hỗ tương trong liên hệ ngoại giao giữa hai quốc gia và làm cản trở nguồn tin tức cần thiết cho sự tự do mậu dịch. Hơn nữa, Việt Nam có một hồ sơ dài về đàn áp Tự Do Báo Chí. Theo cuộc vận động cho Tự Do Tư Tưởng và Thông Tin tại Việt Nam, trên 500 tờ báo và tạp chí tại Việt Nam là của nhà cầm quyền và được kiểm duyệt chặt chẽ. Gần 2.000 trong 5.000 mạng lưới websites tại Việt Nam đang bị ngăn chận không cho gửi đi những thông điệp mà nhà nước cho là phá hoại hay chống đối. Như đã trình bày, Thương Ước Song Phương đang tăng cường các hoạt động của nhà cầm quyền Việt Nam để đàn áp Tự Do Báo Chí và dòng tin tức lưu truyền. Đặc biệt là khi Việt Nam được hưởng 3.2 tỷ mỹ kim mậu dịch thặng dư với Hoa Kỳ, Thương Ước Song Phương không nên cho phép Việt Nam hạn chế ấn phẩm và phương tiện truyền thông thính thị xuất cảng từ Hoa Kỳ, trong khi đó cho Việt Nam được tự do bán sang Hoa Kỳ những vật dụng như vậy. Vì ông đang duyệt xét việc gia hạn cho Thương Ước Song Phương, tôi khuyến khích ông xem xét kỹ lưỡng các điều khoản bất công này. Kính Thư Zoe Lofgren - Dân Biểu Quốc Hội
Theo thư đề ngày 17 tháng 12 năm 2004, Dân Biểu Zoe Lofgren, Đơn vị 16 California cho Giáo Sư Trần Công Thiện Phó Chủ Tịch và Phát Ngôn Viên Hội đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt được rõ: Bà đã viết thư cho Đại Diện của Hoa kỳ trong Thương Ước Mỹ Việt, yêu cầu xét lại các điều khoản của Thương Ước trước khi gia hạn thỏa hiệp. Sau đây là nội dung bức thư: Kính
gửi Giáo Sư Trần Công Thiện Giáo Sư Trần thân mến, Cám ơn ông đã tiếp xúc với tôi về mậu dịch không công bằng và việc gia hạn cho Thương Ước Song Phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Như ông yêu cầu, tôi đã viết thư cho Đại Diện Thương Mại của Hoa Kỳ, thúc giục ông ta xem xét các điều khoản bất công trong Thương Ước Song Phương (BTA) trước khi gia hạn thỏa hiệp. Tôi đính kèm theo đây bản sao bức thư đó. Một
lần nữa, cám ơn ông đã tiếp xúc với tôi và xin đừng ngần ngại làm như
thế trong tương lai nếu tôi có thể làm gì để giúp đỡ trong một vấn đề
khác…
|
Copyright © 1997-2004 SaigonUSA News. All rights reserved. |