|
T I N V I Ệ T N A M Lời Tòa Soạn: - Trong tinh thần trao đổi xây dựng để học hỏi và chia xẻ những quan điểm giữa những người quan tâm tới tương lai Việt Nam, LS. Nguyễn Tâm đã trao đổi với KS. Đỗ Nam Hải - Phương Nam, về một số đề tài mà người Việt tự do hải ngoại luôn quan tâm. Cuộc trao đổi được thể hiện qua hình thức 8 câu hỏi chủ yếu phản ánh những quan tâm chung của nhiều người. Nhà Dân Chủ Phương Nam, dưới hình thức vấn đáp, đã trình bày những quan điểm rất minh bạch, vững vàng, và sâu sắc về hiện trạng cũng như hy vọng cho tương lai Việt Nam. Bổn báo xin hân hạnh chia xẻ cùng qúy độc giả và thân hữu, và mong được đón nhận những đóng góp ý kiến, phê bình và xây dựng của tất cả qúy vị. Trân trọng - Ban biên tập SaigonUSA, San Jose. PHƯƠNG
NAM Trả Lời
LS. NGUYỄN TÂM
Trong thư trước, là lần đầu tiên bắt được liên lạc với anh, tôi chưa có dịp tâm sự nhiều với anh. Sau đó nhận được hồi âm của anh, vài hàng tuy ngắn ngủi, nhưng là nguồn khích lệ lớn lao cho tôi và các bạn bè cùng trang lứa tại hải ngoại. Nay nhân dịp cuối năm chuẩn bị cho mùa xuân mới, xin được trao đổi với anh một vài câu hỏi, phản ảnh tâm nguyện của lứa tuổi thanh niên chúng tôi tại hải ngoại. Mong anh hồi âm nếu hoàn cảnh thuận tiện và điều kiện cho phép. Trọng
kính, Nguyễn
Tâm, câu hỏi 1:
Phương Nam: Theo tôi, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh như thế nào, người ta sẽ có cách phát biểu phù hợp, sao cho vừa nói lên được những quan điểm của mình về hiện tình đất nước, vừa tự bảo vệ được mình với khả năng cao nhất có thể. Trong điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam thì sự thận trọng khi phát biểu, để tránh tối đa sự phiền hà từ phía chính quyền là điều tất yếu cần thiết, mà những nhà dân chủ Việt Nam ở trong nước phải tính toán và cân nhắc rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu chúng ta đọc kỹ những bài viết, những bài trả lời phỏng vấn của họ thì sẽ thấy: những điều cần nói, họ cũng đã nói được hết và đó chính là điều quan trọng hơn cả. Điều này một mặt thể hiện tinh thần dũng cảm của họ - Những con người đang đại diện cho một trào lưu dân chủ tiến bộ của thời đại. Mặt khác, nó chứng tỏ sự thông minh, khôn khéo của họ trong cuộc đấu tranh với các thế lực bảo thủ, hiện đang tìm mọi cách níu kéo càng lâu càng tốt cái chế độ chính trị nhất nguyên, độc đảng vô cùng lạc hậu và lạc lõng so với thế giới hôm nay. Những điều khác, nếu có theo tôi chỉ là tiểu tiết. Khi chúng ta nhìn ra những điểm không đúng hoặc chưa đúng của họ thì cũng chỉ nên tạo ra một không gian tranh luận với mức độ vừa phải, trong một tinh thần xây dựng thực sự. Không nên sa đà vào đó quá nhiều vừa gây lãng phí sức lực, thời gian, vừa dễ gây phân tán và phân hóa các lực lượng dân chủ; để rồi nửa đường nhìn lại khó tìm thấy đường ra. Điều đó rất có hại cho công cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Theo tôi, Lợi ích toàn cục phải được ưu tiên so với những cái hại cục bộ tất yếu gặp phải trong cuộc đấu tranh ấy. Chúng ta cần nhận thức và trong một mức độ nào đó, phải chấp nhận những cái hại tất yếu kia và hạn chế nó ở mức thấp nhất có thể.
Về
phần mình, tôi không thấy có sự khác nhau gì trong cách thể hiện những
quan điểm của mình khi còn ở Úc so với hiện nay, khi tôi đã trở về Việt
Nam. Khác chăng là: khi có điều kiện ra nước ngòai thì điều kiện để
tiếp cận những giá trị dân chủ của thế giới hiện đại là thuận lợi hơn
nhiều so với khi tôi còn ở Việt Nam. Những người dân ở trong nước hôm
nay vẫn gặp phải khó khăn to lớn này. Cũng cần lưu ý rằng: khi còn ở
Úc, tôi vẫn luôn xác định là mình sẽ về Việt Nam sinh sống, và việc
tôi sẽ phải đối diện với Cơ quan an ninh - Bộ công an Việt Nam chỉ là
chuyện sớm hay muộn mà thôi. Nếu bây giờ cho tôi được làm lại thì tôi
cũng vẫn làm như vậy. Phương Nam: Tôi sang Úc sinh sống cùng gia đình chỉ có tính chất giai đoạn (từ 1994 – 2002). Việc trở về Việt Nam là một quyết định đã được hoạch định sẵn ngay từ đầu. Mặc dù với điều kiện thuận lợi của bản thân và gia đình thì nếu muốn, tôi đã có thể sang định cư tại Úc từ nhiều năm trước đó. (kể cả sau khi tôi đã viết 5 bài tiểu luận của mình và gửi chúng đi qua mạng Internet, thì tôi cũng vẫn còn cơ hội ấy.). Phương cách đối phó duy nhất của tôi là trung thành và trung thực với những gì mình đã viết, đã nói và quyết tâm thực hiện nó cho đến cùng. Ngoài ra, tôi không có cách đối phó nào khác. Tôi là một công dân Việt Nam. Nếu tôi sử dụng các quyền công dân như: tự do tư tưởng, thông tin, ngôn luận, … đã được quy định tại Điều 69 - Hiến pháp Việt Nam hiện hành và Điều 19 – Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mà Việt Nam đã ký kết, để rồi phải chịu những hậu quả từ phía chính quyền, thì đó là do cái phương cách hành xử của chính quyền ấy sai, hoặc sâu sa hơn nữa là do cái thể chế chính trị ấy sai, chứ đâu phải tôi sai. Niềm tin vững chắc vào những việc mình làm là đúng, là có ích cho dân tộc cũng là một cách để tự bảo vệ mình. b) Anh nghĩ sao nếu cũng có những thanh niên khác noi gương anh, trở về Việt Nam và trực tiếp lên tiếng đấu tranh cho dân chủ và các quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu của người dân ? Phương Nam: Mỗi năm có hàng trăm ngàn đồng bào ta từ nước ngoài về Việt Nam để thăm quê hương, gia đình hoặc về làm việc, đầu tư, chữa bệnh, dưỡng già, … Đồng thời cũng có hàng chục ngàn người từ trong nước ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình, công tác, học tập, tham quan, du lịch, … Hai dòng người này, tuy về mặt hình thức là đi ngược chiều nhau. Nhưng xét về cơ bản thì đều có chung một tác dụng tích cực là: Tiếp thu và chuyển tải một cách có chọn lọc những giá trị dân chủ đích thực từ thế giới bên ngoài về Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, những quyền tự do cơ bản của con người như: tự do tư tưởng, ngôn luận, lập báo tư nhân, lập đảng, … là chưa có. Riêng quyền tự do bầu cử và ứng cử thì đã có, nhưng mọi người dân lại phải “quán triệt” quan điểm là “thống nhất dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam” (!). Câu này nghe qua thì có vẻ rất hiền lành, nhưng nếu có ai đã đụng vào mới thấy được sức mạnh ghê gớm của nó. Giả sử có ai muốn tự ứng cử, nhưng lại nằm ngoài sự “thống nhất” kia, thì chỉ qua vài cú “Hiệp thương” lịch sự là “nản lòng chiến sỹ” ngay ! Thậm chí họ còn bị “gẫy” ngay từ cấp tổ dân phố, phường, khóm, … chứ nói gì đến chuyện được đi dự hội “Vua mở” ! Ai không tin điều này, xin hãy hỏi tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, người mà hơn 10 năm trước cũng đã từng mon men muốn tự ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở Hà Nội. (“cô Tấm” Thanh Giang cứ phải nhặt hết thóc ra khỏi gạo, nhưng lại chẳng có đàn chim nào đến giúp mình cả !) Trong điều kiện Việt Nam như trên thì việc các bạn trẻ ở nước ngoài trở về nước, để cùng trực tiếp đóng góp công sức và trí tuệ với các nhà dân chủ trong nước là rất quan trọng và rất cần thiết. Nếu chúng ta nhớ lại cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Đức vào năm 1989 sẽ thấy: Mùa hè năm ấy, số lượng người qua lại giữa 2 miền Đông và Tây Đức tăng lên đột biến. Tháng 9.1989, chính phủ Hungary đã có một quyết định dũng cảm là mở cửa biên giới Hung – Áo càng làm tăng thêm khả năng trên. Kết quả là bức tường Berlin ngăn đôi nước Đức bị phá hủy 2 tháng sau đó. Trong buổi lễ chào mừng ngày nước Đức thống nhất, ngày 3/10/1990; cựu thủ tướng Đức Helmut Kohl đã tuyên bố: Người Hung đã dỡ viên gạch đầu tiên của bức tường Berlin. Chính sự qua lại Đông – Tây ấy là một trong những nguyên nhân trực tiếp rất quan trọng, dẫn tới buớc chuyển mình thắng lợi từ một chế độ chính trị nhất nguyên, độc đảng, khép kín sang một chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng và mở rộng ra với thế giới bên ngoài cho vùng đất Đông Đức cũ. Nếu so với 5 - 10 - 15 năm trước đây thì hiện nay, với các phương tiện thông tin cực mạnh như Internet, Radio, Fax, điện thoại, … đã góp phần không nhỏ vào việc phá vỡ từng mảng lớn của sự bưng bít thông tin ở trong nước, và nhân dân cũng đã bớt sợ hơn trước nhiều. Tuy nhiên, rõ ràng là chúng vẫn chưa đủ và chưa tương xứng với tiềm năng của cả dân tộc. Những người dân chủ Việt Nam đã và vẫn đang phải gánh chịu rất nhiều bất lợi. Việc đồng bào ta ở nước ngoài, nhất là các bạn trẻ về nước sẽ tạo ra một đối trọng rất cần thiết để cải thiện dần sự bất lợi đó. Còn tình hình hiện nay thì cán cân lực lượng cho việc “quảng cáo” giữa 2 “sản phẩm”: nhất nguyên, độc đảng và đa nguyên, đa đảng vẫn nghiêng về phía các thế lực bảo thủ đang nắm thực quyền ở Việt Nam. Đa số nhân dân trong nước vẫn không biết gì khác ngòai cái “Cày chìa vôi” cổ hủ trên chính trường; trong khi nhân lọai đã có chiếc “Máy gặt đập liên hợp” bao năm rồi. Việc chúng ta về nước để quảng cáo cho chiếc “Máy gặt đập liên hợp” kia sẽ góp phần làm cho luận điểm: “Cày chìa vôi là sự lựa chọn của nhân dân và của lịch sử, là ước mơ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Trước đây là vậy, ngày nay là vậy và mãi mãi sau này cũng vẫn là như vậy !?” sẽ ngày càng trở nên trơ trẽn, lố bịch và mất dần ưu thế. Tất nhiên, có người sẽ lập luận rằng: việc mọi người về nước như vậy sẽ “giúp củng cố cho chính quyền độc tài trong nước thêm mạnh”. Nhưng như trên tôi đã trình bày: bất cứ vấn đề gì cũng có tính 2 mặt của nó. Xin đừng chỉ nhìn thấy những cái “hại” cục bộ mà quên đi những lợi ích tòan cục. Nguyễn
Tâm, câu hỏi 3: Phương Nam: Đây là một luận điểm mà chúng ta vẫn thường gặp. Trong những lần bị thẩm vấn vừa qua, tôi cũng hơn một lần được các sỹ quan công an điều tra khuyên rằng: “Tại sao anh không tập trung vào công tác chuyên môn của mình và lo cho cuộc sống riêng có phải hơn là lao vào những chuyện như thế này; để rồi nếu anh bị bắt thì chẳng những bản thân anh khổ, mà gia đình anh cũng bị nhục nhã lây ?”. Tôi cảm ơn lời khuyên ấy, nhưng tôi nghĩ như thế này: tôi vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của một người lao động trước công việc và trách nhiệm của mình trong gia đình. Nhưng ở ngoài xã hội, tôi cũng tự ý thức là mình cần phải có trách nhiệm của một công dân nữa. Theo tôi, tổ chức của một xã hội cũng giống như tổ chức của con người ta vậy: nếu tôi biết một người nào đó mắc bệnh về não thì tôi phải tìm cách báo động để anh ta đi chữa đúng bệnh và chữa kịp thời. Chứ nếu tôi lại khuyên anh ta nên tăng cường luyện tập cơ bắp để rồi khi căn bệnh não kia diễn biến xấu đi, thì dẫu cho lúc ấy cơ bắp của anh ta có rắn chắc đến cỡ nào, anh ta cũng lăn quay ra chết mà thôi. Ngòai ra, tôi tin rằng những điều hiện vẫn đang bị một số người trong xã hội quan niệm là “sai”, là “nhục nhã” nhất định sẽ là những cái đúng, những giá trị đem lại niềm tự hào cho tất cả mọi người trong một xã hội Việt Nam mới vào ngày mai. Những người dân chủ Việt Nam hôm nay đang đặt những nền móng vững chắc để xây dựng một nước Việt Nam mới hòa bình, ổn định, nhân bản và phát triển trong tương lai. Những người bảo thủ trong chính quyền Việt Nam hôm nay không có lý do gì để cứ la hỏang lên rằng họ – Những nhà dân chủ sẽ làm xáo trộn xã hội; mà hãy nên dè chừng với những kẻ hiện đang “ngậm miệng ăn tiền” theo chế độ. Chính chúng sẽ là những kẻ to miệng nhất đòi “dựng giá treo cổ hết những người cộng sản”, khi mà cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam thành công. Dân tộc cũng cần lường trước được vấn đề này để vạch mặt, chỉ tên và đưa những kẻ cơ hội đó ra ánh sáng. Còn luận điểm cho rằng: “đa đảng sẽ dẫn tới hỗn loạn” thì rõ ràng là ngụy biện. Về thực chất nó có tác dụng như một con ngoáo ộp hù dọa nhân dân, nhằm khước từ đổi mới chính trị. Các kênh truyền hình trong nước vài năm trước cũng đã chiếu cảnh các nghị sỹ quốc hội ở Đài Loan, Nam Hàn lấy cả guốc, dép mà bổ vào mặt nhau. Người có suy nghĩ nông cạn thì cho rằng đó là “loạn”. Nhưng nếu ta bình tâm suy nghĩ sâu hơn một chút thì sẽ hiểu ngay: đó là biểu hiện của sự tranh luận đến tận cùng trên chính trường. Kết quả là những quyết sách được quốc hội nước họ đưa ra sẽ chính xác hơn, hợp với lòng dân hơn, và như chúng ta cũng thấy là đất nước họ có loạn đâu ? Những năm gần đây, nếu ai quan tâm đến các diễn đàn chính trị trong nước thì sẽ thấy: trong các cuộc tranh luận cũng đã có những thay đổi tích cực, nhưng đấy vẫn không phải là sự tranh luận đến tận cùng. Tôi chỉ xin nêu 2 ví dụ: Thứ nhất là vấn đề độc đảng hay đa đảng? Thứ 2 là vấn đề Việt Nam đã mất bao nhiêu km2 trên đất liền và trên Vịnh Bắc Bộ, bởi 2 Hiệp Định đã ký giữa 2 chính phủ Việt Nam – Trung Quốc (vào 2 ngày 30/12/1999 tại Hà Nội và 25/12/2000 tại Bắc Kinh), so với các Hiệp Định mà thực dân Pháp đã ký với nhà Thanh, tại Bắc Kinh vào năm 1887 ? Không một đại biểu Quốc hội khoá 11 nào dám đặt 2 vấn đề này ra thảo luận công khai trước diễn đàn Quốc hội. Và người ta đưa ra một lý lẽ nghe qua thì có vẻ cũng có lý, nhưng thực chất là để xoa dịu và lừa mị nhân dân: “Cần phải cân nhắc cái gì nên nói, cái gì không nên nói. Có như vậy mới giữ được ổn định chính trị để phát triển kinh tế chứ !”. (ở Bắc Hàn, trong khi dưới “hạ tầng cơ sở” nhân dân bị đói. Thậm chí có lúc, có nơi nhân dân phải ăn cả cỏ, nhưng ở trên “thượng tầng kiến trúc” thì vẫn cứ là “ổn định chính trị” !?) Là người quan tâm đến những cuộc tranh luận trước Diễn đàn Quốc hội, tôi nhận thấy nhiều người tạm gọi là hay có “ý kiến ngược” và những ý kiến ấy cũng có tác dụng nhất định, trong những tình huống cụ thể. Đó là những dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nhiều khi đó chỉ là những màn trình diễn khéo hơn so với trước đây cho cái gọi là “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà thôi. Ở Việt Nam, tôi thấy có rất nhiều người đã chứng tỏ được mình là những bậc thầy trong “Nghệ thuật làm bão trong 1 tách trà” ! b) Những tiếng nói của các anh, từ những người đi trước như Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, v.v…cho tới lớp trẻ như Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, v.v… là những tiếng nói vô vọng trước một guồng máy khổng lồ với sức mạnh nghiền nát của hệ thống công an, và chẳng bao lâu sẽ bị dập tắt như tấm gương của Thiên An Môn trước đây? Phương Nam: Không ai có thể nghi ngờ gì về sức mạnh của hệ thống chuyên chính vô sản ở các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20 vừa qua. Kể cả 4 nước XHCN “cuối vụ” còn sót lại đến hơm nay là: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba và Bắc Hàn. Những cỗ máy ấy đã từng nghiền nát hàng chục triệu người, theo đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen của động từ này. Hồng quân Liên Xô và cơ quan KGB, quân đội Đông Đức và lực lượng Stasi, v.v… nào đâu phải trò đùa. (đều là những nơi mà nhiều thế hệ sỹ quan quân đội và công an Việt Nam sang học trong suốt nửa thế kỷ qua). Bức tường Berlin từng là biểu tượng nghiệt ngã của sự ngăn cách Đông – Tây, của Liên Xô – Hoa Kỳ và của 2 khối Liên minh quân sự Warshawa – NATO: trong suốt hơn 28 năm tồn tại của nó (13.8.1961 – 9.11.1989) với chiều dài 107 km, cao 4 m, rộng 3 m, luôn được chiếu sáng về đêm. Rồi 295 tháp kiểm soát, rồi hàng rào kẽm gai, hàng rào điện tử, “chó cảnh sát”, … đã từng chứng kiến những làn sóng người trốn chạy từ Đông sang Tây với 75 ngàn người bị bắt, 809 người bị chết. Nạn nhân cuối cùng là một thanh niên 20 tuổi, tên là Chris Gueffroy bị lực lượng Vapos - Đông Đức bắn chết vào ngày 5.2.1989. Tương tự như vậy: hàng ngàn sinh viên Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn – Bắc Kinh đã bị nghiền nát dưới xích xe tăng của “Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc”, vào sáng sớm ngày 4.6.1989 ấy, khi họ vẫn còn đang ngủ say trong những dãy lều bạt căng tạm. Và nữa: những người dân chủ Việt Nam đã và vẫn có thể bị bắt bớ và bị hành hạ đủ điều. Nhưng nếu như trước đây đã có những con người ưu tú, kể cả rất nhiều đảng viên cộng sản, từng không ngại hiểm nguy, quyết phá vỡ chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp trong kinh tế. Thì ngày nay cũng đã và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những con người như vậy, quyết phá vỡ thế độc quyền trên chính trường. Mặc dù họ hiểu rằng mức độ khốc liệt của cuộc chiến đấu mới này còn dữ dội hơn nhiều lần, so với cuộc chiến đấu cũ, và hễ càng gần đến thắng lợi thì càng nhiều gian nan. Nhưng không một bức tường nào, không một bộ máy nào, dù có tinh vi, đồ sộ và tàn bạo đến đâu có thể ngăn cản được khát vọng Tự do, Dân chủ của nhân dân. Chính những ai đang chống lại những khát vọng ấy mới là vô vọng! Bởi vì họ đang chống lại quy luật, chống lại con người và chống lại xu thế tất yếu của thời đại ngày nay! c) Có phải chăng, một trong những lý do khiến cho những tiếng nói của các anh trong nước chưa gây được ảnh hưởng cụ thể hoặc đáng kể nào, là sự hờ hững của quần chúng hiện nay chỉ quan tâm tới cuộc sống vật chất thực tế trước mắt, mạnh ai nấy thoát thân, từ đoàn tụ gia đình cho tới lao động lấy chồng ở nước ngoài, và giới giàu có thì chuyển ngân, xuất ngoại, v.v..? Phương Nam: Xin đừng vội trách sự hờ hững của quần chúng, mà hãy nên trách những người dân chủ chúng ta vẫn còn làm được quá ít việc để giúp họ thấy được tính ưu việt của chế độ đa nguyên, đa đảng trong thế giới hiện đại; so với chế độ nhất nguyên, độc đảng ở Việt Nam hôm nay. Việc họ phải tự cứu mình và cứu gia đình trước là điều dễ hiểu và rất đời thường. Nhưng nhân dân rất nhạy bén: việc nông dân ở Đồng Nai, Tây Nguyên, Thái Bình, Hà Tây, … đã và vẫn đang tiếp tục đứng lên đòi lại những quyền lợi chính đáng của họ về đất đai là những bằng chứng cho thấy: nhân dân đã bắt đầu ý thức được giữa 2 việc mất dân chủ và mất những quyền lợi sát sườn của họ là có mối quan hệ Nhân – Qủa. Tôi tin rằng, tiếp theo sự đấu tranh cho những nhu cầu bậc thấp - về mặt vật chất, sẽ là sự đấu tranh cho những nhu cầu bậc cao - về mặt tinh thần. Sẽ đến lúc mà nhiều người hiểu ra rằng: một khi mà những quyền tự do, dân chủ và nhân quyền của họ bị tước đọat thì những quyền lợi vật chất của họ cũng sẽ bị giẫm đạp bởi chính những cường hào, ác bá, lý trưởng Việt Nam đời thế kỷ 21! Chúng đang hàng ngày, hàng giờ bòn rút sức lực, của cải và nhân phẩm của họ. Kể cả khi đã ra nước ngoài rồi nhưng nếu vẫn là công dân Việt Nam thì họ cũng vẫn khó thóat được sự áp bức, bóc lột kia. (tất nhiên là trừ những lớp người luôn được ngồi “mâm trên”.) Sự đấu tranh của nhân dân trong giai đọan tới chắc chắn sẽ có bước phát triển mới về chất, để chuyển từ đấu tranh tản mạn và tự phát sang đấu tranh tự giác và có tổ chức. Chính vì đất nước này không có tự do, dân chủ mà quốc gia này hoàn toàn bất lực trước những quốc nạn như: tham nhũng, buôn lậu, tai nạn giao thông, tội phạm hình sự, … ngày càng gia tăng và tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp. Ngòai
ra, những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay cũng đã phạm vào một
tội ác lớn đối với dân tộc là thậm thụt “san nền, phân lô” giang sơn
Việt Nam này ra để dâng cho “Thiên triều”. Máu và nước mắt của nhân
dân ta đã đổ và sẽ còn tiếp tục đổ bởi “phi vụ” đổi chác, bán buôn đê
hèn ấy. Nhiều khi tôi cứ tự hỏi: hào khí từ những Bạch Đằng, Chi Lăng,
Đống Đa của dân tộc ta biến đi đâu hết cả rồi ? Và tìm ra câu trả lời:
Mặc cho những Trần Quốc Toản thời nay cứ bóp nát hết quả cam này đến
qủa cam khác, nhưng Đất nước này vẫn cứ bị mất đất, mất biển.
Bởi vì dân tộc này đã bị Vỡ Nợ Tự Do! Phương Nam: Ngày nay, việc viện trợ, đầu tư hoặc chuyển giao công nghệ từ nước này sang nước kia là những hoạt động kinh tế bình thường. Chúng ngày càng phát triển sâu rộng và mang tính toàn cầu. Nếu chỉ để phản đối một chế độ độc tài mà anh kêu gọi thế giới hãy chấm dứt đầu tư vào quốc gia đó, thì tôi cho rằng đấy là cách làm thiếu tỉnh táo và không phù hợp. Tuy nhiên, việc gắn những hoạt động trên với các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền thì lại là việc mà các nước viện trợ, đầu tư cần làm và có quyền làm đối với những nước nhận viện trợ, đầu tư. Bởi vì môi trường chính trị có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến những môi trường khác, trong đó có môi trường viện trợ và đầu tư. Nếu môi trường chính trị mà xấu; các giá trị về dân chủ bị chà đạp thì tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng tài chính thiếu minh bạch; nạn tham nhũng, buôn lậu, quan liêu, … lộng hành. Bộ máy quản lý từ trung ương đến cơ sở ngày càng hư hỏng, làm cho chi phí sản xuất tăng lên, tính cạnh tranh giảm xuống. Hàng hóa sản xuất ra bị thua ngay trên “sân nhà”, độ rủi ro của các khoản viện trợ, đầu tư tăng, khả năng thu hồi vốn, lãi giảm. Hậu quả là những nhà viện trợ, đầu tư sẽ bị thiệt hại, buộc họ phải tính tóan và ra điều kiện. Có thể so sánh một cách hình ảnh như sau: Trước khi tôi đổ thóc giống vào nhà anh thì tôi có quyền thẩm định xem cơ sở vật chất và khả năng điều hành hệ thống kho chứa thóc của anh là như thế nào? Nếu cái kho ấy lại mục ruỗng và trống hốc, trống hoác mà tôi vẫn cứ đổ thóc vào, với một lòng tin ngây ngô rằng: đàn chuột hòan tòan có đủ “năng lực và đạo đức” để bảo vệ kho thóc (!?) thì đấy là điều hết sức tai hại. Phong trào dân chủ trong nước nói chung và các nhà dân chủ trong nước nói riêng không hề bị cô lập và họ cũng không tự làm một mình. Thử hỏi nếu như phong trào ấy không có cộng đồng gần 3 triệu đồng bào ta ở hải ngoại lên tiếng báo động cho thế giới biết, mỗi khi nó bị đàn áp ? Thử hỏi nếu cứ để cho chính quyền trong nước tha hồ “tự làm” với các nhà dân chủ trong nước như 10 – 30 – 50 năm trước đây họ đã làm thì tình hình sẽ ra sao ? Chắc chắn là phong trào ấy đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề hơn nhiều. Những sự hỗ trợ đó là rất đáng quý và rất đáng trân trọng. Nó vừa là nguồn động viên tinh thần lớn lao làm ấm lòng biết bao những nhà dân chủ trong nước, vừa góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phong trào dân chủ Việt Nam tiến lên phía trước. Nguyễn
Tâm, câu hỏi 5: Phương Nam: Nghị Quyết số 36/NQ-TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính Trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ra đời đã một lần nữa chứng tỏ rằng: càng ngày chính quyền trong nước càng thấu hiểu được vai trò rất quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Có ý kiến cho rằng: “Đây là một độc kế của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm vô hiệu hoá lập trường chống cộng của người Việt quốc gia và làm cho tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại mất phương hướng đấu tranh, để rồi dần dần sẽ ngả vào vòng tay của Đảng.”. Tôi thấu hiểu được nỗi suy tư này, nhưng tôi có một cách nhìn nhận vấn đề khác: cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới; trong đó hơn 80% là ở các nước có nền dân chủ tiến bộ. Những đánh giá và nhận định về tình hình Việt Nam thì mỗi người khác nhau là khác nhau, đấy là chuyện bình thường. Tuy nhiên, có một điều khẳng định là: cho dù Nghị Quyết 36 có đưa ra được những chính sách đổi mới hấp dẫn hơn trước. Cho dù lời lẽ trong Nghị Quyết ấy có “văn hay, chữ tốt” đến đâu, nhưng một khi nó lại được xây dựng trên “nền tảng” của một thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm “Kim chỉ nam cho mọi hành động”, thì nhất định nó sẽ khó có giá trị thuyết phục được những người đã và đang được hưởng nền dân chủ đa nguyên, đa đảng. Theo tôi, đã dân chủ thì phải đa nguyên và hệ qủa tất yếu của nó là một thể chế chính trị đa đảng. Còn một khi đã là “nhất nguyên, độc đảng” rồi thì dù anh có khua môi, múa mép, nói trời, nói đất gì đi nữa thì cũng vẫn là không có dân chủ, hoặc nếu có cũng chỉ là thứ dân chủ giả hiệu mà thôi. Nguyễn
Tâm, câu hỏi 6: Phương
Nam: Theo tôi, chính sự am hiểu tình hình Việt Nam khi đồng
bào ta, nhất là các bạn trí thức trẻ về nước sẽ là cơ sở tốt cho việc
tạo ra những nhịp cầu hữu hiệu nối Việt Nam với thế giới hiện đại trong
tương lai. Nếu bây giờ chúng ta không về hỗ trợ cho phong trào dân chủ
trong nước thì bao giờ chúng ta mới về? Để rồi, nếu sau này con cháu
chúng ta hỏi: “Sao các người lại nỡ vô cảm, thờ ơ trước những nỗi bất
công, áp bức mà chính quyền ở Việt Nam đã áp dụng đối với đồng bào các
người ở trong nước như vậy ?” thì chúng ta sẽ nói sao đây ? Hay là lúc
đó chúng ta sẽ trả lời với chúng rằng: Cũng cần nhấn mạnh rằng: mục tiêu của cách mạng dân chủ ở Việt Nam là để xây dựng một nền chính trị dân chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị, phù hợp với xu thế và nội dung của thời đại mới; chứ không phải là để duy trì hay quay lại với bất kỳ một chế độ chính trị nào đã hoặc đang có ở Việt Nam. Dù nó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa. Tất cả những chế độ này, tuy mức độ có thể khác nhau, nhưng xét về cơ bản đều là mất dân chủ và đều chịu sự phụ thuộc nặng nề vào nước ngoài. Chúng ta đấu tranh để đánh đổ cái luật chơi không công bằng hiện nay, nhằm thiết lập một luật chơi mới thực sự công bằng trên chính trường Việt Nam trong tương lai; chứ không phải là để “đánh đổ Đảng cộng sản Việt Nam” theo nghĩa đen của động từ này. Theo tôi, ĐCS Việt Nam chỉ bị “đánh đổ” khi nó bị thất bại trong một cuộc bầu cử thực sự tự do. Điều này cũng tương tự như một giải bóng đá, khi mà mùa bóng ấy nếu anh thi đấu xuống phong độ thì anh phải chấp nhận xuống hạng, để nhường vị trí cho đội bóng khác có phong độ thi đấu tốt hơn. Nếu mùa bóng sau, đội của anh cải thiện được tình hình thì anh lại lên hạng. Nghĩa là rất chuyên nghiệp, bình đẳng và nhân bản. Kết quả là giải sẽ chọn được đội bóng vô địch có phong cách và thành tích thi đấu tốt nhất. Nắm vững những mục tiêu trên, tôi tin rằng đồng bào ta ở hải ngọai, nhất là các bạn trẻ sẽ tìm được những hình thức và bước đi thích hợp, để cùng đồng bào trong nước đấu tranh một cách có hiệu qủa hơn cho lý tưởng tự do và dân chủ của Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nguyễn
Tâm, câu hỏi 7: Phương Nam: Theo tôi, chúng ta cần làm tốt câu nói của người xưa, rằng hãy “Tận nhân lực, tri thiên mệnh”. Nghĩa là không nên ngồi chờ thời với một lòng tin lơ mơ: “Ôi dào, đằng nào thì Việt Nam cũng có tự do, dân chủ thôi, vì đây là xu thế chung của thời đại rồi! Dại gì mà “đội đá, vá trời” để rồi rước họa vào thân cho khổ !” Nhưng nếu nhìn lại sự thành công của cuộc Cách mạng nhung ở Tiệp Khắc năm 1989, chúng ta sẽ thấy: đó là kết qủa chỉ có được bởi sự đấu tranh bền bỉ và đầy gian nan của nhân dân Tiệp Khắc từ nhiều chục năm trước đó, với các cột mốc quan trọng như sự kiện Mùa xuân Praha - 1968, bản Hiến chương 77 được coi như Bản Tuyên Ngôn chung đòi dân chủ của hàng trăm nhà dân chủ Tiệp Khắc vào năm 1977, … Và một khi đất nước họ đã có sự tích lũy bền bỉ về lượng như vậy thì nhất định một tình thế cách mạng sẽ đến. Lúc ấy chỉ cần một cú hích nhẹ của dân tộc và thời đại thì chắc chắn lịch sử sẽ sang trang. Những bài học kinh nghiệm của các cuộc cách mạng dân chủ ở Liên Xô và các nước XHCN thuộc Đông Âu cũ, trong các năm từ 1989 – 1991 là rất quý giá. Chúng ta sẽ nghiên cứu và vận dụng nó một cách có chọn lọc, sao cho phù hợp với tình hình Việt Nam hôm nay. Nguyễn
Tâm, câu hỏi 8: Phương Nam: Theo tôi, một Liên Minh Dân Tộc chỉ có thể tạo được bởi sự đồng thuận của tòan dân tộc. Sự đồng thuận ấy lại chỉ có nếu chúng được xây dựng bởi sự kết hợp giữa tình tự dân tộc và lòng yêu nước thông minh. Việc xích lại ngày càng gần nhau giữa đồng bào ta ở trong và ngòai nước sẽ là những bước đi ban đầu cho việc thiết lập Liên Minh Dân Tộc ấy. Chúng còn có tác dụng lớn nhằm cô lập các thế lực bảo thủ ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, lớp trẻ với những ưu thế riêng của mình sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Tôi tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: tương lai tươi sáng của dân tộc ta đang đến rất gần. Và cái ngày mà những cánh chim của Đàn Chim Việt dù đang ở phương trời nào, cũng sẽ cùng hân hoan bay về hội tụ trên đất mẹ Việt Nam thân yêu. Để tất cả cùng dưng dưng những giọt nước mắt đòan viên và kiêu hãnh nói với bạn bè khắp 5 châu rằng: Tôi là người Việt Nam ! Và đó mới thực sự là Mùa xuân của dân tộc ! Trân trọng cám ơn anh và chúc anh luôn mạnh tiến. Chúng tôi luôn cầu nguyện và sát cánh cùng các anh. LS.
Nguyễn Tâm Bài
liên hệ-5 bài tiểu luận của nhà Dân Chủ Phương Nam:
-
Khai Q. Nguyen: (Thu, 17 Feb 2005 10:23:37 -0800 (PST) |
Câu
Đối TẾT Ất Dậu 2005
|
Copyright © 1997-2005 SaigonUSA News. All rights reserved. |