Anh
Dũng “Đen”...
Meo Lầm”
NGUYÊN THANH
Quý
độc giả thân mến;
Trên
số báo cuối tuần vừa rồi, tôi đã phải "cắt" bớt phân nửa bản
"Đàn Ngang Cung" để "phân trần" về cái tội có "cái
nhìn một chiều" của tôi. Trong bài viết đó, sau khi chứng minh
rằng… bài "phỏng vấn anh Dũng "Đen"" do anh Dũng
"Đen" "đích thân" gửi tới tòa soạn SaigonUSA News
bằng "i meo" cùng đầy đủ địa chỉ "meo bóc" của "ảnh"
- và - bài "Ca Sĩ… Hít En Rân" mà tôi đã viết trước đó không
lâu… hoàn toàn không liên hệ gì với nhau; tôi đã có nêu lên một vài
thắc mắc là:
…sau khi đọc bài phỏng vấn do "ổng" gửi đến xong, tôi
cảm thấy có điều bất thường là dường như có cái gì "hơi khác"
với bài phỏng vấn đăng trên số báo ViệtWeekly vol. II, No. 49, đề ngày
Dec 02 - Dec 08, 2004 mà tôi đã đọc. Sau khi đem tờ báo ra so với bài
do "ổng" gửi đến, tôi khám phá thấy gần như 2 bài khác nhau
đến 40 phần trăm. Nhiều đoạn trong bài phỏng vấn đăng trên báo ViệtWeekly
đã được "ổng" sửa lại hoặc thêm vào.
Một
điểm khác nữa mà tôi thắc mắc - dựa trên kinh nghiệm làm báo - là… bài
phỏng vấn phải do tòa soạn thực hiện và lưu giữ trong computer của tòa
soạn (nếu thực sự là một bài phỏng vấn vô tư. Còn nếu là một bài phỏng
vấn "tự biên tự diễn" thì dĩ nhiên là… ai làm náy giữ). Người
được phỏng vấn có quyền đòi hỏi tòa báo cho một bản copy trên giấy hoặc
trên foppy disk hay qua "email". Thông thường, nếu người được
phỏng vấn có hứng thú muốn nhờ các báo khác đăng giùm thì chỉ việc gửi
"nguyên văn" bài phỏng vấn đó, hoặc nhờ tờ báo đã phỏng vấn
mình chuyển đi giùm mình mà thôi. Nhưng trong trường hợp này, người
gửi là chính người được phỏng vấn và bài gửi không phải là "nguyên
văn" mà là có sửa đổi.
Lần
này, vì tình quen biết với mọi người trong cuộc, tôi xin tiếp tay với
2 tòa soạn SaigonUSA News và Việt Weekly để đính chính với quý độc giả,
nhất là để loan báo "tin mừng" tới quý vị đang tận tình bênh
vực cho các "Ca Sĩ Hít En Rân" - là: Anh Dũng "Đen"
đã không hề có ý định "meo" bài "Phỏng Vấn Dũng "Đen""
mà SaigonUSA News đã đăng trên số báo vừa qua. Theo cái "i meo"
mới nhất do tuần báo Việt Weekly "meo" đến, thì anh Dũng "Đen"
đã "meo lầm"! Thực tâm "Ảnh" chỉ muốn "meo"
bài viết đã đăng trên tuần báo Việt Weekly trước đây. Mọi chuyện xảy
ra… "quả là một tai nạn nghề nghiệp của Việt Weekly" (một
lần nữa kính mời quý vị đọc nguyên con và nguyên văn "i meo"
của tuần báo Việt Weekly đăng trong số báo này).
Phần cá nhân
tác giả bài viết này - thú thật - cũng rất mừng… thầm. Tôi mừng "thầm"
là vì - qua cái "i meo" mới này - tờ báo mà tôi đang cộng
tác sẽ không còn tiếp tục bị quý vị đang tận tình bênh vực cho các "Ca
Sĩ Hít En Rân" rêu rao và xuyên tạc là… đã lấy bài từ trên "in
tợt nết", hoặc đã sửa chữa thêm bớt cái "i meo" của anh
Dũng "Đen". Xin cám ơn đồng nghiệp Việt Weekly đã "vô
tình" thanh minh thanh nga giùm SaigonUSA News qua các dòng chữ
ngắn gọn sau đây:
--------------------
…vào ngày thứ Sáu, 15 tháng 1, 2005, anh Dũng
“"Đen"” đã đến tòa soạn Việt Weekly và cho biết, anh muốn
bản đã đánh máy của bài “Nói chuyện với Dũng “"Đen",
ông bầu show D&D Entertainment: Tôi chỉ là người cung cấp
“món hàng lạ” cho khách văn nghệ!” của tác giả Nguyễn Quang
Minh, để gởi cho tuần báo Saigon USA với yêu cầu được đăng để phản ảnh
những quan điểm của anh Dũng về bài viết của tác giả Nguyên Thanh. Ngay
tại tòa soạn, anh Dũng “"Đen"” đã lên mạng gởi bài viết
(do Việt Weekly cung cấp) đến quí báo…
-------------------
Bây giờ, vì
thời gian còn lại quá eo hẹp, tôi đành phải kính mời quý vị "ăn
thịt nguội" tức là đọc lại đoạn bài mà tôi đã viết và đã đăng đi
đăng lại nhiều lần như… cuốc kêu mùa Hè. Xin thành thật tạ lỗi cùng
quý vị:
oOo
CA
SĨ HẢI NGOẠI: …Từ mấy chục năm nay, qua tiếng hát đóng góp
vô vụ lợi, họ đã hòa nước mắt của họ vào suối lệ của cộng đồng người
Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại khi "Tháng Tư Đen" tới, hoặc
mỗi khi cộng đồng có biến cố đau thương…. Họ đã cất cao lời ca trong
những dịp cộng đồng có công tác đấu tranh. Họ đã hát gây quỹ xây chùa…
xây nhà thờ… xây tượng đài chiến sĩ quân lực VNCH… lập hội Ái Hữu… lập
đoàn thể Đấu Tranh… các đoàn thể Cựu Quân Nhân VNCH… ra mắt Cộng Đồng…
ngày Quân Lực… trong mỗi mùa Trung Thu hay trong mỗi độ Xuân về… nơi
đất khách quê người.
Và
dạo gần đây, nước mắt họ - những ca sĩ hải ngoại "có liêm sĩ"
- lại thầm rơi một cách tủi nhục vì vai trò "gát gian sân khấu
bất đắc dĩ" ở phía sau hậu trường của các chương trình văn nghệ
bị "xâm lăng" bởi các Ca Sĩ… "HÍT EN RÂN".
Còn
ngay tại hải ngoại giờ này, họ đang rơi nước mắt vì phải đối diện với
tiền thuê hoặc góp nhà, tiền thuế bất động sản (property tax), tiền
may mặc và đủ thứ tiền biu bộng linh tinh phải trả, bất kể có còn được
kêu show với số tiền "cát xê" còm cõi hay không! Đồng tiền
kiếm được của các ca sĩ hải ngoại là đồng tiền được "xào nấu tại
chỗ", vì lỡ là ca sĩ hải ngoại, họ còn biết "RÂN" đi
đâu? Đồng tiền trong tay họ là "đồng tiền 2 chiều" vô đâu
ra đó. "Tấn" hay Thối" gì cũng… ở ngoại!
CA
SĨ… "HÍT EN RÂN: "Họ" phải về để tíu tít và
hãnh diện tập dượt trước khi xuất hiện trong chương trình Duyên Dáng
Việt Nam. Chưa kể còn phải cất bớt tiền, mua nhà mua đất sắm nữ trang
bằng núi tiền mới "vét" được qua các show rộn rịp ở hải ngoại
với tiền "cát xê" hết sức hậu hĩnh. Đồng tiền hải ngoại vào
túi áo khỉ của "họ" được bọc lại gài kim rất kỹ và chỉ chảy
một chiều từ "ngoại" về "nội" mà thôi!
Đồng thời, "họ" còn bận thu xếp để vài hôm sau lại lên máy
bay ra hải ngoại "HÍT" thêm vài chục show
nữa rồi "RÂN" về trỏng chờ ngày "nhà
nước của họ" tổ chức ăn mừng "Đại Thắng Mùa Xuân". Trong
"ngày trọng đại" đó, "Họ" sẽ tham gia hát những
bài ca "truyền thống cách mạng" đại loại như "Cô Gái
Sài Gòn Đi Tải Đạn" trong dịp 30 tháng Tư sắp tới. Không tin mời
quý vị đọc bài viết tựa đề "Từ hàng ghế khán giả: Nghe
ca sĩ trẻ hát nhạc truyền thống" của tác giả Nguyễn Hữu
Long đăng trên Thanh Niên On Line (website từ trong nước) ngày 01 tháng
05 năm 2004 - nguyên văn như sau:
------------------------
Thời gian gần đây khá nhiều các ca khúc thuộc dòng nhạc truyền thống,
“cách mạng” được các ca sĩ trẻ đang nổi tiếng chọn
thể hiện trong những chương trình ca nhạc. Những ca khúc này từng gắn
với tên tuổi của ca sĩ thế hệ trước, song khi được trình bày lại qua
giọng ca của các ca sĩ trẻ vẫn đem đến cho khán giả - đặc biệt là khán
giả trẻ - những cảm nhận mới mẻ. Có lẽ đối với những người đã một thời
nghe "tiếng hát át tiếng bom" thì các ca
sĩ trẻ ngày nay hát chưa thực sự có sức rung động mạnh mẽ như các ca
sĩ lớp trước. Tuy nhiên, lớp khán giả trẻ chúng tôi - những người sinh
ra khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng thì lại có
những cảm nhận khác. Chúng tôi đang sống với nhịp sống hiện đại, sôi
động, bởi vậy "gu" thưởng thức âm nhạc của chúng tôi cũng
khác với thế hệ cha anh mình. Chúng tôi yêu mến các ca khúc tươi tắn,
trẻ trung và hết lòng ủng hộ các ca sĩ trẻ, vì họ đã đáp ứng được nhu
cầu về âm nhạc của chúng tôi. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng các ca sĩ trẻ hát
nhạc truyền thống chính là một cách rất hiệu quả để đưa lớp khán giả
trẻ tiếp cận với dòng nhạc này. Họ hát các ca khúc truyền thống với
một phong cách trẻ trung hơn, sôi động hơn, vì vậy đã khiến các ca khúc
ấy trở nên thật gần gũi với chúng tôi, mặc dù cả người thể hiện lẫn
người nghe đều chưa một ngày trải qua bom đạn.
Chúng
tôi rất thích sự làm mới ca khúc “Năm anh em trên một chiếc
xe tăng” do nhóm 5 chàng trai 1088 thể hiện với lối hòa âm
phối khí mới lạ, rộn ràng phù hợp với không khí trẻ của sân khấu ca
nhạc hôm nay. Đan Trường, chàng ca sĩ thu hút giới
trẻ với các ca khúc trẻ về tình yêu đã gây bất ngờ thú vị khi “trình
bày một loạt ca khúc cách mạng: Người mẹ của tôi, Hát về anh, Đất nước...”
Ca sĩ Cẩm Ly cũng được giới trẻ nhiệt tình cổ vũ khi
“cô hát rất ngọt” những ca khúc “Chiếc khăn
tay, Em đi qua cầu cây, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn...” Không
ai tin rằng ca sĩ Phương Thanh lại có thể “hát đầy
cảm xúc” ca khúc “Huyền thoại Mẹ” của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn trong chương trình Duyên dáng Việt Nam, và tiếp tục gây bất
ngờ với “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” trong
chương trình Giai điệu tình thương... đến thế.
Gần
đây thôi, các chương trình Câu Lạc Bộ Âm Nhạc chiều thứ bảy dành cho
giới trẻ ở Nhà Văn hóa Thanh niên đã xuất hiện ngày càng nhiều những
ca khúc truyền thống cách mạng, chứng tỏ rằng ca sĩ
trẻ chúng ta thừa khả năng hát được những ca khúc này và khán giả trẻ
cũng thực sự có nhu cầu thưởng thức các ca khúc này. Các ca
sĩ trẻ của chúng ta đã hát hết mình, với lối trình diễn phù
hợp hơn với khán giả trẻ hôm nay nhưng vẫn không mất đi âm hưởng "hào
hùng" của dòng nhạc này. Xin đừng cho rằng việc họ hát ca khúc
truyền thống là "theo phong trào". Thực sự, họ đã góp phần
làm cho đời sống âm nhạc đa dạng hơn, phong phú hơn và giúp chúng ta
thêm tự hào với những bản hùng ca của đất nước. Nguyễn Hữu Long
- (Thanh Niên Online - Thứ Bảy ngày 1/05/2004)
oOo
Tin
mới nhất: Trong khi tôi đang ngồi viết bài này, một thân hữu đã gọi
dây nói đến báo cho tôi biết là… ĐAN TRƯỜNG - chàng
ca sĩ thu hút giới trẻ với các ca khúc trẻ về tình yêu đã gây bất ngờ
thú vị khi “trình bày một loạt ca khúc cách mạng: Người
mẹ của tôi, Hát về anh, Đất nước...” - sắp qua và sẽ có
mặt trong 2 show diễn tại tiểu bang Cali (và có thể tại nhiều tiểu bang
khác) vào 2 ngày 12 và 14 tháng 02 sắp tới. Ước mong quý vị Lãnh Đạo
Cộng Đồng, quý vị Lãnh Đạo các đoàn thể Cựu Quân Nhân… nhớ đến coi.
Trân
trọng kính chào quý vị.
NGUYÊN
THANH
01-17-2005