T
I N V I Ệ T N A M
Việt
Nam Gia Nhập Công Ước Bảo Vệ
Tác Quyền Quốc Tế
(VOA) 12 tháng 11-2004. Tường thuật của hãng thông tấn Pháp đánh đi
từ Hà nội hôm thứ Sáucho biết Việt Nam đã gia nhập công ước bảo vệ tác
quyền quốc tế hôm 26 tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, giới hữu trách Hà
nội đang gặp nhiều trở ngại trong việc thi hành các cam kết của mình
vì đã trải qua nhiều thập niên chịu ảnh hưởng của ý thức hệ Cộng sản,
trong đó có quan niệm cho rằng sản phẩm văn hóa là tài sản chung.
Từ
thủ đô Hà nội ở miền bắc cho tới thành phố HCM ở miền nam đâu đâu người
ta cũng có thể dễ dàng mua được những đĩa CD và DVD sao chép lậu những
ca khúc và phim ảnh ngoại quốc cùng với những cuốn tiểu thuyết in lậu.
Một
chuyên gia ở Hà nội cho phái viên AFP hay rằng nhiều người ở Việt Nam
bị ảnh hưởng của chủ thuyết xã hội và họ nghĩ là những tác phẩm văn
hóa, nghệ thuật, và khoa học là "tài sản chung của nhân dân".
Một số người vi phạm quyền sở hữu trí thức còn cho rằng những sản phẩm
sao chép lậu có đóng góp đáng kể cho việc nâng cao dân trí. Phái viên
AFP trích lời ông Nguyễn Phan Hách, giám đốc nhà xuất bản Hội Nhà Văn,
nói rằng "tuy không có bản quyền chính thức, nhưng chúng tôi hãnh
diện mà nói rằng chúng tôi đã mang lại cho người dân Việt Nam những
tinh hoa của thế giới bằng cách xuất bản những bản dịch của các tác
giả nổi tiếng trên thế giới."
Theo các số
liệu của Bộ Văn hóa Thông tin ở Hà nội, từ năm 1999 cho đến nay, mỗi
năm Việt Nam phiên dịch, xuất bản, và tái xuất bản khoảng 500 đến 700
cuốn sách của những tác giả ngoại quốc. Trong vài năm gần đây, cụm từ
vi phạm tác quyền đã thường xuyên xuất hiện trên báo chí Việt Nam, nhưng
trên thực tế rất ít người thực sự hiểu được ý nghĩa của việc này.
Theo ghi nhận
của AFP, tuy nhiều người ở Việt Nam tỏ ý nghi ngờ về việc chấp hành
có hiệu quả những qui định của công ước tác quyền quốc tế, nhưng họ
cũng đồng ý rằng đây là một bước cần thiết để Việt Nam có thể hội nhập
vào cộng đồng thế giới.
RETURN
TO FRONT PAGE