T
I N V I Ệ T N A M
CSVN
Sẽ Truy Tố Những Người Chống Đối
ở Kim Nỗ
(VNN) 16.12.2004. Chính quyền CSVN ở thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ cho biết
sẽ khởi tố những ngừơi gây trở ngại trong buổi lễ khởi công xây sân
golf ở đây.
Phạm
Văn Trâm, phó chủ tịch huyện Đông Anh cho hay công an huyện Đông Anh
đang xét những hồ sơ liên quan đến các trường hợp mà họ gọi là chống
lại người thừa hành công vụ , trứơc khi tiến hành khởi tố những ngừơi
liên quan.
Tưởng
cũng cần nhắc lại, sáng Thứ Hai 13/12, dân làng Kim Nỗ thuộc huyện Đông
Anh ở Hà Nội kéo tới phản đối tại địa điểm làm lễ khởi công xây dựng
sân golf và khu giải trí Đông Anh, nơi có nhiều viên chức chính quyền
và cấp chức cùng công nhân của công ty thực hiện công trình hịên diện.
Cảnh
sát chống bạo động được bố trí bảo vệ cũng bị hằng trăm dân làng tấn
công bằng gậy gộc, gạch đá, chai xăng. Một số công an và viên chức bị
thương phải vào bệnh viện. Lễ khởi công bị huỷ bỏ.
Được
biết sân đánh golf này nguyên do công ty Daeha làm chủ. Đây là một công
ty liên doanh giữa công ty Daewoo của Nam Hàn và một công ty địa phương.
Sân golf thuộc loại 18 lỗ, rộng 128 mẫu thuê trên lãnh thổ của làng
Kim Nỗ từ năm 1995. Tuy nhiên đến năm 1998 vì cuộc khủng hoảng tài chính
Á châu nên kế hoạch này đã bị ngưng trệ. Năm 2003, công ty Thái Lan
Noble thay thế công ty Daewoo của Nam Hàn trong liên doanh. Dân làng
Kim Nỗ đòi liên doanh mới phải thương thuyết về vấn đề tài chánh cho
phù hợp với giá trị tiền tệ hiện nay, và phải thanh toán số tiền mà
công ty Daeha còn thiếu từ năm 1998. Việc thương thuyết chẳng những
không đưa đến kết quả cụ thể, mà dân làng còn bị chính quyền xử ép nhiều
việc, nên đã xẩy ra cuộc xô xát nói trên.
Trong
năm qua đã có nhiều vụ xô xát tương tự liên quan đến việc xây cất sân
golf tại nhiều nơi. Những việc xây cất này nằm trong kế hoạch khai thác
du lịch của nhà nước CSVN, bất chấp việc canh tác của nông dân, và thường
không được bồi thường thoả đáng, nên đã gây nên những bất ổn xã hội.
Đây
không phải là lần đầu tiên đụng độ xảy ra giữa dân làng Kim Nỗ và nhân
viên nhà nước. Vụ đụng độ đầu tiên xảy ra vào tháng 3 năm 1996, và cũng
có hàng chục nhân viên nhà nước mang thương tích.
Được
biết diện tích khu đất mà nhà nước dành cho công ty này lên tới 128
mẫu, và do đó, phải giải tỏa 443 căn hộ. Vẫn theo các nguồn tin thì
nhà nước đồng ý bồi thường cho những gia đình bị giải tỏa, nhưng nhiều
dân làng không đồng ý với số tiền mà nhà nước trả, đòi hỏi phải được
quyền trực tiếp điều đình với công ty Daewoo.
Lần
thứ nhì, vào ngày Thứ Ba, 13/10/1998, dân làng Thọ Đa lại đụng độ với
nhân viên nhà nước để bảo vệ quyền lợi của họ. Tiếp theo đến hôm 21/10/1998,
tình trạng tương tự cũng xảy ra ở làng Kim Nỗ, nằm cách Hà Nội khoảng
20 cây số.
Nội
vụ xẩy ra khi toán nhân viên này đến quan sát khu đất đã được quy định
để công ty Daewoo của Nam Hàn xây sân golf, và gặp sự chống đối mạnh
mẽ của dân làng. Sau cuộc xô xát kéo dài hai giờ đồng hồ, có hàng 12
viên chức CSVN bị thương.
Dân
Làng Xô Xát Với Cảnh Sát Vì Đất Đai
(VOA) 14.12.2004. Trong một buổi lễ khởi công xây dựng một sân golf,
hơn 30 cảnh sát công an viên đã bị thương vì xô xát với dân làng đòi
bồi thường về việc đất đai của họ bị chiếm dụng.
Khoảng 400 người dân ở huyện Đông Anh đã bao vây 300 cảnh sát, công
an và các giới chức đến dự buổi lễ hồi sáng thứ hai tại xã Kim Nỗ.
Theo
tin của các hãng thông tấn AP và AFP, một công an viên cho biết người
biểu tình đã ném gạch, đá, chai đựng xăng và dùng gậy gộc tấn công cảnh
sát và công an trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Cuối cùng, cảnh sát và
công an đã buộc phải bỏ đi.
Chưa
rõ có người dân nào bị thương hay không và công an còn đang mở cuộc
điều tra. Chưa có ai bị bắt.
Tin
của các cơ quan truyền thông nhà nước cho hay một liên doanh giữa công
ty Daewoo của Nam Triều Tiên và một công ty của Việt Nam đã thuê 128
hecta đất gần xã Kim Nỗ để xây dựng một sân golf vào năm 1995. Năm 1998,
dân ở xã này đã được bồi thường nhưng dự án bị đình hoãn vì cuộc khủng
hoảng tài chính Á châu.
Năm
ngoái, một công ty của Thái Lan đã thay thế đối tác Nam Triều Tiên trong
liên doanh. Nhưng ban giám đốc của công ty này đã không đạt được thỏa
thuận với cư dân ở địa phương đòi trả 70% tiền lương thất nghiệp vì
trước đây công ty của Nam Triều Tiên đã hứa là sẽ mướn 1 người trong
mỗi hộ bằng lòng giao đất trước hạn cho công ty.
Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu nhà chức trách địa phương tìm
ra một giải pháp thích nghi cho cả hai bên.
Các
cuộc biểu tình không bị chính thức ngăn cấm tại Việt Nam nhưng thường
bị kiểm soát gắt gao và phần lớn là bị lực lượng công an giải tán.
Kể
từ khi Việt Nam áp dụng chính sách kinh tế cởi mở vào giữa thập niên
1980, đã có nhiều cuộc biểu tình chống chính quyền địa phương, thường
là về vấn đề tham nhũng hay chiếm dụng đất đai.
RETURN
TO FRONT PAGE