|
545
E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA
Tel: 408.998.0508
Fax: 408.993.0527
Email:
saigonusanews
@yahoo.com
|
HÌNH
ẢNH ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM
|
|
“BẠCH
THƯ” hay BIỆN MINH TRẠNG về tình hình Đàn Áp Nhân Quyền Khốc
Liệt tại Việt Nam
“Đọc
toàn văn cuốn Sách Trắng thì thấy rõ ngay rằng, hơn 22 ngàn từ chứa
đựng trong đó, chỉ nhằm một mục tiêu độc nhất là làm một Biện Minh
Trạng trước dư luận quốc tế, với hy vọng tẩy xoá hết tì vết vi phạm
nhân quyền có quy mô và hệ thống của Hà Nội.”
Luật
Sư Trần Thanh Hiệp |
Chung Quanh
Quan Điểm và Chính Sách của Hà Nội về Nhân Quyền. (RFA)
23.08.2005. Ngày 18-8-05 Bộ Ngoại Giao CHXHCN Việt Nam đã họp báo để công
bố một "Bạch Thư"-Sách Trắng về nhân quyền dưới tựa
đề "Thành Tựu Bảo Vệ Và Phát Triển Quyền Con Người Ở Việt Nam"
dày 82 trang gồm 4 phần. 3 phần đầu được dành để trình bày quan điểm về
nhân quyền, thành tựu về thực hiện nhân quyền và hợp tác quốc tế trong
lãnh vực nhân quyền. Trong phần cuối là những lời chỉ trích những cái
được gọi là những luận điệu vu cáo chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền.
Những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam nghĩ sao về quyển Sách
Trắng về nhân quyền lần đầu tiên được chính phủ Việt Nam công bố?
Luật sư Trần Thanh
Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền ở Paris nêu ý kiến của
ông trong cuộc trao đổi với Việt-Long sau đây. Ý kiến riêng của ông Trần
Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do (RFA).
Những lý do
Hỏi: Theo luật
sư, vì sao hôm 18-08-2005 bộ ngoại giao Việt Nam lần đầu tiên công bố
một Sách trắng về vấn đề nhân quyền ở trong nước?
Đáp:
Ngoài những lý do chính thức ở bề ngoài được ông thứ trưởng bộ ngoại giao
Lê Văn Bàng công bố, như là để kỷ niệm 60 năm đảng Cộng sản Việt Nam cầm
quyền và nhân hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc vào tháng tới, thì
bên trong, còn có những lý do thầm kín.
Chẳng hạn như việc
Hà Nội cần phô trương thành tích, số liệu về nhân quyền, để bổ túc hồ
sơ xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới, mà tôn trọng nhân quyền là
một trong những điều kiện phải thoả mãn nếu muốn được chấp nhận.
Hay như việc
Hà Nội phải lên tiếng tự bào chữa trước những lời chỉ trích có dẫn chứng
của dư luận quốc tế, theo đó CHXHCNVN vi phạm nghiêm trọng nhân quyền
nên đã bị chính quyền Hoa Kỳ ghi tên vào danh sách “các nước đáng quan
tâm”. Bây giờ Hà Nội muốn tìm cách làm sao xoá được tên mình trong sổ
đen ấy.
Biện minh trạng
Hỏi: Cuốn Sách
Trắng liệu có giúp Việt Nam đạt được những mục đích như ông vừa nêu ra
không?
Đáp:
Đọc toàn văn cuốn Sách Trắng thì thấy rõ ngay rằng, hơn 22 ngàn từ chứa
đựng trong đó, chỉ nhằm một mục tiêu độc nhất là làm một biện minh trạng
trước dư luận quốc tế, với hy vọng tẩy xoá hết tì vết vi phạm nhân quyền
có quy mô và hệ thống của Hà Nội.
Chính
cuốn Sách trắng, trong Lời mở đầu, đã gián tiếp thú nhận điều này khi
viết rằng “Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN công bố cuốn sách Thành tựu bảo
vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam để giúp dư luận thế giới hiểu
rõ và đúng đắn về truyền thống bảo vệ và phát triển quyền con người ở
Việt Nam, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”.
Vậy công bố Sách trắng
là cốt để phân bày với dư luận thế giới về chuyện nhân quyền. Nhưng theo
tôi, Hà Nội đã thất bại. Sách trắng, còn được gọi là Bạch Thư, là hình
thức thông tin đặc biệt mà các nước dân chủ,văn minh, tiến bộ trên thế
giới chỉ sử dụng để trình bày những bằng chứng đáng tin cậy giúp làm hiện
rõ sự thật.
Đằng này, Hà Nội lại
dùng bạch thư để tuyên truyền bằng những luận điệu cứng nhắc một chiều,
vì thế tôi cho rằng cuốn Sách trắng không những đã không đạt được mục
tiêu Hà Nội mong muốn mà còn gây ra hậu quả xấu bất ngờ cho Hà Nội.
Thế nào là tuyên truyền
Hỏi:
Luật sư vui lòng nói rõ thêm thế nào là tuyên truyền, thế nào là những
hậu quả xấu bất ngờ?
Đáp: Tuyên truyền là nói
những điều quá đáng, ngoài lẽ thông thường, nói xuyên tạc trắng đen lẫn
lộn, không đổi thành có, có đổi thành không, khẳng định suông chẳng chứng
minh, nói lấp lửng nước đôi, nói lấy được, không cần biết đến sự thật,
miễn sao đánh bóng được cho chế độ.
Trong
cả cuốn Sách trắng, từ lời mở đầu qua 4 phần của nội dung, tỷ lệ tuyên
truyền này rất cao, không thể trình bày ngắn gọn vào chi tiết vì sẽ quá
dài, tôi xin tóm gọn lại thành một câu thôi.
Nếu có ai không biết
gì về lịch sử hơn nửa thế kỷ chính trị cộng sản ở Việt Nam, chưa từng
đọc các tin tức, các báo cáo, các điều trần về tình trạng nhân quyền ở
nước này mà đọc hết cuốn Sách trắng thì chắc chắn sẽ tin dễ dàng rằng
ở Việt Nam người dân có đủ hết các quyền tự do, Nhà nước tôn trọng và
bảo vệ quyền con người cùng làm hết sức mình để bảo đảm cho những nhân
quyền ấy được thực hiện trên thực tế trong một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Nếu quảng cáo cho
một hãng du lịch mà nói như thế thì không sao. Nhưng nhân danh một cơ
quan đối ngoại của một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã ký tham
gia nhiều Công ước quốc tế về nhân quyền, mà phát biểu trên giấy trắng
mực đen để tỏ ra khinh thường tuyệt đại đa số dân chúng trong nước, nạn
nhân của đàn áp nhân quyền, đồng thời coi rẻ khả năng phán đoán của dư
luận quốc tế, bất chấp sự thật thì quả là điều khó chấp nhận.
Chính
vì vậy mà Sách trắng của Hà Nội đã gậy ông đập lưng ông. Một nhà ngoại
giao ngoại quốc có nhiệm sở ở Hà Nội, khi được hãng thông tấn AFP phỏng
vấn về Sách trắng, đã nói đại ý rằng với ngôn ngữ lưỡi gỗ (wooden language)
Sách trắng đã không cho ai một lý do nào để lạc quan tin vào sự cải thiện
trong tương lai của tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Tức là Sách
trắng không thuyết phục người đọc theo chiều hướng Hà Nội mong muốn mà
gây tác dụng ngược lại, như ý kiến của nhà ngoại giao nói trên đã cho
thấy. Thật là điều bất ngờ không mấy thích thú cho Hà Nội.
Nội dung của Sách trắng
Hỏi: Bây giờ
thử đi vào nội dung của Sách trắng. Luật sư nhận định ra sao về nội dung
của sách này? Ông Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng nói lần đầu tiên Bộ
Ngoại giao có cuốn sách nhằm giới thiệu với độc giả và dư luận quốc tế
một cách toàn diện nhất về quan điểm, chính sách và những thành tựu to
lớn mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy các quyền
con người. Luật sư nghĩ sao?
Đáp:
Đúng là lần đầu tiên mà Bộ Ngoại giao của Hà Nội đã văn kiện hoá một cách
thống nhất và tập trung đường lối giải quyết vấn đề nhân quyền. Nhưng
không phải là để thay đổi đường lối ấy mà là để trình bày lại đường lối
cũ bằng ngôn ngữ mới.
Đường lối cũ
này là đường lối phi nhân quyền để cai trị bằng đàn áp. Phi nhân quyền
bởi vì rằng trong ý thức hệ Mác Lênin, cái mà loài người gọi là nhân quyền
thi Mác coi là một sáng chế tư sản, mơ hồ và ích kỷ.Vậy không cần nhân
quyền, cứ để vô sản dùng chuyên chính mà cải tạo xã hội tiến lên cộng
sản thì khỏi cần đặt vấn đề nhân quyền nữa bởi lẽ ai cũng sẽ có đủ thứ
quyền.
Phi nhân quyền bởi
vì Đảng Cộng sản đã dùng Hiến pháp để bố trí tịch thu hết mọi nhân quyền
vào tay mình. Rồi sau khi đã lên ngôi vô sản chuyên chính và cần phải
có một mặt hàng tân tiến dân chủ tự do phương Tây, CHXHCNVN bèn tham gia
nhiều Công ước quốc tế về nhân quyền, nhưng chỉ hoàn toàn hình thức để
kéo dài trên hai thập niên tình trạng nhập nhằng, trong độc tài ngoài
dân chủ.
Nay trật tự thế giới
lưỡng cực độc tài-dân chủ hoà bình sống chung đã dẹp bỏ, Hà Nội bị lâm
vào thế phải đổi mới nhưng vẫn không muốn rời bỏ độc quyền cai trị. Cho
nên bộ máy tuyên truyền của đất Thăng Long đã xào nấu lại một số lập luận
sơ cứng của thời xưa, vay mượn một số thuật ngữ chính trị mới, thêm gia
vị số liệu giả tạo, cho ra đời cuốn Sách trắng này, không ngoài mục đích
dùng tài ngụy biện lẩn tránh nghĩa vụ thi hành nghiêm chỉnh các Công ước
quốc tế đã tham gia, để thương lượng mong kéo dài thêm ân hạn cho một
chính quyền đầy những tiền sự tiền án phi nhân quyền.
Một tiến bộ nên được khuyến khích?
Hỏi: Ông có
vẻ hơi quá khe khắt chăng? Dù sao thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng đã công
khai trình bày quan điểm, chính sách và thành tựu về nhân quyền, thay
vì cứ lẳng lặng thi hành chính sách riêng của họ. Đó có phải là một tiến
bộ nên được khuyến khích không?
Đáp:
Tôi không phải là nhà ngoại giao, nên không có điều kiện thi hành những
đường lối ngoại giao, mà phải nêu ra những điều cần chỉ trích. Trước đây
nhà cầm quyền Hà Nội không cần nói, cứ làm vì có lá bùa ý hệ Mác-Lênin
để xuống tay dùng bạo lực đàn áp nhân quyền. Bây giờ bùa mác-lê đã hết
thiêng nên Hà Nội phải thay đổi thủ thuật.
Nhưng trước sau thì
cũng vẫn là một quan điểm, một chính sách. Chừng nào toàn bộ nhân quyền
chưa được trả lại cho dân, như đã được quy định trong luật quốc tế về
nhân quyền mà Hà Nội đã minh thị và tự nguyện cam kết tôn trọng, thì không
thể coi sự thay đổi thuần hình thức nói trên là một tiến bộ được.
Còn nói thành tựu
thì chính quyền nào mà chả tạo ra được một số thành tựu. Vấn đề là thành
tựu tốt hay thành tựu xấu? Và tốt cho ai, xấu cho ai? Theo tôi, những
thành tựu chân chính về nhân quyền vì nhân dân, cho nhân dân ở Việt Nam
chưa có.
Con người Việt Nam hiện ở dưới chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa chỉ mới
có những bánh vẽ, những hứa hẹn, trong thực tế vẫn chưa có được đầy đủ
những quyền mà con người ở các nước văn minh, phương Tây cũng như phương
Đông đã lần lượt tranh thủ được từ cuối thế kỷ thứ 18. Ở Việt Nam chỉ
có những thành tựu tốt cho một thiểu số cầm quyền và gia đình họ đứng
tên kinh doanh ở khắp cả nước, kỳ dư tuyệt đại đa số vẫn còn lặn ngụp
trong nghèo khổ, bất công và áp bức.
Hiện tình nhân quyền ở Việt Nam
Hỏi: Luật sư
là nhà tranh đấu nhân quyền trong suốt thập niên 80, trên diễn đàn của
Văn Bút Quốc tế đã tích cực đòi tự do cho các văn nghệ sĩ, trí thức bị
cầm tù, năm 1992 đã tham dự Hội nghị thế giới lần thứ nhì về nhân quyền
tại thủ đô nứơc Áo.
Xin được hỏi một câu chót, với kinh nghiệm đã thâu lượm được trong quá
trình tranh đấu ấy, Luật sư thật sự cảm nghĩ thế nào về hiện tình nhân
quyền ở Việt Nam so với những năm trước đây?
Đáp:
Vào thời điểm thập niên 80, sự đàn áp nhân quyền ở Việt Nam rất khốc liệt.
Người Việt ở hải ngoại rất lo sợ cho tánh mạng và an ninh nhân thân của
những văn nghệ sĩ, trí thức ở trong nước bị chính quyền cộng sản bắt giam.
Nay thì không còn
nỗi lo sợ ấy nữa vì khả năng đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản đã bị tình
hình trong nước ngoài nước làm suy giảm tới một mức độ rất đáng kể. Nhưng
sự đàn áp nhân quyền thì vẫn còn nguyên vẹn trên ý đồ dù đã biến đổi ở
hai khâu mức độ và hình thức. Sự đàn áp thô bạo năm xưa đã được thay thế
bằng sự đàn áp tinh vi hiện nay.
Nếu so với những chuẩn
mức của dĩ vãng thì đã có tiến bộ nhưng nếu lấy những chuẩn mức phổ biến
của thời đại những năm 2000 thì chưa thể coi là đã có tiến bộ và còn phải
đẩy mạnh cuộc tranh đấu nhân quyền hơn nữa thì mới mong thay đổi được
chính sách đàn áp nhân quyền tinh vi mà Hà Nội đang theo đuổi. Cuốn Sách
trắng theo tôi là một hình ảnh trung thưc của sự đàn áp tinh vi hiện nay
ở Việt Nam.
RFA:
Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.
SaigonUSA
hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box
ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:
|
|
|