545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: (408) 998-0508

Fax: (408) 993-0527

Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

V Ă N   H Ó A   &   G I Á O   D Ụ C



PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BẦU CỬ
TỔNG THỐNG MỸ 2004

Dưới đây là bài phỏng vấn GS. Nguyễn văn Canh về Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2004 do Chương Trình Phát Thanh Văn Hóa Giáo Dục hằng tuần lần thứ 263 của Hội Văn Hóa Việt trên làn sóng AM1120, San Jose thực hiện. Bài phỏng vấn được phát thanh ngày Chủ Nhật 14 tháng 11, 2004 do GS. Trần công Thiện và LS. Đỗ doãn Quế phụ trách.

GS. THIỆN: Cuộc bầu cử đã kết thúc. TT. Bush đã đắc cử, và Đảng Cộng Hoà cũng đã chiếm thêm được một số ghế ở Thượng viện, nâng tổng số Nghị sĩ lên 55. Đảng Dân chủ chỉ còn 44 ghế. Có một ghế độc lập. Ngoài ra, tại Hạ Viện, Cộng Hoà có thêm ghế và nay có 231 ghế. Có thể còn đựơc thêm nữa ỏ Lousiana, vì còn 2 ghế sẽ được bầu trong vòng vài tháng tới. Tưởng cũng nên phân tích lại tình hình, để cho người tị nạn chúng ta hiểu được vấn đề một cách đầy đủ hơn. Chúng tôi đã mời Giáo sư Nguyễn văn Canh giải thích giúp vấn đề bầu cử Tổng Thống vừa qua. Giáo sư Canh hiện đang ở đầu dây viễn liên để trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Chào GS. Canh và xin Giáo sư lên tiếng.

GS. CANH: Chào Giáo sư Thiện và qúi vị thính giả. Tôi là Nguyễn văn Canh.

I. TẠI SAO TT.. BUSH THẮNG CỬ.

GS. THIỆN: Theo dõi diễn tiến cuộc bầu cử, mọi người cảm thấy hồi hộp. Lúc thì ông Bush được nhiều phiếu cử tri đoàn hơn; rồi lại thấy ông Kerry đuổi gần kịp. Gay cấn nhất là khi cộng lại số phiếu cử tri đoàn tại một số tiểu bang mà hai bên còn tranh chấp như Florida (27 phiếu), PenNS.ylvania (21 phiếu) và Ohio (20 phiếu), Sau khi biết rằng Florida về tay ông Bush, và Pennsylvania về ông Kerry, thì TB Ohio là tiểu bang quyết định kết quả cuối cùng, mọi người nóng lòng chờ kết quả cuộc đếm phiếu. Người ta còn hồi hộp hơn nữa lúc ông Bush thắng được 136,000 phiếu trong khi đó có độ 175,000 bầu vắng mặt hay là phiếu tạm thời chưa kiểm xong. Đến sớm ngày hôm sau, mới có kết quả rõ ràng ai thắng ai thua. TT. Bush đã thắng vẻ vang được khoảng 3.5 triệu phiếu phổ thông cao hơn với con số mà Ông Kerry thu được. Con số cử tri đòan ông Bush thu được 286. Tôi có câu hỏi là tại sao ông Bush thắng, trước đó không ai có thể đoán chắc rằng ai thắng ai thua ?

GS. CANH: Ta cần phải xét đến một số vấn đề. Trước hết là các đề tài tranh cử để giải thích việc ông Bush thắng cử. Rồi cũng phải xét đến cử tri, thành phần và quyết định của họ. Tôi cũng đề cập tới vấn đề chia rẽ gây ra trong kỳ bầu cử này.

Vể đề tài mà hai bên trình bày quan điểm của họ để cử tri duyệt xét, thì đó là vấn đề kinh tế và việc làm; vấn đề chiến tranh Iraq , chống khủng bố; vấn đề bảo hiểm y tế; vấn đề an sinh xã hội, vấn đề đạo đứ. Đây là những vấn đề trội yếu trong cuộc tranh cử giữa hai ứng viên nói riêng và của hai đảng Cộng Hoà (CH) và Dân Chủ (DC) nói chung. Ngoài ra, sau khi bầu cử, người ta còn nói tới yếu tố tư cách cá nhân ứng viên cũng có ảnh hưởng nhiều đến kỳ bầu cử kỳ này.

A. TẦM QUAN TRỌNG CAO THẤP CỦA CÁC ĐỀ TÀI.

LS. QUẾ: Giáo sư có thể cho biết là tỉ lệ cử tri đã bầu cho mỗi đề tài mà ứng viên trình bày như thế nào?

GS. CANH: Theo các cuộc điều tra khác nhau sau khi bầu, thì kết quả chung cho biết là thứ tự ưu tiên các đề tài mà các ứng viên phát biểu và được khối cử tri sắp hạng như sau:

1) Giá trị đạo đức có ưu tiên cao nhất. Đó là vấn đề phá thai, hôn nhân giữa các người đồng tính v.v.: 22%.
2) Kinh tế và việc làm: 20%.
3) Chống khủng bố: 19%.
4) Chiến tranh Iraq: 15%.
5) Bảo hiểm y tế: 8%.
6) Còn lại 16 % cho các vấn đề khác.

B. TỈ LỆ CỬ TRI BẦU PHIẾU CHO CÁC ỨNG VIÊN.

GS. THIỆN: Nhìn vào kết quả của cuộc bầu phiếu, người ta có thấy được tỉ lệ cử tri bầu cho mỗi ứng viên không?

GS. CANH: Có. Đây chính là điểm mấu chốt quyết định sự thành bại của hai ứng viên và của hai đảng. Tôi ghi lại các con số để ta biết được tỉ lệ ấy:

1) Về giá trị đạo đức, thì 80% cử tri bầu cho TT. Bush; và NS. Kerry chỉ nhận được 18%.
2) Về chống khủng bố, 86% bầu cho TT. Bush và NS. Kerry chỉ được 14%.
3) Về kinh tế và việc làm, TT. Bush chỉ được 18% và NS. Kerry được 80%.
4) Về chiến tranh Iraq: NS. Kerry được 73%, TT. Bush được 26%.
5) Về Bảo hiểm y tế: NS. Kerry được 77% và TT. Bush được 23% ủng hộ.
Kết quả trên cho biết hầu như đại đa số cử tri bầu cho TT. Bush vì chương trình hành động và cách giải quyết của ông về hai vấn đề quan trọng là giá trị đạo đức và chống khủng bố. Hai vấn đề này chiếm 41% trên bậc thang tầm quan trọng trong thứ bậc mà dân chúng Mỹ quan niệm. Vấn đề kinh tế và việc làm nếu so với 2 vấn đề trên nhập lại thì đứng sau quá xa : 41% và 20%.

Một vài điều đáng lưu ý:

1) Lập trường và phương cách giải quyết về vấn đề đạo đức của NS. Kerry nói riêng và của Đảng Dân chủ nói chung: vì đi quá xa với cánh tả như chấp thuận phá thai, ủng hộ hôn nhân đồng tính nên không được đa số chập nhận. Điều này đi ngược lại với đức tin tôn giáo của đa số dân Mỹ, do đó chỉ có 18% ủng hộ.

2) Còn vấn đề khủng bố, thì lập trường của NS. Kerry quá mơ hồ, đòi hỏi chống khủng bố "mạnh hơn và thông minh hơn". Mục tiêu lại không rõ. NS. Kerry tuyên bố Bin Laden là thủ phạm chính mà TT. Bush đã để cho Bin Laden bỏ trốn ở Afghanistan; nay TT. Bush không dồn nỗ lực vào Afghanistan mà lại nhảy vào Iraq hạ bệ Saddam Hussein. Như vậy, Hussein không phải là mục tiêu chính, nghĩa là y không hẳn là khủng bố mà TT. Bush lại mang quân vào Iraq. Do đó, đây là "wrong war, wrong time and wrong place." Và hậu quả là Mỹ một mình phải gánh chịu mọi tổn thất như là 95 % nhân mạng của quân đội Mỹ; 95% chi phí chiến tranh cũng do Mỹ gánh chịu; không được đồng minh cộng tác, gây bất bình các quốc gia Hồi giáo, làm dư luận quốc tế phẫn nộ; không giải quyết được tận gốc chiến tranh khủng bố. NS. Kerry đòi phải có đồng minh và bắc cầu với các đồng minh trong khối Hồi Giáo.

Trong khi đó, TT. Bush thì nhấn mạnh việc phổ biến dân chủ với lý do là một khi quốc gia có tự do, quốc gia đó sẽ chống lại khủng bố. Độc tài bao che, nuôi dưỡng khủng bố. Thực hiện dân chủ ở Afghanistn và Iraq là nhằm mục đích này.

Ngoài ra riêng công cuộc chiến tranh chống khủng bố, NS. Kerry cũng còn tấn công TT. Bush không lo chu đáo việc bảo vệ nước Mỹ; các phương tiện bảo vệ an toàn nội địa không đầy đủ: phi trường, hải cảng, cầu cống, đường hầm, trục lộ giao thông không được bảo vệ chu đáo. Thí dụ như 95% các containers hàng hoá trong tổng số hàng triệu chiếc nhập nội Hoa Kỳ hàng năm qua các hải cảng không được khám xét, dù sau vụ 9/11 không thấy có một vụ khủng bố nào xảy ra. Thiếu ngân sách cho công tác này. Xét lại đạo luật Yêu Nước (USA Patriot Act) có mục đích cho phép cảnh sát theo dõi các phần tử khủng bố khả nghi.

LS. QUẾ: Kế hoạch của NS. Kerry như thế nào về chống khủng bố toàn cầu?

GS. CANH: NS. Kerry không đưa ra một kế hoạch nào chi tiết và cụ thể để chống lại khủng bố toàn cầu. Như tôi đã nói ở trên Ông ta nói rằng ông ta "đánh mạnh hơn và thông minh hơn", ám chỉ ông Bush không đánh mạnh và kém thông minh. Nhưng thực chất thì chỉ chú trọng đến sách động nhiều hơn. Thí dụ về chiến trranh Iraq, đây là một cuộc chiến tranh sai lầm (wrong war), không tập trung vào Afghanistan, vớI ý nghĩ rằng Hussein khơng phảI là muc tiêu của khủng bố toàn cầu v.v.. Và hậu qủa là chi phí cho đến nay lên tới 200 tỉ MK, thay vì để số tiền đó lo cho người già, lo vấn đề giáo dục cho con em. Đối với Bắc Hàn theo NS. Kerry không là quân khủng bố. Về võ khí nguyên tử của Bắc Hàn, thì giải pháp là thương thảo tay đôi để giải quyết tòan diện vấn đề. Thức tế thì, đây lại chính là điều Bắc Hàn đang đòi hỏi. Chúng chỉ thương thuyết với Mỹ mà thôi và đồng ý tài giảm một phân nửa võ khí nguyên tử, với điều kiện là Mỹ phải viện trợ tài chánh và các nhu cầu khác trước đã, dù trước đây Bắc Hàn đã xé Hiệp ước 1994, đuổi các toán thanh sát võ khí của Liên Hiệp Quốc ra khỏi nước, vì họ đã khám phá thấy Bắc hàn đánh lừa Liên Hiệp quốc về chương trình bủy bõ võ khí hạt nhân.

Đối với Iran, NS. Kerry đề nghị thương thảo với Iran, cung cấp cho nhiên liệu cho Iran chạy các lò nguyên tử với điều kiện là Iran không xử dụng nhiên liệu cho võ khí ấy.

NS. Kerry dùng đề tài này rất nhiều đế tấn công ông Bush, và chỉ trích rất mạnh. Và NS. Kerry đã thất bại lớn. Chỉ có 14% cử tri ủng hộ NS. Kerry về chương trình chống khủng bố của ông ta.


(từ trái sang phải) GS. Trần Công Thiện, GS. Nguyễn Văn Canh, LS. Đỗ Doãn Quế tại phòng thâu thanh Đài Phát Thanh Quê Hương AM1120

C. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM CỬ TRI BẦU CHO CÁC ỨNG VIÊN.

GS. THIỆN: Giáo sư có thể cho thính giả của chương trình Văn Hoá Giáo Dục biết về các nhóm nào ủng hộ ai trong kỳ bầu cử vừa qua?

GS. CANH: Nếu phân loại cử tri, ta có con số thống kê sau:

- Về phái tính, thì TT. Bush được 55% của phái Nam, và NS. Kerry được 44%; và còn về phái nữ, con số ủng hộ Kerry là 51%, và 48% cho TT. Bush.
- Về những người có gia đình thì đa số ủng hộ TT. Bush, ngược lại đa số không có gia đình ủng hộ NS. Kerry.
- Về trình độ giáo dục, đa số người không có bằng đại học ủng hộ TT. Bush.
- Về lợi tức, đa số người có lợi tức trên $50,000/ năm ủng hộ TT. Bush.
- Về tuổi tác, đa số người trên 30 tuổi ủng hộ TT. Bush.
- Về chủng tộc, đa số người da trắng ủng hộ Bush; 88% da đen ủng hộ NS. Kerry.
- Về tôn giáo, thì 59% tin lành ủng hộ TT. Bush, và 40% ủng hộ NS. Kerry; người công giáo: 52% ủng hộ TT. Bush, và 47% ủng hộ NS. Kerry; đa số những người đi lễ thường xuyên ủng hộ TT. Bush; và đa số những người không bao giờ đi lễ hay chỉ đi lễ 1 lần/năm ủng hộ NS. Kerry.
- Về các cộng đồng sinh sống tại các địa phương, thì đa số người sống ở nông thôn và vùng phụ cận ủng hộ TT. Bush, và đa số dân thành thị ủng hộ NS. Kerry.

D. VAI TRÒ TƯ CÁCH CỦA CÁ NHÂN ỨNG VIÊN TRONG CUỘC TRANH CỬ:

LS. QUẾ: NS. Kerry là người bị dị nghị rất nhiều như là tiền hậu bất nhất, thay đổi lập trường như chong chóng; rồi người ta còn nói tới những chuyện như man trá, nói dối, thiếu chân thật, nhất là cuốn sách có tên là Unift For Command do 2 tác giả cựu chiến binh Việt nam viết. Họ là những người cũng chiến đấu trên chiếc giang thuyền cao tốc. Trong cuốn sách đó có Chương VII mà Giáo sư là người đã dịch để cho người tị nạn hiểu về ông ta. Câu hỏi của tôi là tư cách của một người như vậy có ảnh hưởng gì trong cuộc bầu cử vừa qua.

GS. CANH: Có ảnh hưởng. Có nhiều cử tri bàn về vấn đề này. Họ lại là người của Đảng Dân Chủ và họ đã thay đổi lập trường vào phút chót để ủng hộ ông Bush.Vậy tư cách cá nhân ứng viên cũng cần phải được nói đến ở đây, ngoài vấn đề lập trường ra. NS. Kerry là người có bản tính tiền hậu bất nhất. Đây là một điều mà nhiều cử tri coi là nghiêm trọng ở nơi một nhà lãnh đạo. Ông ta bỏ phiếu ủng hộ đánh khủng bố, rồi cũng chính ông ta bỏ phiếu chống lại khoản dự chi 87 tỉ MK làm kinh phí cho công tác ấy. Trong thời gian tham dự phong trào chống chiến tranh Việt nam, ông ta nói rằng ông ta ném huy chương của quân đội cấp cho ông vào trong hàng rào Toà Bạch Ốc. Rồi người ta khám phá ra rằng ông ta vẫn treo các huy chương đó tại Văn phòng. Ông ta lại trả lời rằng huân chương được ném vào toà Bạch Ốc là của người nào đó. Việc nói dối cũng là một điều mà người ta quan tâm: Trong buổi điều trần tại Ủy Ban Fullbright của Thượng Viện Hoa kỳ vào tháng 4, 1971 cũng như trong các buổi họp báo của nhóm cựu chiến binh Việt nam phản chiến, ông ta tuyên bố rằng: "Quân đội Mỹ ở Việt nam cắt đầu, chặt chân tay, xẻo tai, cắt mũi, hãm hiếp đàn bà, tàn phá làng mạc v.v. là một điều thông thường". Chính ông ta cũng nhận là đã làm những việc đó.

Về Dự Luật Nhân Quyền cho Việt nam, ông ta thay đổi quan diểm 3 lần khi biện minh việc cầm giữ Dự Luật ấy.

Vì tiền hậu bất nhất và thiếu lương thiện, NS. Kerry chỉ có 30% ủng hộ trong khi TT. Bush được 59% cử tri tán thành.

II. VẤN ĐỀ CHIA RẼ NƯỚC MỸ VÀ HÀN GẮN NỘI BỘ.

GS. THIỆN: Một vấn đề được nhiều người bàn đến là vấn đề chia rẽ trong kỳ bầu cử vừa qua giữa hai ứng viên nói riêng và giữa hai đảng nói chung, vì vấn đề này có ảnh hưởng đến đại đa số quần chúng. Giáo sư có ý kiến gì không?
GS. CANH: Sau khi biết mình không thể thắng cử, NS. Kerry vào buổi trưa ngày 3 tháng 11, gọi điện thoại cho TT. Bush yêu cầu hàn gắn vấn đề chia rẽ khi bầu cử. Ta cần lưu ý tới một số điểm sau đây:


1.) Vấn đề ý thức hệ: giá trị đạo đức. Trong số những người theo đạo Tin Lành thuộc hệ phái Phúc Âm chiếm gần ¼ tổng cố cử tri đi bầu hôm 2 tháng 11 vừa qua hay tương đương với gần 29 triệu người, thì 78 % bầu cho TT. Bush hay hơn 22 triệu. NS. Kerry được có 21% hay khoảng 6 triệu mà thôi Vào kỳ bầu cử năm 2,000, khoảng 4 triệu cử tri thuộc hệ phái này không đi bỏ phiếu. Có một số yếu tố làm cho cả khối cử tri này thay đổi: Sau khi Tối Cao Pháp Viện TB MassachuseTT.s vào tháng 11 vừa qua chấp thuận hợp pháp hóa cho 2 người cùng giới tính được lấy nhau, thì có 11 dự án sáng quyền hiến pháp tiểu bang được đưa ra để ngăn cản phong trào này và các sáng quyền của các tiểu bang ấy được thông qua. TT. Bush kêu gọi rằng ông sẽ đề nghị một tu chính án Hiến pháp ngăn chặn sự việc này. Mặt khác, NS. Kerry và Đảng Dân Chủ luôn đứng về cánh tả chủ trương ngược lại, và đồng thời cũng ủng hộ luôn cả việc phá thai. Vì thế đa số tín đồ Phái Tin lành này, cũng như công giáo v.v. đã phản ứng mạnh mẽ bằng cách tham gia bầu cử, để ngăn chặn ảnh hưởng của cánh tả bành trướng trong lãnh vực này.
Lập trường của NS. Kerry và Đảng Dân chủ là đi xa về cánh tả đối với vấn đề đạo đức: phá huỷ giá trị truyền thống mà dân chúng Mỹ theo đuổi từ hồi lập quốc, và thiết lập một hệ thống gía trị mới bằng cách chấp thuận phá thai và đồng tính luyến ái…. Một yếu tố khác làm cho nhiều người phản ứng mạnh mẽ, đó là sự tấn công của giới truyền thông.

2.) Vai trò của truyền thông và các tổ chức khuynh tả trong vấn đề khích động quần chúng.

LS. QUẾ: Tôi thấy hầu hết báo chí như San Jose Mercury News ở đây và các đài truyền hình có vẻ như là cổ động cho Kerry để tấn công Bush. Dan Rather của Đài CBS thì tham dự vào vụ bịa đăt ra cả hồ sơ đi lính của ông Bush nũa. Giáo sư có ý kiến gì?

GS. CANH: Trong kỳ bầu cửa Tổng thống 2004 vừa qua, người ta thấy hầu hết các cơ quan truyền thông lớn, như CBS, ABC, NBC, các tờ báo lớn như New York Times, Washington Post và khoảng 135 tờ báo trên toàn quốc đã công khai ủng hộ và vận động cho NS. Kerry. Đảng Dân Chủ luôn nhận được sự hậu thuẫn của các nghiệp đòan về phiếu và tiền bạc, và cũng có 527 tổ chức ủng hộ tiền bạc lên tới cả tỉ MK để tấn công Bush thay vì vận động cho Kerry. Truyền thông đại chúng đó đã tiếp sức với NS. Kerry và Đảng Dân chủ tấn công tới tấp ứng cử viên Bush từ cả năm trước. Nào là vụ xì căng đan ở nhà tù Abu Ghraib về vấn đề nhân quyền để làm cho cuộc chiến tranh diệt khủng bố Saddam Hussein và ở Afghanistan mất chính nghĩa; nào nói tới cả một đạo quân "luật sư" gồm cả chục ngàn người chuẩn bị lâm trận khi có kết quả bầu cử, với ngụ ý rằng cuộc gian lận bầu cử ở Florida vào năm 2,000 sẽ tái diễn; nào giá essence lên cao, nào thuốc trích ngừa cúm thiếu, không đủ cho dân chúng dùng với mục đích chứng tỏ chính quyền Bush bất lực trong việc quản trị; nào là khoảng 400 tấn võ khí tại Iraq bị biến mất sau khi quân đội Mỹ đã chiếm Baghdad làm cho cử tri nghĩ rằng TT. Bush không có khả năng cai trị hay không có kế hoạch xây dựng sau khi đánh bại Saddam Hussein như NS. Kerry luôn phát biểu công khai.

Ngoài ra, NS. Kerry và Truyền thông luôn luôn nhắc tới các tin tức chết chóc, hay những hình ảnh chết chóc, tàn phá của cuộc chiến v.v. Họ không nói tới các điểm tích cực: như quân đội Mỹ dẹp tan Taliban và Al Queda, một điều mà Liên Bang Sô Viết kéo cả một đội hùng bình sang đánh trong cả chục năm mà không thành công, rồi phải rút về một cách nhục nhã. Họ không nói tới cuộc bầu cử Tổng thống ở Afghanistan, đặt cơ sở, nền tảng cho nền dân chủ ở xứ có nhiều bộ lạc kình chống nhau và có nhiều lãnh chúa này. Họ không nói tới việc diệt trừ Saddam Hussein, một kẻ độc tài khát máu, dùng chất hoá học giết hàng loạt người chống đối ở phía Nam, ngay biên giới Iran; tàn sát người Kurds ở phía Bắc, giết cả anh em, con rể vì những người này chống lại y. Loại bỏ kẻ độc tài khủng bố đó là một điều phải làm vì vấn đề nhân quyền, và vì độc tài mới có thề bao che dung dưỡng quân khủng bố quốc tế. Các quốc gia độc tài này dung dưỡng và hỗ trợ khủng bố tới một lúc nào đó sẽ tấn công Hoa Kỳ. Vụ khủng bố tấn công tàu hải quân Cole của Mỹ; đánh phá các toà đại sứ Mỹ, vụ 9/11 không đủ thấy sao? NS. Kerry qui trách TT. Bush không bắt sống Bin Laden ở Afgahnistan, dù quân đội Mỹ muốn bắt mà không tìm thấy. NS. Kerry không nói gì về vụ TT. Clinton đã từ chối bắt Bin Laden vào năm 1998 khi mà Sudan đã hai lần đề nghị qua CIA rằng nếu Mỹ ưng thuận, họ sẽ bắt Bin Laden và giải giao cho Mỹ.

3.) Yêu sách dân sinh, dân quyền để bảo vệ người bị trị là sách lược chính.

GS. THIỆN: Như vậy là Đảng Dân chủ phải có một sách lược để giúp cho "gà" của mình thắng cử, ngõ hầu thực hiện mục tiêu của họ?

GS. CANH: Vấn đề ý thức hệ: xách động vấn đề dân sinh, dân quyền nhân danh công bằng xã hội để "bênh vực người nghèo" là sách lược chính.

a) Đòi hỏi về Dân sinh: Đây là vấn đề dựa trên căn bản giai cấp. Kerry sách động về vấn đề giàu nghèo, và các vấn đề xã hội khác như giáo dục của trẻ em, bảo hiểm y tế, sức khoẻ trẻ em, an sinh xã hội, thuế khoá, thiếu hụt ngân sách, việc làm, cải cách trung học cũng là các đề tài được nêu ra với ngụ ý bênh vực người bị trị, trong khi nhấn mạnh đến chính sách cần phải đánh thuế rất nặng (tấn công giới đại tư bản và giới tư bản trung lưu bằng các biện pháp thuế khoá) những người quá giàu hợp thành nhóm 1% đứng đầu nước Mỹ và đánh thuế cả những người có lợi tức trên 200,000 MK/năm. Giới nghèo nghe nói như vậy cảm thấy thỏa mái.

Chiến thuật xách động quần chúng nghèo có kết quả tốt. Nhìn vào số phiếu bầu, ta thấy rõ: NS. Kerry đặt thành công về kinh tế và việc làm,chiến tranh Iraq, bảo hiểm y tế như thống kê ở trên, NS. Kerry được đa số lớn ủng hộ. Trước giờ bầu cử, nhiều nơi người ta đã sắp hàng dài cả 3 cây số, chờ phòng phiếu mở cửa để vào bỏ phiếu, ngõ hầu đánh bại TT. Bush, chỉ vì ông ta là đại diện của giới đại tư bản được cử ra để bảo vệ người quyền lợi của họ. Có nơi, người ta phải chờ tới 3 tiếng đồng hồ hay hơn mới đến lượt được bầu. Có người phải trở lại phòng phiếu vào buổi chiều. Sau khi được tin TT. Bush đắc cử, có nhiều cử tri đã khóc vì NS. Kerry bi thua.

Ngược lại chính vì các sách động đó mà các người theo chủ nghĩa bảo thủ, khối cử tri Tin Lành thuộc phe Phúc Âm và Công Gíao ùn ùn kéo đến phòng phiếu vào buổi chiều. Và số phiếu phổ thông ủng hộ TT. Bush vượt qúa số phiếu của ông NS. Kerry là 3.5 triệu.

Chiến thuật của Kerry và của hàng triệu người thuộc cánh tả đã làm nung nấu thù hận giai cấp trong xã hội Mỹ. Đó là một điều mà những người này không nhận ra hay không muốn nhìn nhận rằng chính họ là những người gây ra chia rẽ vì ý thức hệ (về giá trị đạo đức, về giàu nghèo).

b) Đòi hỏi về Dân quyền: NS. Kerry tuyên bố sẽ bỏ hay sửa đổi đạo luật Patriot Act là thí dụ. Đạo luật này bị coi là hạn chế, nếu không nói là hủy bỏ những tự do dân sự, đặc biệt là tự do cá nhân, dù nhằm mục đích cho phép cảnh sát theo dõi quân khủng bố hoạt động trên đất Mỹ. Đây là sách lược thường được áp dụng tại các quốc gia trước khi cộng sản cướp được chính quyền như trường hợp Việt Nam chẳng hạn.

Và khi mà người dân tin vào sự việc ấy, thì hậu quả là khó có thể hàn gắn, hay xoá bỏ sự chia rẽ, hay nói đúng hơn là xóa bỏ hận thù, dù NS. Kerry khi kêu gọi TT. Bush vào sáng ngày 3 tháng 11 có thực tâm đề nghị và thực hiện "phải hàn gắn sự chia rẽ để đoàn kết."

GS. THIỆN: Qua cái nhìn của Giáo sư, thì nhóm này quả là có kế sách, có lực lượng lớn gồn cả triệu người, có cả hàng tỉ Mỉ Kim, mà không đạt được mục tiêu. Vậy có yếu tố gì làm áp đảo và lật ngược thế cờ và liệu có thể xoá bỏ được sự chia rẽ hận thù?.

GS. CANH: Tôi mượn lời của ký giả Michael Barone để trả lời câu hỏi này. Ông Barone viết trên tờ US News & World Report, số ra ngày 15 tháng 11, 04 trong bài có nhan đề "The 51 Percent Nation" rằng: Đó là "Tình thương mạnh hơn hận thù."

Tuy nhiên, cách xách động này không đơn giản cho việc xoá bỏ hận thù mà NS. Kerry và nhóm Dân Chủ (luôn là tả phái) gây ra. Riêng trong trường hợp này, thì chính chiêu bài sách động dựa trên ý thức hệ như trên đã làm lật ngược vấn đề hay nói khác đi chính NS. Kerry lại là nạn nhân của sách lược của mình. Do đó, NS. Kerry đã thua, và Đảng Cộng Hoà chiếm luôn cả hai viện. Nhiều lãnh tụ hàng đầu Đảng Dân Chủ nay đang kêu gọi học bài học này. Tuy nhiên tôi không biết họ có học được bài học này không? Còn về việc xoá bò hận thù, để đoàn kết như Kerry kêu gọi, thì như tôi vừa nói đây là sự chia rẽ dựa trên ý thức hệ như ta quan sát thấy thì khó lòng hàn gắn được. Trong trường hợp Hoa Kỳ, thì Đảng Dân chủ là Đảng của Tả Phái hay nói khác đi họ theo lối xã hội chủ nghĩa, họ sẽ tiếp tục con đường đó như NS. Kerry mới đây đã tuyên bố ông ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho các mục tiêu mà ông ta đưa ra.

III. MỘT SỐ CHI TIẾT BỔ TÚC.

LS. QUẾ: Giáo sư Thiện cho phép tôi được hỏi GS Canh thêm vài câu. Thưa GS Canh, Giáo sư có nói là điểm mà Ông Kerry thua nặng nhất là yếu tố đạo đức và tư cách cá nhân. Có lẽ vì thế mà hôm qua đây một ông cựu Tổng thống Dân chủ. lên một diễn đàn nói một cách gay gắt là: không ai có độc quyền giữ đạo đức; ý muốn nói là không phải chỉ có đảng Cộng Hoà có đạo đức. Không biểt ông ta nhằm mục đích gì. Tôi nhớ là có một người Mỹ đứng gần tôi nói rằng không biết Monica có cho phép ông ấy tuyên bố điều đó không? Rất nhiều người Mỹ rất ghét lối sống đó? Có phải như vậy không?

GS. CANH: Tôi không biết ai là cựu Tổng thống tuyên bố điều đó, và nếu nói rằng Đảng Cộng Hoà độc quyền về đạo đức, thì không đúng, vì trong trường hợp này dân chúng Mỹ người ta quyết định bằng cách bầu phiết như tôi nói ở trên, vấn đề đạo đức chiếm vị trí cao nhất trong thang giá trị là 22% . Đảng Cộng Hoà và ông Bush có lập trường cùng với họ. thì họ chấp thuận và bầu các ứng viên ấy làm đại diện của họ. Hơn nữa đây là một cuộc bầu cử trong sạch, đứng đắn và Đảng Dân chủ không có điều gì kêu nài. Nếu có người nào tuyên bố như vậy là sai.

LS. QUẾ: Thưa Giáo sư, tôi hỏi thêm một câu nữa. Sụ lâm trận của nhóm cựu chiến binh Hoa Kỳ có ảnh hưởng gì trong vụ này?

GS. CANH: Như trong một đoạn trên, Luật sư có hỏi tôi về tư cách cá nhân của ứng viên, tôi có nói rằng tư cách cá nhân có ảnh hưởng lớn và vấn đề này, nằm trong 16 % của số còn lại trong bảng sắp hạng về tầm quan trọng các đề tài tranh cử. Về điểm này, khi các cựu chiến binh trên chiếc giang thuyền cao tốc cùng chiến đấu với NS. Kerry khi họ phổ biến cuốn sách có nhan đề là Unfit For Command, đồng thời có film ảnh liên quan tới tư cách và hoạt động của NS. Kerry trong các phong trào phản chiến, Đảng Dân Chủ nói chung và NS. Kerry nói riêng tức tối chống lại, vì e rằng tư cách cá nhân và lập trường hay thay đổi của ông ta có ảnh hưởng tới kết quả bầu cử. Đúng là có ảnh hưởng.

LS. QUẾ: Thưa Giáo sư, nếu chẻ sơi tóc làm 4, theo ý kiến Giáo sư, thì tư cách ông Kerry hay lập trường của Đảng Dân Chủ, thì cái nào trong hai cái nặng hơn là cho ông Kerry thất cử.

GS. CANH: Cả hai cái có ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu ông Kerry có tư cách đứng đắn, thì Đảng Dân chủ có thể thắng lớn.

LS. QUẾ: Như vậy thua là vì tư cách của ông Kerry?

GS. CANH: Đúng như vậy. Tôi thấy có rất nhiều người của Đảng Dân Chủ than phiền là họ không biết thế đứng của ông Kerry vì là tiền hậu bất nhất, và không biết vị trí của ông ta đứng ở đâu, và họ tuyên bố vào phút chót rắng họ bỏ phiếu cho ông Bush. Yếu tố này có góp phần vào sự thua trận.

LS. QUẾ: Một vụ quan trọng là ông ta là người đã giết chết Dự Luật Nhân Quyền và một vụ khác quan trọng không kém là cũng ông ta đã giết chết phong trào Iran-Contra, mà ông ta không bao giờ nói đến và hình như dân Mỹ đều biết. Có phải như vậy không?

GS. CANH: Trong các tài liệu trong thời gian tranh cử vừa qua, tôi không thấy nói về vụ Iran-Contra.

IV. BẦU CỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TRONG TƯƠNG LAI.

LS Quế: Thưa Giáo sư, Theo ý Giáo sư, con đường mà cộng đồng Việt nam tại Mỹ phải đi sau cuộc bầu cử này.thì phải như thế nào? Việc mà Giáo sư ra quân lần đầu tiên đem cộng đồng Việt nam vào chính trường Mỹ bằng cách tham gia thật đông đảo và đã đạt thắng lợi. Thì bây giờ mình phải làm gì?


Bà Nancy Pyle, Tân Nghị Viên tp. San Jose

GS. CANH: Trước khi bầu cử, chúng tôi đã nghĩ tới nhiều công tác khác nhau. Công tác bảo vệ An Toàn cho người tị nạn ở Hoa Kỳ là một công tác lớn. Ngoài ra, còn các công tác khác là các vấn đề ở trong nước là Tự do, Dân Chủ, Nhân quyền. Ở San Jose này, cũng như tại nhiều nơi đều hướng vào mục tiêu này. Tôi lấy thí dụ có hai ứng viên địa phương là Thị trưởng Jose Esteves tái ứng cử thi trưởng thĩ xã Milpitas, và Nancy Pyle, ứng cử vào Hội Đổng thành phố San Jose. Hội Đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt ở đây đã yểm trợ cho họ. Hai người này sẽ có trách vụ làm các công tác tích cực: Bảo vệ cư dân của họ chống lại ngoại bang đe doạ họ như VC có nói trong Nghị quyết 36 là cài các tổ Đảng (thực ra là tình báo đội lốt ngoại giao) tại các cơ sở ngoại giao với mục đích chống lại những người tị nạn có "hành vi phương hại cho mối bang giao giữa quốc gia sở tại với Nhà nước xã hội chủ nghĩa VN". Cả hai người này dù chỉ là viên chức dân cử địa phương đã cam kết với tôi là trách nhiệm của họ với tư cách chính quyền địa phương là phải lo công tác an toàn của cư dân của họ. Tôi đã chuẩn bị nhiều công tác với họ về vấn đề này, và cả vấn đề dân chủ tự do và nhân quyền ở trong nước mà dân cử địa phương cũng có thể góp sức được.

Nhân dịp này tôi muốn nhờ GS. Trần công Thiện báo cáo việc vận động và kết quả của hai người trên cho cử tri biết. Nhất là cộng đồng chúng ta dành nhiều thỉ giờ, nghị lực và tiền bạc yểm trợ cho họ.

GS. THIỆN: Thưa Giáo sư, thưa quí thính giả. Trong mùa bầu cử vừa qua, Hội Văn Hoá Việt của chúng tôi đã ủng hộ Hội Đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt là cổ động đồng bào đi bầu. Vì đi bầu đông, cộng đồng mạnh,. Chúng tôi ủng hộ các ứng cử viên Mỹ gốc Việt, ủng hộ người Mỹ, không phân biệt đảng phái, mà có cùng mục tiêu là mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt nam và thăng tiến đới sống xã hội người Việt tại Hoa Kỳ. Trên diễn đàn này, chúng tôi đã phỏng vấn hai ứng cử viên Mỹ và giới thiệu với qúi thính giả. Ngày 5 tháng 9, chúng tôi giới thiệu bà Nancy Pyle, thuộc đảng Dân Chủ, ứng viên vào Hội Đồng thành phố San Jose, Khu tuyển cử 10. Ngày 12 tháng 9. chúng tôi giới thiếu các ứng viên người Mỹ gốc Việt: anh Nam Nguyễn. ứng viên Hội Đồng Thành Phố Santa Clara à anh Lân Nguyễn, ứng cử Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Trung Học, Đông San Jose và cô Heidi Phạm, ứng viên học Khu Beryessa. Rồi ngày 3 tháng 10, chúng tôi phỏng vấn thị trưởng Jose Esteves, tái ứng cử thị trưởng Milpitas, Đảng Cộng Hoà. Các bài phỏng vấn này được phổ biến trên trang Văn Hoá Giáo Dục, Báo SaigonUSA để giới thiệu với cử tri Việt. Thưa quí thính gỉa. Kết quả rất khả quan. Ông Esteves đã đắc củ thị trưởng Milpitas, đước 68% phiếu. Anh Lân Nguyễn, đắc cử Học Khu Giáo Dục East Side Union High School District, hơn người thứ 2 là 2500 phiếu, dù còn một số phiếu chưa kiểm kê. Còn về trường hợp của bà Nancy Pyle thì rất gay cấn. Chúng ta đã hỗ trợ tối đa. Ngoải phỏng vấn, đăng báo, cộng đồng chúng ta đã ủng hộ $1,085 MK.Vào ngày đầu sau cuộc bầu cử, thì bà ấy thua. Nhưng qua ngày 2, số phiếu của bà ấy đước 11, 964, hơn ông De La Rosa, 187 phiếu. Sau hai tuần lể kiểm phiếu vắng mặt và phiếu tạm thời, thì đến ngày hôm qua 13, tháng 11, thi kết quả là Bà ấy hơn người thứ hai 368 phiếu, sau khi 98% phiếu đã được đếm. Trên 610,000 phiếu và còn 10,000 phải đếm thì hoàn tất. Ban vận động của bà ấy báo cho tôi biết rằng bà ấy sẽ đắc cử. Tôi nghĩ rằng chính người Mỹ gốc Việt đã mang lại chiến thắng cho bà ta.

GS. CANH: Giáo sư Thiện cho biết về tình trạng danh sách 1,549 người Việt sống trong 4 Zip Codes thuộc Khu tuyển cử 10 của bà Pyle. Tôi gửi danh sách này cho bà Pyle để Ban tranh cử dùng ngay tử lúc bắt đầu tranh cử. Về phía mình cũng như phía bà ta sử dụng như thế nào để tăng số phiếu? Hai hay 3 ngày sau bầu cử, tôi có nói chuyện trên điện thoại, thì bà ta rất xúc động vì sự hỗ trợ của chúng ta. Bà ấy cho biết là rằng hiện bà ấy hơn đối thủ có 187 phiếu, và county còn khoảng 50,000 phiếu bầu vắng mặt chưa đếm. Tôi cho biết rằng Bà sẽ sẽ đắc cử vì công tác bầu phiếu vắng mặt của người Việt rất mạnh và hữu hiệu.

Trước đây trong 2 lần gập giữa bà ta với tôi cách đây cả nhiều tháng để chuẩn bị tranh cử, tôi có hỏi rằng số phiếu cần là bao nhiêu để đắc cử, bà ấy cho biết rằng độ 12,000 mới thắng được đối thủ. Lúc đấu ở vòng đấu bà ấy chỉ được 34% số phiếu, còn ông De la Rosa có tới 49%, súyt nữa đã đắt cử vào lúc đó. Đây là một sự khác biệt qúa xa. Tôi báo cho biết rằng số phiếu của người Việt sẽ là swing vote để chiến thắng. Kết quả số phiếu cuối cùng là Bà Pyle được hơn 16,000 và ông De La Rosa được gần 16,000. Vậy, xin GS Thiện cho biết là danh sách 1,549 người Việt có đầy đủ địa chỉ ấy mà tôi gửi xuống, thì được sử dụng như thế naò?

GS. THIỆN: Tôi được biết là bà ấy rất mừng được danh sách 1,549 người Mỹ gốc Việt trong khu vực mà Giáo sư đã giúp và danh sách này đã được cập nhật vì là người vừa bầu hồi tháng 3 vừa qua. Tôi đã cung cấp cho bà ấy 12 sinh viên tình nguyện của lớp tôi đang dạy đến gíup trong việc vận động, như phát fliers, gọi điện thoại v.v.. Như Giáo sư vừa nói, thì đúng như Giáo sư nói, thì ở vòng đầu, Bà ấy chỉ được 34% phiếu, thì nếu không có phiếu của người Việt, thì không có cách gì bà ấy dẫn đầu được 368 phiếu như hiện nay. Chúng tôi muốn mượn làn song phát thanh này để cảm tạ cử tri người Mỹ gốc Việt đã hưởng ứng lời kêu gọi của chúng tôi đã bầu cho những ứng cử viên mà chúng đôi đề nghị vì họ là những người xứng đáng để họ phục vụ quyền lợi của chúng ta. Đây là một tin vui và cũng là một thành tích của chúng ta. Đây là ý kiến và cũng là sự cố gắng của GS Nguyễn văn Canh. Vào thứ Ba tới (16 tháng 11) kh có kết quả chính thức, tôi sẽ lấy hẹn cùng với GS Canh tiếp xúc vớI bà Pyle. Theo chỗ chúng tôi biết rằng GS Canh cùng bà ấy đã thảo luận những việc cần phải làm từ ngày trước khi tranh cử. Bây giờ đã đến lúc chúng ta bắt tay vào việc đó. Giào sư Canh nghĩ sao?

GS. CANH: Tôi hoàn toàn đồng ý với GS Thiện. Và trong qúa khứ, Bà Pyle đã có cam kết với tôi và tôi sẽ bắt đầu công việc này, như là LS Quế vừa nêu ra trong câu hỏi này. Mọi công tác đã nằm sẵn trong một kế hoạch dài hạn.
GS. THIỆN: Khi chúc mừng việc thắng cử này, tôi có nói với bà Trưởng Ban Vận Động rằng Bà Pyle xứng đáng được nhận sự hỗ trợ của chúng ta, vì trong 30 năm dạy học và 10 năm làm Trustee của Học Khu Đại học San Jose/Evergreen ở đây bà ấy đã giúp đỡ nhiều cho sinh viên Việt nam. Trong tương lai, trong lãnh vực giáo dục, hy vọng bà ấy sẽ đặc biệt lưu tâm và sẽ đem lại kết quả tốt cho sinh viên Việt Nam ở San Jose ./.


RETURN TO FRONT PAGE



 







Copyright © 1997-2004   SaigonUSA News. All rights reserved.