545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527

Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

 

V Ă N   H Ó A   &   G I Á O   D Ụ C

Những Điều Trông Thấy:
Vũng Lầy Văn Hóa

                                              PHẠM THANH PHƯƠNG

Vào hôm thứ ba, ngày 7-12-2004, vô tình nghe được đoạn phỏng vấn Tổng Giám Đốc Vietnam Airline Nguyễn Xuân Hiển (NXH) do phóng viên BBC Nguyễn Hùng (NH) thực hiện. Nội dung đoạn phỏng vấn đã khiến nhiều người phải cười ra nước mắt. Đúng ra câu chuyện rất đơn giản, nhưng nó lại trở thành một đề tài đàm tiếu sôi nổi của toàn dân trong cũng như ngoài nước.

Trong đoạn phỏng vấn, phóng viên Nguyễn Hùng (BBC) có đặt một câu hỏi với NXH "Vietnam Airlines có sợ sự cạnh tranh không?" Câu hỏi này rất bình thường, nhưng không hiểu tại sao NXH lại bị mất bình tĩnh để xổ ra một tràng, nửa như để thị oai, nửa như mạt sát, trút bỏ hận thù vào tập thể người Việt hải ngoại một cách vô lý, xấc xược, vô văn hóa. NXH trả lời "Anh sống xa Tổ Quốc lâu rồi nên anh đã mất căn bản tiếng Việt, anh cần phải học lại tiếng Việt trước khi tiếp tục phỏng vấn... Việt Nam Airline rất nổi tiếng, tôi không biết sợ là gì".

Trước những ngôn ngữ xấc xược củca NXH, thái độ của phóng viên Nguyễn Hùng vẫn bình tĩnh, nhã nhặn xin lỗi vì có lẽ đã dùng sai từ ngữ... Với chữ "sợ" ở đây, xét về mặt ngữ học xã hội thì trong trường hợp này, nó được thay thế cho chữ e ngại một cách rất phổ quát, nó cũng không mang một ẩn ý hạ thấp giá trị hoặc chỉ trích, bội nhọ bất cứ điều gì. Do đó, câu hỏi được đặt ra, ai mới là người cần học lại ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thì có lẽ chúng ta đã có câu trả lời. Hơn nữa, thái độ khiêm tốn xin lỗi của phóng viên Nguyễn Hùng cũng đã làm cho thính giả thấy rõ cái "đỉnh cao trí tuệ" của NXH nó cao đến độ nào. Vậy mà NXH vẫn không biết, mà còn nói thêm vài lời hăm dọa "cuộc phỏng vấn này có ghi âm đấy nhá"...

Trước thái độ hung hãn vô văn hóa của NXH, nhiều người cho rằng, đây là một trạng thái tự ti mặc cảm của một con ễnh ương đang khoái đội lốt một con bò, nên dù một chữ bình thường cũng có thể bị y hiểu lầm là châm chích, để rồi cái bản chất, độc tài ngu xuẩn dựa trên nòng súng phải phơi bày một cách lộ liễu.

Loài xuẩn độn thường tự ti mặc cảm
Con ễnh ương đội lốt một con bò
Qúa nhậy cảm, hiểu lầm, nên "chạm nọc"
Giật đùng đùng, xả búa lớn, rìu to

Đọc thêm một số ý kiến của độc giả trên trang Web BBC, thì ngay cả những người trong nước cũng cảm thấy nhục nhã cho một nhà nước có được những cán bộ cao cấp như NXH. Họ còn cho biết, "Hiện tại cán bộ có tầm cỡ lớn như NXH thì nhà nước ta có rất nhiều và trình độ của bọn này cũng chẳng khác gì nhau, chúng đã quen dựa trên nòng súng để hống hách, khủng bố người dân từ hơn nửa thế kỷ qua. Do đó, đồng bào hải ngoại đừng cảm thấy "bức xúc", vì đây là nét đặc thù của đám quan chức VC.

Xét về thái độ của NXH, người nghe nhận thấy, y không những vô lễ, trịch thượng để chứng tỏ cho cái đặc tính của một bọn độc tài khủng bố mà còn mang tính chất chây, bựa. Khi được hỏi "Tại sao Vietnam Airlines không thể bay vào Mỹ cùng thời gian với hãng United Airline của Mỹ", NXH nhâng nháo trả lời "Tôi không thích, tôi chưa muốn". Cứ như thái độ của NXH, thì việc nhiều người than phiền về cung cách phục vu vô văn hóa của Vietnam Airline là một chuyện hiển nhiên.

Tuy vậy, nhưng bà con mình có sáng suốt tẩy chay cái đám đầu trâu, mặt ngựa này hay không lại là một chuyện khác. Riêng đối với đồng bào trong nước, khi được xuất cảnh đi du học hay thăm thân nhân mà không dùng Vietnam Airline thì khó mà đi được, ngược lại còn có thể bị ghi vào sổ đen nữa là khác. Nhưng đối với đồng bào hải ngoại thì sao? Chúng ta có toàn quyền lựa chọn, thì tại sao phải dùng Vietnam Airline, nếu chỉ vì giá vé rẻ hơn chút đỉnh, mà lại phải chịu nhục nhã về thái độ kém văn hóa của bọn chúng, thì thử hỏi có đáng không ? Chúng ta nên ý thức, để khai hóa bọn này bằng cách đồng lòng tẩy chay Vietnam Airline, đồng thời cũng là bảo vệ nhân cách của chính mình.

Thực ra, thái độ trịch thượng răn đe của NXH đối với phóng viên Nguyễn Hùng cũng không phải là điều lạ, nó là một "vũng lầy văn hóa" mà bọn VC đã đổ ra rất nhiều công sức mới tạo dựng được để dành riêng cho Đảng. Nó nhan nhản khắp nước, từ cán bộ hạ tầng đến Trung Ương Đảng Bộ đều một thứ như nhau. Điều đáng buồn là đất nước ngày nay lại phải để cho một lũ xuẩn động cai trị bằng cái "vũng lầy văn hóa" này thì không biết tương lai sẽ đi về đâu.

Buồn biết mấy, nhìn Non Sông tàn tạ
Chỉ vì bầy, Hồ Cáo đã thành tinh
Đem văn hóa vùi sâu trong hố thẳm
Trên vuốt, nanh, thẫm đỏ máu dân lành

Trước vấn nạn của Quê Hương, hy vọng tất cả chúng ta đều ý thức, đừng dại dột nghe lời tuyên truyền bịp bợm của VC để mong "xoá đói, giảm nghèo, cải tiến dân sinh" một cách vô ích, mà ngược lại chỉ tạo cho chế độ VC thêm vững chắc, tiếp tục chính sách ngu dân bằng cái "bản sắc văn hóa" này để bách hại dân lành.

Bây giờ, chỉ còn một con đường duy nhất, phải lật đổ CS trước khi bắt tay vào việc cải tiến dân sinh và xây dựng đất nước. Đó mới là thượng sách.

PHẠM THANH PHƯƠNG

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Nguyễn Gia Tiến:
(Sun, 16 Jan 2005 12:15:08 +1100)
Gần đây, mọi người đều được nghe trên Đài BBC cuộc phỏng vấn Nguyễn Xuân Hiển, Giám đốc hãng Hàng Không Việt Nam Airlines của Việt Cộng. Trước câu hỏi sao Việt Nam Airlines chưa thiết lập đường bay từ Việt Nam thẳng sang Mỹ, hắn đáp lại một cách vừa ngang ngạnh, vừa ngu xuẩn: "Vì tôi không thích, vì tôi chưa thích !"

Câu trả lời thực rất tiêu biểu cho bản chất cái chế độ mà hắn ta đại diện. Nó xuất phát trực tiếp từ cái "truyền thống" đã ba chục năm không thay đổi, của mấy cán bộ khi vừa vào Nam sau 1975, huênh hoang tuyên bố "ngoài Bắc ti-vi tủ lạnh chạy đầy đường !". Nghĩa là cái truyền thống vừa dốt, vừa "sĩ diện hão"!
Thực vậy. Trong hoạt động kinh tế lành mạnh không có chỗ đứng cho sự “thích” hay “không thích”. Nhưng đó lại hoàn toàn là một thực tế trong nền kinh tế “chộp giựt mánh mung” của Việt Cộng.
Nguyễn Xuân Hiển chẳng sợ mất chức Giám đốc cho dù quản lý xí nghiệp một cách tùy tiện bê bối. Cũng như các cô tiếp viên "con ông cháu cha" của Việt Nam Airlines chẳng cần phục vụ hành khách, cũng không sợ mất việc. Đó là đặc tính tiêu biểu của nền kinh tế Cộng Sản.
Trong một thế giới toàn cầu hóa và kinh tế thị trường ngày nay, trọng tâm của mọi sinh hoạt kinh tế lành mạnh là sự cải tiến thường xuyên. Thường xuyên đi tìm sự toàn thiện, toàn mỹ, để có thể cạnh tranh, và vươn lên. Bởi vì nếu không vươn lên, không thể cạnh tranh, bị kém, bị thua, là đồng nghĩa với diệt vong. Đó là qui luật của thị trưòng, nhưng cũng đồng thời là động cơ của sự tiến bộ, đem lại của cải, tài sản, một cách lành mạnh. Đem lại thịnh vượng cho xã hội, cho toàn dân.
Cái quái thai gọi là kinh tế thị trường theo "định hướng xã hội chủ nghĩa" của Việt Cộng không theo qui luật này. Nó không nhằm đem lại thịnh vượng cho người dân. Nó cần duy trì một thành phần kinh tế quan trọng "quốc doanh", những xí nghiệp chẳng thể cạnh tranh với ai, mà vẫn nghiễm nhiên tồn tại do tiền đóng thuế của dân. Thành phần quốc doanh này tối ư quan trọng cho một chế độ độc tài toàn trị. Nó là cái hầu bao, cái vú sữa, là ổ tham nhũng nuôi bộ máy đàn áp công an, quân đội. Dẹp nó đi thì chế độ bấp bênh, mất chỗ dựa, mất quyền cai trị. Mặt khác, vì cần tiền của Tư Bản để nuôi dưỡng khu vực quốc doanh, Việt Cộng bắt buộc phải chấp nhận một thành phần tư doanh. Nhưng chúng sẽ kìm hãm, triệt hạ, nếu khu vực tư nhân này phát triển, đe dọa vượt ra ngoài vòng kiềm tỏa của chúng. Điều này đã thực sự được chứng minh : bao nhiêu kinh nghiệm đau thương của các Việt kiều đem tiền về "làm ăn lớn", sau một thời gian đã bị VC trấn lột rồi vào tù !
Viễn ảnh của nền kinh tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục xập xệ, lai căng chắp nối như vậy, chừng nào Việt Cộng còn nắm quyền sinh sát. Bởi vì theo đúng cái "logic" của bản năng sinh tồn, Việt Cộng không ngu dại gì dấn thân hoàn toàn vào con đường kinh tế thị trường tự do đúng nghĩa, đứng đắn, để phát triển. VC thừa khôn ngoan để hiểu phải làm gì, và không làm gì, để bảo vệ quyền thống trị của chúng. Cho nên những ảo tưởng cho rằng kinh tế sẽ thay đổi VC, đem lại Dân chủ, chỉ là hão huyền. Và chứng tỏ không ... thông minh bằng VC !
Nhiều người ca tụng sự phát triển của Trung cộng, nhưng lại cố tình quên đi sự phát triển của Đài Loan. Đài Loan có Tổng sản lượng/đâù người gấp mười mấy lần Trung Cộng, chỉ vì được hút thở không khí tự do dân chủ. Những thuyết "mèo trắng mèo đen", rồi "ba đại diện" của Trung Cộng được môt số ngưòi trầm trồ đề cao, cho là chìa khóa của sự tiến bộ. Thật ra, nó chỉ là sự loay hoay bối rối, tìm lối thoát, muốn phát triển kinh tế nhưng không chịu từ bỏ độc tài.
Các chế độ toàn trị sẽ chẳng bao giờ vì kinh tế mà từ bỏ bạo quyền, chấp nhận Dân chủ. Chẳng bao giờ thay đổi, mà chỉ có thể bị thay thế.
Tại Việt Nam cũng vậy. Việt Cộng "chưa thích" Dân chủ. Và chúng sẽ vĩnh viễn "không thích" Dân chủ, nếu chưa bị đạp đổ.
Như mọi người đã thấy, các nước Đông Âu hậu Cộng Sản đã trải qua hai tiến trình khác nhau, cho phép thoát khỏi độc tài. Với những quốc gia có dân trí tương đối cao, tiến trình là cuộc "cách mạng nhung", cách mạng "da cam" như vừa thấy tại Ukraine. Một tiến trình khác tại các nước dân trí thấp như Roumanie, là đã phải đổ máu để có thể đưa cặp vợ chồng Ceauçescu ra pháp trường cát.
Theo lẽ hạnh-thông của trời đất, bế tắc khó khăn nào rồi sớm muộn cũng vượt qua. Việt Nam, trong trường hợp may mắn nhất, có lẽ cũng chỉ hy vọng lập lại được kinh nghiệm của một Roumanie. Vì bản chất của tập đoàn bạo quyền Hà nội cho thấy, chế độ của chúng không thể bị chấm dứt theo chiều hướng nào khác.
Thụy Sĩ, tháng 1. 2005

 
RETURN TO FRONT PAGE 



 






Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.