545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527


Email:

saigonusanews
@yahoo.com


 

T I N  V I Ệ T   N A M

Chờ Đợi Giây Phút Của SỰ THẬT
Tự Do Tôn giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam
trong cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ

ĐÔNG VĂN


Đại Sứ Hoa Kỳ đặc trách về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế John Hanford

(RFA) 20.03.2005. Theo tin của UPI, Bộ Ngoại Giao cho biết cả ba nước được ghi tên vào danh sách “đáng quan tâm" là Eritrea, Saudi Arabia và Việt-Nam, đã thực hiện bằng hành động được một số tiến bộ ở mức độ khác nhau và Việt-Nam là nước đạt được tiến bộ nhiều nhất.

Phụ Tá Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ nói rằng quyết định sau cùng sẽ được công bố trong vài tuần tới. Hoa-Kỳ ít nhất trông đợi vào ý đinh và những cam kết của những chính phủ liên hệ. Ông không cho biết chi tiết, tuy nhiên ông nghĩ rằng chính phủ Hoa-Kỳ có lý do để lạc quan một cách thận trọng.

Vấn đề tự do tôn giáo nói riêng và nhân quyền ở Việt Nam, trong cuộc thương thuyết này, sẽ có thể đi về đâu? Bài viết dưới đây của Ðông Văn đưa ra giải đáp cho nghi vấn này.

Lại triển hạn
Một lần nữa, cuộc thương thuyết giữa Mỹ và một số nước có tình trạng vi phạm nhân quyền đáng quan tâm đã được triển hạn, do lời yêu cầu của chính bộ ngoại giao Mỹ. Sự kiện cuộc thương thuyết còn kéo dài thêm như vậy, tự nó không hẳn là một triệu chứng tốt cũng không đương nhiên là điềm xấu.

Cũng là điều tự nhiên nếu những người ngoài cuộc không biết rõ được nội dung cuộc trao đổi gần đây nhất giữa Ðại sứ Mỹ đặc trách về tự do tôn giáo quốc tế là ông John Hanford và một nhân vật cấp cao Công An Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Văn Hướng. Vào dịp này, cách loan tin của cơ quan thông tin phía Việt Nam cố tình làm như không có vấn đề gì đáng nói sau cuộc gặp gỡ ấy, trong khi phía Mỹ thì lại dường như chỉ muốn nói bằng sự im lặng.

Tưởng cần nhắc lại rằng Ðại sứ Mỹ John Hanford đã nhiều lần lui tới Việt Nam vì nhiệm vụ' và tháng 9 năm ngoái, ông đã công khai tỏ bày mối quan tâm về những hành động của nhà cầm quyền Hà Nội liên quan tới tự do tôn giáo. Qua ông Adam Ereli, Phụ Tá Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao, phía Mỹ lần này đã bớt dè dặt hơn, khi ước lượng rằng quyết định sau cùng sẽ được công bố trong vài tuần tới. Vẫn theo nguồn tin này thì Mỹ trông đợi vào ý định và những cam kết của phía Việt Nam và cho rằng có cơ sở để lạc quan một cách thận trọng.

Trong sự chờ đợi giây phút của sự thật, vì đối với Hà Nội, Mỹ ở vào thế đối thoại của kẻ mạnh, nên người ta có lý do để lạc quan và tin rằng trong những ngày tháng sắp tới, những người quan tâm cho tự do tôn giáo ở Việt Nam sẽ hài lòng, như lúc sau khi bộ ngoại giao Mỹ quyết định ghi tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào danh sách những nước CPC tức là những nước đáng quan tâm vì xâm phạm nhân quyền.

Không phải lần đầu
Tuy thế, kinh nghiệm đã nhắc nhở cho người Việt Nam rằng đây không phải lần đầu mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thương lượng ở vị thế kém. Hiệp định Paris năm 1973 là một thỏa hiệp mà Mỹ đã đạt được trên thế mạnh, với đầy đủ bảo đảm quốc tế, tuyệt đẹp trên giấy tờ hình thức.

Nhưng chỉ hơn hai năm sau, thỏa hiệp đẹp đẽ này đã tan tành như mây khói và người Việt Nam 30 năm sau vẫn còn phải gánh chịu hậu quả. Năm 2003, nhân một cuộc hội thảo quốc tế về thỏa hiệp này, Hà Nội còn muốn dạy cho người Mỹ một bài học về thương thuyết. Với một nước có nền văn minh chủ lượng cao như Mỹ thì cuộc hòa đàm Paris về Việt Nam đã phải là đối tượng của nhiều cuộc suy nghĩ để suy luận lẽ thành bại.

Nhờ khoảng cách của thời gian, tính sổ lại thì cả hai phía, cộng sản Việt Nam cũng như Mỹ đều đã có những được, mất nhất định, không thắng không thua một cách tuyệt đối. Kẻ thất bại nặng nề chỉ là những người dân Việt Nam đã tuyệt đối tin vào sự bảo vệ của Thế giới tự do trước hiểm họa độc tài.

Một thoả hiệp Mỹ-Việt
Những người dân này bây giờ lại vẫn đang ở vào cảnh thân cô thế cô trước bạo lực và chờ đợi sự tiếp tay của nước Mỹ mong sao thân phận mất nhân quyền của họ được cải thiện. Họ biết chắc rằng người Mỹ trong thời gian sắp tới, sẽ đoạt được ít nhiều nhượng bộ từ phía Hà Nội. Ðiều họ mong mỏi hơn cả là thấy được một thỏa hiệp Mỹ- Việt mở ra một chân trời mới ở Việt Nam cho tự do tôn giáo rồi từ đó, cho nhân quyền và dân quyền.

Những loại nhượng bộ có tính cách chiến thuật để cấp cứu và hà hơi tiếp sức cho một chính quyền khinh miệt nhân quyền dân quyền sẽ không thể mang ý nghĩa chuyển hóa thực sự tình trạng phi dân quyền này. Mà phải là một trận thắng có tính chiến lược, đẩy lui được một cách không đảo ngược âm mưu kéo dài vô hạn định tham vọng độc tôn đảng trị. Mối quan tâm về tự do tôn giáo, một trong những thành tố của nhân quyền sẽ chỉ nên giải tỏa nếu những tội ác xâm phạm nhân quyền được xử lý dứt khóat.

Thật ra, nhân quyền ở Việt Nam không là gì khác hơn một chi tiết của trật tự mới của thế giới đang được thiết lập dưới sự sắp xếp của nước Mỹ. Nếu trật tự này có sắp hình thành ở Việt Nam bằng thỏa hiệp Mỹ-Việt đang được chờ đợi thì nó sẽ mang trong nó những chủng tử của tiến bộ tức là tự do, nhân quyền, dân chủ, chứ không thể là một một trao đổi của quan hệ ngoại giao thù tạc, thuần túy vì quyền lợi.

Nước Mỹ, sau những chiến công đầy nhân nghĩa truy lùng quân khủng bố và khử bạo ở Afghanistan, lật đổ bạo quyền, thiết lập dân chủ cho nhân dân Iraq, chắc không có nhu cầu đi tìm loại chiến thắng tầm thường này./.


SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

RETURN TO FRONT PAGE



 








Hình ảnh Cộng Đồng VN Bắc California biểu tình lần thứ 16 trước hang ổ Viên Thao vào ngày thứ Bảy, 5 tháng 2. Đây là cuộc biểu tình chống Đỗ Vẫn Trọn-hệ thống truyền thông Viên Thao làm tay sai, kinh tài cho Cộng sản VN, lợi dụng danh nghĩa "từ thiện". Cuộc biểu tình chính thức bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, 2005, vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy trong tuần.
(Click to enlarge photo)














Đồng bào San Jose hân hoan đón nhận giai phẩm Xuân SaigonUSA-Ất Dậu 2005, cũng như số báo đặc biệt cuối tuần về những tên Việt Gian trở cờ lộ mặt-làm tay sai cho VC.







 


Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.