V
Ă N H Ó A & G I Á O D
Ụ C
•
Việt Kiều Khai Hỏa Mặt Trận
Tuyên Vận
•
Báo Chí Hải
Ngoại Sắp Bị CSVN Kiện ?
•
1 Luật Sư tại San Jose đang
xin nhận Công Tác
(trích
đăng từ VNN)
Công
Ước Berne sẽ được thi hành ở VN
VĂN
QUANG
(Viết ở Sài Gòn)
Chỉ
còn vài ngày nữa, ngày 25-10-2004, Việt Nam sẽ trở thành một hội viên
của công ước Berne. Vấn đề tác quyền về các sáng tác, nghiên cứu trên
mọi lãnh vực văn học nghệ thuật, khoa học sẽ được tôn trọng triệt để
chứ không còn lộn xộn như trước nữa. Nó sẽ gây một ảnh hưởng rất lớn,
trước hết đến các nhà xuất bản, các trung tâm trình diễn ca nhạc, các
nơi sản xuất, bất cứ thể lọai gì thuộc về văn hóa và những nhà sáng
tác, biên dịch... Trong đó dĩ nhiên có cả những nhà văn VN thường có
sách, bài viết đang được đăng tải trên các báo ở VN, cũng như ở nước
ngoài. Bản quyền tác giả sẽ được "săn sóc" kỹ hơn, còn việc
bảo vệ như thế nào lại là việc khác.
Tuy nhiên, khi công ước Berne được thực hiện ở VN thì mặt "lợi"
và mặt "hại" đều có gần ngang nhau. Nguồn tin này hiện đang
làm xôn xao các giới "làm ăn trong phạm vi văn học nghệ thuật"
và các tác giả sáng tác, cũng như dịch thuật ở Việt Nam. Ở các nước
khác đã từng là hội viên của công ước Berne thì đó là chuyện rất bình
thường, người ta tôn trọng bản quyền tác giả trong nước và nước ngoài
đã như một thói quen. Nhưng ở Việt Nam lại là một sự kiện mới mẻ, việc
áp dụng luật lệ chắc sẽ còn lúng túng, gây ra nhiều điều tranh cãi và
cũng chưa có một tiền lệ nào nên không thể tránh khỏi những thắc mắc.
Nhưng dù thế nào, việc áp dụng những quy định của công ước đã được cả
toàn thể các nước hội viên nghiêm chỉnh thi hành thì VN cũng phải thi
hành đúng như thế, không thể khác được. Các quốc gia hội viên đều bình
đẳng và đều được các chính phủ hỗ trợ khi thực hiện công ước này.
Nhân ở đây, tôi xin tóm tắt một đôi điều giản dị nhất của công ước Berne
để bạn đọc có thể nhớ lại và theo dõi rõ ràng hơn:
Tóm tắt nội dung Công ước Berne:
Công ước Berne là công ước bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật
được ký kết tại Berne, Thụy Sĩ vào năm 1886.
- Về các tác phẩm: Sự bảo hộ bao gồm mọi tác phẩm thuộc lĩnh vực văn
học, nghệ thuật và khoa học, được định hình dưới một dạng vật chất nhất
định, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện.
- Về các quyền được bảo hộ: Tùy thuộc vào các giới hạn, hạn chế và ngoại
lệ cụ thể cho phép, các quyền sau đây phải được công nhận là các quyền
độc quyền cho phép: Quyền dịch thuật. Quyền thực hiện phóng tác và chuyển
thể tác phẩm. Quyền trình diễn công cộng tác phẩm kịch, nhạc kịch và
âm nhạc. Quyền trần thuật công cộng tác phẩm văn học. Quyền truyền thông
công cọảng trình diễn các tác phẩm. Quyền phát sóng (với khả năng là
quốc gia thành viên chỉ quy định quyền trả thù lao phù hợp, thay vì
quyền cho phép). Quyền làm bản sao bằng bất kỳ cách thức hoặc hình thức
nào...
- Về thời hạn bảo hộ: Nguyên tắc chung là bảo hộ trong suốt thời gian
của cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Tuy nhiên, có những
ngoại lệ như đối với các tác phẩm điện ảnh, thời hạn bảo hộ là 50 năm,
tính từ khi tác phẩm được công bố hoặc từ khi tác phẩm được sáng tạo,
nếu tác phẩm chưa được công bố. Đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
và các tác phẩm nhiếp ảnh, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm, kể từ
khi tác phẩm được sáng tạo...
Công ty dịch vụ bản quyền ra đời:
Nhìn vào thực tế khi công ước Berne sắp đến ngày có hiệu lực
thi hành ở VN, ngay lập tức một trung tâm dịch vụ bản quyền ở Việt Nam
ra đời. Theo tin tức đầu tiên tôi nhận được, công ty này là một tập
hợp lực lượng của hai nhà doanh nghiệp có tầm cỡ tại Sài Gòn, có khả
năng tài chánh mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất bản, phát
hành sách báo cũng như giao dịch với các đối tác nước ngoài. Đó là Công
ty Liên Việt Mỹ của ông Hà Túc Đạo,
liên kết với Công ty Văn hóa Phương Nam của bà Phan Thị Lệ thành lập
hai trung tâm tại San Jose và Paris mang tên "Việt Phương Nam"
với chức năng được quy định như sau:
1-
Bảo vệ tác quyền của các tác giả Việt Nam và nước
ngoài theo yêu cầu.
2- Phát hành sách, phim, băng
nhạc của VN tại nước ngoài.
3- Tổ chức các Show trình diễn
tại tại VN, Hoa Kỳ và Pháp.
Với ba chức
năng đó cũng đã là một việc làm quá mới, quá nhiều phức tạp rồi. Việc
bảo vệ tác quyền không phải là chuyện giản dị, nó liên quan tới mọi
mặt của luật pháp quốc tế và của cả của hai quốc gia liên quan. Việc
phát hành sách báo và tổ chức các show diễn càng phức tạp, đa dạng hơn,
sự cạnh tranh sẽ mang tính quyết liệt và cũng không thoát ra ngoài ý
thức chính trịẨ Nó là cả một khối công việc khổng lồ và vô cùng tế nhị
đối với một công ty tư nhân.
Công ty Việt
Phương Nam nhanh nhạy nắm bắt thời cơ và biết khai thác đúng nhu cầu
xã hội, nhưng còn việc thực hiện như thế nào trong những ngày sắp tới
lại là việc cần phải bàn. Sẽ có vô số những trở ngại, những mới mẻ lạ
lẫm mà họ sẽ gặp phải.
Giám
đốc trường Anh văn làm phim và làm dịch vụ bảo vệ quyền tác giả:
Mang những thắc mắc này, tôi mong gặp ông Hà
Túc Đạo, một trong hai giám đốc công ty vừa sáng lập ra công
ty dịch vụ đầu tiên này. Nhưng khi gọi điện thoại đến văn phòng thì
được biết ông vừa đi Mỹ để lo tổ chức trung tâm
dự định đặt tại San Jose. Có nghĩa là công ty này đã bước ngay
những bước đầu tiên, trước khi công ước Berne có hiệu lực ở VN. Hà
Túc Đạo là một nhà văn, nhà báo từ trước năm
1975 ở Sài Gòn và sau năm 75 ông cũng đã từng hoạt động trong lãnh vực
báo chí tại Mỹ. Khoảng gần 10 năm trở lại đây, ông về Sài Gòn thành
lập trung tâm dạy tiếng Anh cho cả người lớn và trẻ em lấy tên là Trường
Việt Mỹ. Đó là trung tâm dạy tiếng Anh đầu tiên
của Việt Kiều được phép mở tại Sài Gòn. Đến
nay, ông đã có khoảng hơn 10 trung tâm ở Sài Gòn và cũng gần 10 trung
tâm nữa ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương...
Gần đây ông
lại thành lập thêm một công ty điện ảnh tư nhân, theo nguồn tin của
nhiều tờ báo ở VN thì ông đang nhắm tới việc mời cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên
về đóng trong một phim đầu tay của hãng phim này. Đề tài sẽ xoay quanh
vấn đề thời sự "lấy chồng Đài Loan" và cuốn phim sẽ được quay
cả ở nước ngoài, tất nhiên không thể thiếu Đài Loan. Nhưng cũng theo
một nguồn tin khác thì cô NCK Duyên chưa có ý định đóng phim này. Ông
Hà Túc Đạo cũng dự định sẽ hợp tác với một nhà chuyên môn làm phim video
truyền hình ở Mỹ để trình chiếu phim này ở VN và ở Mỹ. Đó cũng là những
ý tưởng khá táo bạo trong thời kỳ phim ảnh Việt Nam đang đói rách thê
thảm. Chỉ có một vài cái "cẳng ngắn, cẳng dài" còn có một
số khách tò mò xem chơi, nhà sản xuất hỉ hả kiếm được tí tiền còm. Nhưng
đó không phải là "đỉnh cao của nghệ thuật" làm phim và của
những người thật sự coi điện ảnh là một cách thể hiện nghệ thuật, chứ
không phải "chợ tình". Mong rằng hãng phim của ông không rơi
vào tình trạng này.
Đến nay ông
giám đốc trường Anh văn Việt Mỹ lại tham gia công ty dịch vụ bảo vệ
tác quyền. Trong lãnh vực này thì hy vọng ông Hà Túc Đạo và bà giám
đốc Phương Nam có nhiều kinh nghiệm hơn. Một người từng là nhà văn nhà
báo ở cả Sài Gòn và Mỹ, một người đã từng nắm giữ vận mạng của cả một
hệ thống phát hành sách báo ở VN thì hẳn là sẽ thấu hiểu được mọi ngõ
ngách, mọi đường đi nước bước của những tác phẩm ra đời như thế nào
và cuộc sống của nó ra sao.
Những
bước đầu tiên của công ty dịch vụ bản quyền:
Ngày
15-10 vừa qua, công ty Việt Phương Nam đã ra mắt tại Sài Gòn. Theo lời
giới thiệu thì hiện nay Công ty không chỉ khai thác, mà còn làm các
dịch vụ liên quan đến vấn đề bản quyền. Bên cạnh việc liên kết xuất
bản trong và ngoài nước, trung tâm còn có một chức năng mới, là xúc
tiến các dịch vụ bản quyền bao gồm việc mua bán, chuyển nhượng, ủy thác
giao dịch, bảo vệ bản quyền cho các tác giả Việt Nam ở nước ngoài. Theo
dự trù, vào năm 2005, Phương Nam sẽ mở các trung tâm phát hành tại châu
Âu và Bắc Mỹ nhằm mở rộng giao dịch bản quyền và bảo vệ các tác giả
là khách hàng của công ty có tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài mà không
xin phép. Giám đốc Trung tâm và Dịch vụ bản quyền (Công ty Văn hóa Phương
Nam) cho biết, các đối tác trong và ngoài nước làm việc với Phương Nam
đều có những hợp đồng, cam kết riêng, chứ không có một mẫu chung cho
tất cả. Trong buổi ra mắt, trung tâm đã ký hợp đồng chuyển nhượng bản
quyền với một số tác giả. Rồi đây chắc chắn sẽ có thêm nhiều tác giả
khác ký kết hợp đồng với công ty này.
Ý
kiến của một số nhà sáng tác:
Sau buổi ra
mắt này khi nói đến công ước Berne được thi hành ở VN, tôi đã có dịp
nói chuyện với một số nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật có sáng tác thường
được xuất bản hoặc đăng báo ở nước ngoài. Một nhà văn cho biết có nhiều
nhà xuất bản, nhà báo ở nước ngoài rất đứng đắn, khi muốn xuất bản hoặc
đăng bài của mình, họ đều hỏi ý kiến tác giả, xin phép được làm việc
này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có một số người thản nhiên lấy sách
của những tác giả ở VN xuất bản hoặc đăng báo ở nước ngoài, nhưng không
hề xin phép hoặc hỏi qua ý kiến của tác giả. Vậy mà tác giả chỉ trơ
mắt nhìn, chẳng làm gì được. Đôi khi gửi thư hỏi thì chỉ rơi vào yên
lặng. Tác giả ở VN đành chịu bị "cướp công cướp sức" vậy thôi.
Nếu trung tâm bảo vệ quyền lợi tác phẩm làm việc đến nơi đến chốn thì
hy vọng chuyện đó sẽ không xảy ra nữa.
Tuy nhiên còn
một vấn đề khá đau đầu đặt ra là những vụ kiện về tác quyền nếu xảy
ra ở nước ngoài sẽ tốn rất nhiều tiền, có thể lên đến vài chục ngàn
đô la, mấy ông nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật ở VN lấy gì ra mà trả
cho công ty dịch vụ bảo vệ bản quyền theo đuổi những vụ kiện như thế?
Mọi chuyện sẽ lại rơi vào yên lặng. Công ty dịch vụ bản quyền sẽ có
một cách nào đó trợ giúp cho những tác giả thuộc loại "rách"
đó không?
Có
bao nhiêu nhà sáng tác đủ khả năng theo đuổi một vụ vi phạm tác quyền?
Giả dụ như
tác giả "rách" đề nghị với công ty dịch vụ một phương thức
như, cứ tiến hành vu bảo vệ tác quyền, sau đó sẽ chia một nửa tiền bản
quyền hoặc một số phần trăm nào tương ứng với công sức của công ty đã
bỏ ra, liệu họ có chấp nhận không? Tất nhiên, làm công ty dịch vụ thì
phải có lời, họ sẽ chỉ chú trọng đến những tác phẩm và tác giả thật
sự có giá trị và những "bị đơn" thật sự có khả năng đền bù
tác quyền, chứ còn những anh "rách" lại gặp anh "rách"
thì cũng như không. Liệu có thể trông chờ vào một sự trợ giúp của một
"mạnh thường quân" nào không? Mạnh thường quân đó có thể là
một cơ quan, một cơ sở, một công ty, hoặc cũng có thể là một cá nhân
nào đó có thiện cảm với những nhà sáng tác nói chung? Đó là những vấn
đề còn đang được đặt ra. Nếu không giải quyết được những khúc mắc đó
thì chắc chắn số người được bảo vệ tác quyền không phải là nhiều, mà
có khi chỉ còn lại một số rất ít những nhà sáng tác giàu sụ, hoặc những
nhà sáng tác được nhà nước yểm trợ qua công ty dịch vụ, hoặc phía sau
còn những khúc mắc khác nữa. Cứ nhìn thẳng vào thực tế, có bao nhiêu
nhà sáng tác ở VN hiện nay chạy nổi vài chục ngàn đô để theo đuổi một
vụ vị phạm tác quyền? Ngược lại, có lẽ là sẽ có nhiều nhà sáng tác ở
nước ngoài sẽ kiện ngược lại những nhà XB, hoặc nhà làm sách ở VN "chôm"
tác phẩm của họ để phổ biến ở VN mà thôi?
Tóm lại để bảo
đảm việc thực hiện thành công ý tưởng và được thị trường chấp nhận cũng
không phải là điều dễ dàng. Dù sao cũng phải công nhận rằng công ty
dịch vụ Việt Phương Nam cũng đã tỏ ra có rất nhiều thiện chí trong việc
này. Các tác giả ở VN vẫn có quyền hy vọng vào một giải pháp dung hòa
tốt đẹp nhất. Nhưng điều mong mỏi hơn cả vẫn là sự biết điều, sự tôn
trọng lẫn nhau của những người Việt ở nước ngoài, cũng như người trong
nước, đang làm công việc phổ biến những sáng tác, để hạn chế được những
việc vi phạm tác quyền vẫn là điều tốt đẹp hơn cả.
Những
trở ngại về việc mua bản quyền sách ở nước ngoài:
Về
mặt xuât bản sách dịch, gần đây, chuyện mua bản quyền không còn xa lạ
đối với các nhà xuất bản và các đơn vị làm sách. Song việc để trở thành
một thói quen vẫn còn là con đường dài và lắm gian nan. Khi việc mua
bản quyền nghiễm nhiên trở thành một điều kiện tiên quyết, bắt buộc,
thì số sách dịch ở VN sẽ giảm đi rất đáng kể. Các kệ sách không còn
cái cảnh "đông vui, tự do" như hiện nay nữa. Và, khi phải
mua bản quyền thì tất yếu giá sách sẽ phải đẩy lên cao hơn rất nhiều.
Những người thích đọc sách dịch ở VN có chịu đựng nổi với cái giá đó
không?
Sách dịch
ở VN vốn có tiếng là giá rẻ, các bạn Việt kiều về VN cũng thường hay
tìm mua sách ở đây mang đi. Nếu một cuốn sách dịch từ nguyên bản tiếng
Trung Hoa bây giờ chỉ mua khoảng từ 20 ngàn đến 30 ngàn thì lúc đó giá
có thể gấp đôi hoặc gấp ba. Số sách in ra cũng không nhiều nên càng
đẩy giá lên cao hơn.
Làm sao mua
được bản quyền những quyển sách cần mua, để bảo đảm số đầu sách xuất
bản không bị giảm nhiều và giá sách không bị đẩy lên quá cao là vấn
đề cần đặt ra và giải quyết. Ông Nguyễn Trung An, người chịu trách nhiệm
liên hệ mua bản quyền của Công ty Trí Việt cho biết, thật khó tìm ra
địa chỉ chính xác để liên hệ mua bản quyền.
Nếu
bị kiện thì bán cả nhà sách đi cũng không đủ:
Những
nhà xuất bản như Trẻ, Trí Việt, Tổng hợp Thành phố đang gặp khó khăn
trong việc tìm mua những cuốn sách của các tác giả nước ngoài. Giám
đốc công ty Trí Việt là đơn vị chuyên làm sách dịch cho biết, hiện nay
vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên tạm thời phải
ngưng làm loại sách này. Giám đốc nhà XB Trẻ thận trọng nói: "để
bảo đảm giữ vững số đầu sách xuất bản mỗi năm là điều không thể làm
ngay", tức là còn phải có thời gian ngưng đọng rồi mới tìm ra con
đường đi mới.
Dù rằng đôi
khi thấy thị trường sách ở VN quá nhỏ bé, mỗi đầu sách chỉ in khoảng
1.000 cuốn nên có nhà xuất bản hoặc tác giả nước ngoài vui lòng "tặng
không". Nhưng nếu bị họ kiện về tác quyền thì con số bị đòi hỏi
sẽ là rất lớn. Nghe đâu một nhà sách VN đang bị kiện đòi tác quyền lên
đến 500 ngàn đô la. Một vị trong công ty than thở: "Có mà bán cả
cái nhà sách đi mà đền bù cũng không đủ".
Sách của "thiên
hạ" thì VN dịch nhiều, chứ sách của VN thì được dịch rất ít. Con
số chênh lệch đó hẳn là ai cũng nhìn thấy. Cho nên cơ hội cho những
người trẻ tuổi VN tìm đến với văn học thế giới sẽ bị thu hẹp lại. Đó
là cái hại lớn trước mắt, vậy giải quyết bằng cách nào là một vấn đề
rất khó khăn.
Sẽ
có một cuộc cạnh tranh khốc liệt:
Công
ty Phương Nam cho biết: Việc mua bản quyền phụ thuộc vào khả năng đàm
phán của cả hai bên. Hai bên thỏa thuận, ký kết với mức giá bao nhiêu,
gồm những điều khoản, cam kết như thế nào là chuyện bí mật. Trước đây,
với những tác phẩm không phải mua bản quyền thì việc định giá sách giản
dị hơn nhiều. Nay tất cả các tác phẩm đều phải mua bản quyền thì tất
nhiên sẽ có sự biến động về giá cả. Nhưng khéo thương lượng mà mua được
giá rẻ thì giá sách sẽ tăng không đáng kể. Nếu đó là một tác phẩm có
giá trị mà phía đối tác yêu cầu mức giá cao thì chúng tôi cũng sẽ đầu
tư để mua bản quyền. Tuy nhiên, giá sách vẫn là do thị trường điều tiết,
nếu mức giá quá cao thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ không chấp nhận.
Vì vậy, chúng tôi cũng phải biết cân đối và có sự tính toán lâu dài.
Giám đốc công
ty VietBooks tiết lộ thêm: Mới đây, một công ty đầu tư bản quyền ở Singapore
đã sang nghiên cứu thị trường sách Việt Nam, với mục đích tìm kiếm những
nguồn sách hay để mua bản quyền. Theo sự đánh giá của đơn vị này, việc
xuất khẩu sách của Việt Nam còn quá kém và họ dự định làm việc với các
NXB hoặc các tác giả Việt Nam để mua bản quyền những tác phẩm đạt yêu
cầu để dịch và xuất sang một số nước. Loại sách mà họ hướng tới là các
sách về lịch sử, chính trị, du lịch, địa lý tự nhiên, ẩm thực, ca dao,
truyện cười... Sắp tới, khi các NXB nước ngoài mở văn phòng đại diện
tại Việt Nam thì khả năng họ mua bản quyền tác phẩm của các tác giả
trong nước để xuất bản là điều có thể. Như vậy, các NXB cùng các đơn
vị làm sách trong nước sẽ có sự cạnh tranh trong vấn đề mua bản quyền
các tác phẩm của các tác giả trong nước với các NXB và các đơn vị làm
sách ở nước ngoài.
Cũng theo
đánh giá của công ty này, sách dịch ở Việt Nam tuy nhiều nhưng còn thiếu
các loại sách về khoa học kỹ thuật, kinh tế... Họ đã có kế hoạch tự
dịch một số sách từ nước họ sang tiếng Việt và bán tại thị trường Việt
Nam mà không cần thông qua NXB nào. Như vậy, ngành xuất bản Việt Nam
sẽ phải bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đơn vị xuất bản nước
ngoài.
Đó
là những cái "lợi" và cái "hại" trước mắt khi công
ước Berne sắp có hiệu lựĩc thi hành tại VN.
Đọc văn học trò, Tây, Tàu, Mỹ.. cũng phải khóc!
Muốn
có những cuốn sách hay được người nước ngoài dịch lại thì ngay từ khi
còn ngồi ở ghế nhà trường, cấp tiểu học, đã phải được học tập những
áng văn chương uyên bác của các bậc tiền nhân. Tôi nhớ hồi còn học ở
bậc tiểu học trường làng đã được học trong "Quốc văn giáo khoa
thư" những áng văn chương tuyệt tác của các bậc cha anh. Làm sao
quên được những bài như "Một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh,
mẹ tôi dắt tay tôi đến trường..." hoặc những câu thơ trong sáng
bất hủ: "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Một chiếc thuyền câu bé
tẻo teo...". Những áng văn chương in đậm trong trí nhớ của tôi
- và có lẽ của hầu hết những người bạn năm nay đã sáu bảy mươi - suốt
cuộc đời, chẳng bao giờ quên được.
Thế nhưng tôi
bỗng giật mình khi đọc được trên một tờ báo, một số câu văn của những
em học sinh bậc trung học ngày nay. Văn chương ở bậc Trung học phổ thông
mà ngô nghê ngớ ngẩn như thế này, chẳng hiểu các em đã theo học một
chương trình giáo dục như thế nào. Mời bạn đọc để hiểu về thực trạng
dạy và học văn hiện nay.
Văn
tài thế hệ hiện nay:
1. Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn
Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều. Một em học sinh lớp 11, Phổ
thông Trung học (PTTH) Cái Bè đã viết:
..."Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối
đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới
hậu bối của chúng ta, qua bí kiếp võ công "Vương Thúy Liều"
hay còn gọi là "Đoạn trường thất thanh". Bằng chứng là qua
các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả
giới hậu bối chúng ta..." (!!).
2.
Đề bài: Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm
nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh? Bài
làm của em N.A.T. lớp 10, PTTH viết:
"...Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu
tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm "Tắt
đèn". Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bốc lột phụ nữ của
chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần
kiên quyết đó...".
3.
Đề bài: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong
đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái". Bài
làm của em C.V.T. lớp 10, PTTH P.N. có đoạn viết:
"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên
khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều
hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp
muốn ngóc đầu lên cũng không nổi".
4.
Đề bài: Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. Hãy chứng minh.
Một em tên
Hoàng Nhân lớp 9, PTCS viết:
"...Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó
là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất
là các loại xe hơi, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ
đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh
phụ nữ...".
5.
Một em học sinh lớp 9, PTCS T.A. Huế đã viết:
"Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã
bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy
xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi
công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ
và đi theo con đường cách mạng" (!!).
Chu choa! Đọc đến đây chắc ai cũng phải thất kinh, tài giáo dục trẻ
em... kinh khủng tới độ nào? Như thế thì làm sao sản sinh ra được những
tác phẩm khiến người nước ngoài thán phục?.
Lỗi
không phải ở các em:
Tuy
nhiên đừng trách các em mà phải tìm nguyên nhân từ những cơ quan, những
người quản lý và giảng dạy môn văn. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quá
nhiều cải biên, cải cách về nội dung và phương pháp giảng dạy môn văn,
thay cả sách giáo khoa, cho ra đời hàng loạt sách tham khảo, thực hiện
nhiều cuộc "hội thảo", "tập huấn" về thay sách trên
toàn quốc, tốn kém bạc tỉ. Song, tình hình dạy và học văn vẫn không
hề sáng sủa.
Làm giáo dục
mà dùng quyền lực để thay đổi xoành xọach như cơm bữa là coi thường
con người, xem con người như mọi thứ hàng hóa khác; đó sẽ là tội lỗi
và di hại khôn lường.
Bộ Giáo dục
Đào tạo nên "bảo vệ tác quyền" những bài văn trên đây của
các em trong phạm vi nước mình thôi, chớ nên để lọt ra nước ngoài, họ
mà dịch lại thì Tây, Tàu, Mỹ... cũng khóc, còn chúng ta chỉ còn nước
ôm mặt mà trốn!
VĂN
QUANG (trích đăng từ VNN)
Bài
liên hệ:
Việt Nam gia nhập
công ước bảo vệ tác quyền quốc tế
SaigonUSA
hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box
ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi.