545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527


Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

 

T I N  V I Ệ T   N A M

ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM GỬI VĂN THƯ CHO HỘI ĐỒNG CỬ TRI NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT, tháng 4-2005
(SaigonUSA News)

LTS: Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael W. Marine đến miền Bắc California gặp gỡ cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tại San Francisco ngày 21 tháng 3, 2005, GS. Trần Công Thiện đã đến tham dự buổi họp đó với tư cách đại diện cho Hội Đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Council of Voters). Nhân dịp này, GS. Thiện trao tận tay cho Đại Sứ Marine một văn thư đề cập tới 7 điểm và yêu cầu được trả lời vào lúc thuận tiện sau khi trở về nhiệm sở. Sau đó vào ngày 5 tháng 4, 2005, từ Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, Đại Sứ Marine đã gửi văn thư chính thức trả lời Hội Đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt (HĐCTNMGV) có trụ sở đặt tại San Jose, California. Xin qúy độc giả xem bản dịch Việt ngữ văn thư trả lời của ông Đại Sứ Marine, tiếp theo 7 điểm tóm lược của HĐCTNMGV đặt ra cho ông Đại Sứ Mỹ ở VN dưới đây.

Bảy điểm đó được tóm lược như sau:
1) Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã bị xếp vào hàng Quốc Gia có Mối Quan Tâm Đặc Biệt. Văn thư đòi hỏi Chính Phủ Mỹ phải lập một lộ trình đi từng bước rõ rệt và cụ thể, có kiểm soát đề giải quyết chấm dứt hẳn những vi phạm tự do tôn giáo;
2) Dân Chủ tại Việt Nam. Đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể thi hành chính sách của Mỹ tại Việt Nam dựa theo lời tuyên bố của TT. Bush về Dân Chủ Hóa Thế Giới, được phác hoạ trong bài diễn văn nhậm chức vào tháng giêng vừa qua;
3) Công Bằng trong việc thi hành Hiệp Ước Thương Mại Song Phương. Thí dụ Phụ đính C: cho phép VC được tung văn hóa phẩm vào Mỹ, và ngựơc lại Mỹ không được tự do xuất cảng sách, báo, phim ảnh vào Việt Nam . Cần phải tu chính hiệp ước này;
4) Giải Thể Công Ty Quốc Doanh. Từ năm 1993, đến nay VC chỉ giải thể được khoảng 2,000 công ty nhỏ do Đảng ủy địa phương làm sở hữu chủ, trong khi đó 91 đại công ty (hay Tổng công ty trung ương, do một ít nhân vật Trung Ương Đảng làm chủ, có tài sản bằng 2/3 tài sản của cả nước) thì VC vẫn trị hoãn. VC hứa rằng đến năm 2008, sẽ giải thể một tỉ lệ là 20%, đế 2010 là 40%… Các lãnh vực quan yếu của quốc gia vẫn còn thuộc độc quyền cua đảng: Dầu khí, năng lượng, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, tài chánh. Nếu không giải thể quốc doanh, và không cho khu vực tư nhân phát triển, thì làm sao tạo công ăn việc làm một cách rộng lớn, và như thế xoá đói giảm nghèo mau được, và như vậy làm sao cạnh tranh được khi gia nhập WTO. Trong trường hợp này, lại tiếp tục ngửa tay xin tiền của quốc tế viện cớ nghèo đói.
Vậy cần có giải pháp và mỗi bước đi phải được phác họa một cách cụ thể. Không cho phép VC trì hoãn. để từ đó rút tyền của ngân sách, (thụt két) cho các lãnh đạo VC nhất là những kẻ làm chủ các đại công ty quốc doanh trung ương.
5) Vấn Đề Buôn Người. Bằng cớ là bán đấu giá con gái vị thành niên trên eBay tháng 3, 2005, và vụ triển lãm hàng (con gái vị thành niên Việtnam trong lồng kính) ở Singapore hồi tháng 2, 2005 với hình ảnh đầy đủ. Cần phải có biện pháp rõ rệt chấm dứt tình trạng CHXHCN có liên hệ đến việc buôn bán này. (như được nói trong Dự Luật Nhân Quyền 2004).
6) An Toàn Của Người Mỹ Gốc Việt: VC đưa cán bộ tình báo nằm trong các cơ sở ngoại giao với âm mưu khống chế người Việt chống lại Đảng Cộng Sản. Đây là một hành vi bất hợp pháp. Các hành vi trong âm mưu này là các tôi phạm hình sự. Cần phải chấm dứt âm mưu này.
7) Trường Hợp Lý Tống Bị VC Đòi Dẫn Độ Về VN. Văn thư lưu ý Đại sứ Marine và chứng minh rằng "không đủ yếu tố tội phạm cấu thành tội không tặc của Lý Tống, mà Toà Án Thái lan xử Lý Tống 7 năm tù." Đây là bản án chính trị của Thái Lan, vì muốn làm vừa lòng Hà nội. Vậy Đại Sứ Marine có nghĩa vụ phải can thiệp bảo vệ Lý Tống, không thể để tình trạng đó xảy ra.
Bản sao văn thư đã được GS. Thiện gửi đến TT. Bush và Ngoại Trưởng Condi Rice.
Trong buổi gặp mặt , GS. Thiện chỉ nêu ra 7 tiêu đề trên trong vòng dưới 2 phút và trao tận tay văn thư, rồi yêu cầu Đại Sứ Marine sau khi trở về nhiệm sở để có thì giờ trả lời.

Dưới đây quí độc giả có thể đọc bản dịch Việt ngữ văn thư (hay bản gốc-Anh ngữ) của Đại Sứ Marine ở Hà Nội trả lời HĐCTNMGV để có một khái niệm về những gì mà Chính phủ Hoa Kỳ đang làm tại Việt Nam so với các đòi hỏi trên.

Nhấn vào đây để xem bản gốc-Anh ngữ của văn thư
TÒA ĐẠI SỨ HOA KỲ
Hà Nội
Đại Sứ

Ngày 5 tháng 4, năm 2005

Kính gửi GS. Trần Công Thiện
Phó Chủ Tịch, Hội Cử Đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt
3153 Oakbridge Dr.
San Jose, CA 95121

Thưa GS. Thiện:

Cám ơn Giáo sư về bức thư đề ngày 21 tháng 3, 2005. Những mối ưu tư của Giáo Sư về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam mà tôi đã nghe thấy từ nhiều người khác trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhân dịp chúng ta gặp nhau tại San Francisco đã được chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn chia sẻ. Tôi muốn phác hoạ vài bước đi tích cực mà chúng tôi đang thực hiện để khuyến khích sự thay đổi để được tốt đẹp hơn tại Việt Nam.

Như Giáo Sư trình bày trong văn thư, vào 15 tháng 9, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đặt Việt Nam vào danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (QTĐB) vì lý do vi phạm tự do tôn giáo. Sự việc này biểu lộ mối quan tâm sâu xa của chúng ta về những hạn chế nghiêm trọng và còn đang tiếp tục có liên quan đến việc hành đạo tại Việt Nam. Tôi tin rằng việc sắp hạng này đã dẫn tới một số thay đổi hữu ích. Từ tháng 9, một Nghị Định mới về tôn giáo đã có hiệu lực, Việt Nam đã ban hành văn kiện thi hành Nghị Định này, một số tù nhân tôn giáo và chính trị nổi tyếng đã được thả ra khỏi nhà tù, và Thủ Tướng (Phan văn Khải) đã ban hành các chỉ thị đặc biệt có liên quan đến những người theo đạo Tin Lành. Các chỉ thị này lần đầu tyên cho phép các "nhà thờ tại gia" không chính thức được phép hoạt động. Điều này không làm giảm bớt những mối ưu tư của chúng tôi, tuy nhiên nó chứng tỏ có tiến bộ. Bây giờ chúng tôi đang theo dõi xem các luật mới đó đang được thực thi như thế nào, và chúng tôi đang tìm kiếm một biện pháp hành động liên hệ đến vấn đề QTĐB này, và biện pháp ấy công nhận các bước tiến cụ thể và khuyến khích Việt Nam tiếp tục thêm nữa về hướng này.

Để có thể tôn trọng nhân quyền hơn, chúng tôi cũng duy trì mối liên lạc chặt chẽ với các nhà hoạt động chính trị để có thể nhận biết và làm sang tỏ các vi phạm, và khuyến khích các nỗ lực về thay đổi. Tôi thường xuyên gặp các lãnh đạo hàng đầu của chính phủ Việt Nam, kêu gọi họ chấm dứt cầm tù Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Tòan, và nhiều người khác. Việc thả BS. Nguyễn Đan Quế hồi đầu năm là một bước đáng hoan nghênh, nhưng không đủ.

Nói rộng ra, bằng các chương trình dân chủ và quy tắc thượng tôn luật pháp, chúng tôi đang nâng cao trình độ ý thức về nguyên tắc dân chủ ở hạ tầng và phát triển một hệ thống luật pháp trong sáng và đáp ứng nguyện vọng của dân. Thí dụ, Hoa Kỳ tìm cách phát huy ý thức về các vấn đề dân chủ và nhân quyền trong lãnh vực truyền thông bằng cách tài trợ cho các nhà báo Việt Nam tham dự vào các chương trình Khách Quốc Tế Viếng Thăm, được đặt tên là "Bầu Cử 2004" và "Phát Triển Cộng Đồng và Thi Hành Luật Pháp." Chúng tôi vừa mới bắt đầu tài trợ một dự án với một tổ chức không chính phủ địa phương để kiện tòan cách thực hiện "các luật lệ dân chủ" ở hạ tầng cơ sở.

Chúng tôi cũng tiếp tục tài trợ nhiều chương trình nhằm bảo vệ quyền công nhân, gồm cả một chương trình tạo cơ hội về công ăn việc làm cho những người bị khuyết tật, một dự án tăng cường khả năng của chính quyền chống vấn đề lạm dụng lao động đối với trẻ em, và một chương trình giải quyết và ngăn chặn tranh chấp trong 70 xí nghiệp ở 7 tỉnh.
Tôi cũng chia sẻ mối quan tâm của Giáo sư về vấn đề buôn người và đoan chắc rằng đây là một trong các ưu tư lớn của chúng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục bảo trợ một trung tâm tạm trú cho nạn nhân buôn người hồi hương từ các ổ điếm ở Cao Miên, và năm ngoái, chúng tôi bắt đầu một chương trình mới vừa để giúp đỡ các nạn nhân bị buôn ngừơi hồi hương, vừa bảo vệ các phụ nữ và trẻ em ở các vùng có rủi ro cao bằng cách hướng dẫn ý thức, hướng nghiệp và cơ hội kinh tế bằng các chương trình tiểu tín dụng. Các viên chức Toà Đại Sứ gặp các viên chức chính phủ thường xuyên về vấn đề buôn người, và đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp và đặt trọng tâm vào phản ứng của cộng đồng quốc tế về vấn đề buôn người ở Việt Nam .
Tuy nhiên, tòa Đại sứ không có một bằng chứng gì hỗ trợ cho việc gán cho chính phủ Việt Nam đồng loã trong việc buôn bán đàn bà ở ngoại quốc. Chính quyền Việt Nam rất nhạy cảm đối với vấn đề này; môi giới hôn nhân kiếm lời bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam, và đầu năm nay, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm ban hành một chỉ thị để tăng cường việc thi hành các luật này. Trường hợp ở Singapore mà Giáo Sư nêu ra đã gặp phải phản ứng mãnh liệt ở trong nước (chống lại việc đó). Các báo chí của nhà nước đã nhấn mạnh nhiều đến trường hợp ấy và Quốc Hội và các viên chức thuộc Hội Phụ Nữ đã lớn tiếng chống lại việc này.

Giáo Sư có nói tới việc trì hoãn giải thể các công ty quốc doanh tại Việt Nam, và tôi chia sẻ với Giáo sư mối quan tâm này. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chính phủ Việt Nam nên xúc tiến mau lẹ tiến trình này để có thể tạo ra một hệ thống kinh tế năng động và mở rộng hơn.

Cuối cùng, tôi có thể đoan chắc với Giáo Sư rằng chính phủ Hoa Kỳ không kém lưu tâm một cách nghiêm trọng đến việc bảo vệ công dân của mình. Tại Việt Nam, chúng tôi có các viên chức an ninh cấp vùng và họ có mọi liên hệ chặt chẽ giữa tòa Đại Sứ và Tòa Tổng Lãnh Sự với cảnh sát, và chúng tôi có các viên chức Lãnh Sự ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giúp đỡ công dân Mỹ khi cần và biện hộ cho họ, nếu cần.

Tôi đánh giá cao thư của Giáo sư và luôn đón nhận ý kiến và những ưu tư của Giáo sư về vấn đề Việt Nam. Tôi hy vọng rằng trong nhiệm kỳ làm Đại sứ, tôi sẽ có nhiều dịp hơn để nghe tiếng nói của người Mỹ gốc Việt để tôi có thể đại diện tốt hơn cho cộng đồng của Giáo Sư và xứ sở của chúng ta tại Việt Nam.

Kính thư,


Michael Marine




* * * Được yêu cầu phát biểu ý kiến về việc này, Cố Vấn Chính Trị của Hội Đồng Cử Tri Người Mỹ Gốc Việt, Giáo sư Nguyễn Văn Canh tuyên bố như sau:
"Đại sứ Marine đã phác họa một số thành quả trong chính sách của Hoa Kỳ đang được Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà nội làm để thực hiện một số đòi hỏi nêu trên. Đại Sứ Marine đã né tránh không trả lời hay trả lời thẳng vào một số đòi hỏi, có khi trả lời thì lại không đầy đủ, có khi "quên không trả lời".
GS. Canh có yêu cầu GS. Thiện viết thư trả lời cho Đại Sứ Marine.

SaigonUSA News (28.04.2005)

Bài liên hệ:
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tiếp xúc Cộng Đồng VN tại Bắc Cali
Từ từ bò ra hết, những Việt Gian trở cờ lộ mặt


SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
- Gia Lai:
(Friday, April 29, 2005 at 10:57:56)
Việt Nam có tự do tôn giáo ư! Điều đó cần nhắc lại và tra xét lại. Việt Nam có ngôn luận ư! Điều đó còn đòi hỏi nhà nước có cho phép hay không?
Tôi là người Việt Nam,đang sống trong chế độ của chủ nghĩa độc tài, tiếc rằng mình chưa làm gì được cho sự thịnh suy của dân tộc, tuy còn nhỏ nhưng tôi hiểu được một điều là hầu như người dân Việt Nam nào cũng sợ chính quyền, sợ công an, sợ an ninh, vì những người làm công tác này bắt bớ và bỏ tù vô tội vạ cho nên không có ai dám nói tiếng nói thật sự của mình. Nhiều lúc nhìn ra hải ngoại, nhìn thấy cơ quan an ninh hay lập pháp của Mỹ hay của các nước có tự do, Công an và an ninh sợ dân sợ làm sai sợ tiếng nói, còn ở Việt nam thì không có như vậy, mày mà nói thì sẽ vào tù. Cho nên dâu có ai dám nói.
Còn tôn giáo, thủ tướng ra nghị định, ra pháp lệnh nghĩ mà nực nười với chế độ xin cho, muốn làm một điều gì mà không xin phép chính quyền địa phương sở tại, không báo lên thì đừng hòng và có báo lên thì hẹn ngày này tháng nọ. Có lần tôi gặp một số công dan, người dân đi ký giấy tờ về họ chửi các cơ quan hơn gì nữa, lên phải đút lót, phải có chuyện này nọ và có quen biết còn không thì cứ hẹn rày hẹn mai, và cuối cùng một câu trả lời sau vài tháng là không thích hợp. Một chế độ mà người dân sống như vậy, không nói được, không hành động được thì làm sao gọi là có mở rộng có tiến triển. Tôi sống ở Việt nam tôi biết rất rõ về Việt Nam,
biết sự quan hệ song phương làm ăn của Mỹ Việt nhưng đừng nên lạm dụng xem chuyện làm ăn này rồi đánh lận con bài làm cho dân thêm khổ. Nếu được cơ hội cho chúng tôi một tơ báo tự do ngôn luận, tự do nói tiếng nói của mình, tự do phát ngôn thì tôi tin rằng chỉ trong khoảng một vài giờ tất cả những người dân sẽ đánh gục tất cả tờ báo trong nước độc đảng này ngay.
Thiết nghĩ như vậy, tôi viết vài dòng này, gởi đến Ông đại sứ và ông Thiện hãy làm và thúc đẩy thực sự hơn vấn đề này. Đừng có nghiên về một thế lực nào cả, để cho người dân việt bớt khổ, để cho lịch sử trong tương lai nói được những điều hôm nay đã làm. Tôi nghĩ rằng, nếu lịch sử thật sự cho ghi đúng thì tội ác của những người điều hành chế độ bây giờ là tôi đồ của dân tộc, làm cho dân tộc chậm tiến và người dân đau khổ, vài lời kính tri tường và mong sao quý vị chia sẻ để cho người dân được phần nào hưởng trọn tiếng nói và quyền làm ngưười của mình.

RETURN TO FRONT PAGE



 









Hình ảnh Cộng Đồng VN Bắc California biểu tình lần thứ 16
trước hang ổ Viên Thao vào ngày thứ Bảy, 5 tháng 2. Đây là cuộc biểu tình chống Đỗ Vẫn Trọn-hệ thống truyền thông Viên Thao làm tay sai, kinh tài cho Cộng sản VN, lợi dụng danh nghĩa "từ thiện". Cuộc biểu tình chính thức bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, 2005, vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy trong tuần.

(Click to enlarge photo)














Đồng bào San Jose hân hoan đón nhận giai phẩm Xuân SaigonUSA-Ất Dậu 2005, cũng như số báo đặc biệt cuối tuần về những tên Việt Gian trở cờ lộ mặt-làm tay sai cho VC.







 


Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.