|
V Ă N H Ó A & G I Á O D Ụ C
Tháng hai năm 1979: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới. Quân xâm lược bành trướng Bắc kinh đã dày xéo mảnh đất tiền phương. Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dãy biên cương…” (1) . Hai mươi sáu năm sau; ngày 8 tháng giêng năm 2005, máu của những ngư dân Hòa Lộc cũng đã đổ dưới những loạt đạn của Cảnh sát biển TQ. Đau đớn hơn hết là xác những nạn nhân xấu số đã bị kéo về đảo Hải Nam. Ông Khổng Tuyền, người phát ngôn của Bộ ngoại giao TQ, nói rằng: “Cảnh sát biển TQ đã bắn chết những tàu cướp biển VN có vũ trang”, và ông ta còn nói là có bằng chứng rõ ràng. Đây là những lời xảo trá! Làm gì có chuyện tàu đánh cá VN có thể trang bị vũ khí cá nhân. Ngay cả độ đội biên phòng VN, hiện nay, cũng bị kiểm soát gắt gao cái chuyện sử dụng súng đạn; huống hồ gì ngư dân VN… Khi nghe được hung tin, tôi nghĩ rằng; những ngư dân VN có thể đánh cá trong vùng biển TQ. Thường thì “chim trời cá biển”; người đi tàu không xác định đuợc tọa độ, và có thể đánh lấn sang ngư trường phong phú của quốc gia khác. Nhưng sau đó, suy luận lại sự việc không phải như vậy. Việc TQ dùng súng máy sát hại ngư dân VN chứa đựng một âm mưu lâu dài và xảo quyệt hơn là chuyện ngụy tạo một vụ cướp biển. Nếu Cảnh sát biển TQ phát hiện có tàu lạ xâm phạm lãnh hải, điều đầu tiên là họ ra tín hiệu cho các tàu này biết. Nếu tàu lạ vẫn còn ngoan cố, họ có thể dùng súng bắn chỉ thiên. Như vậy mới gọi là hữu hảo; đằng này, họ dùng súng bắn xối xả và rượt đuổi tàu đánh cá có treo cờ VN. Bắn chết người rồi còn cướp xác là một hành động của kẻ cướp man rợ không thể biện minh, không thể tha thứ được. Để chứng tỏ mình còn là anh em XHCN ruột thịt. Lẽ ra, phía TQ phải chủ động đứng ra giải quyết hậu quả; trao trả tử thi, tàu bè, chăm sóc người bị thương và thương lượng bồi thường… Đằng này, họ đổ vấy cho mọi nguyên nhân là do những ngư dân VN vô tội. Địa điểm mà những ngư dân VN bị bắn chết nằm gần đường ranh giới vừa được phân định giữa hai nhà nước CS. Vùng biển này nằm lọt thỏm giữa đảo Hải Nam và đồng bằng Bắc bộ. Chưa có tiền lệ cướp biển, và TQ cũng biết chắc là không thể có cướp biển hoạt động ở vùng này… Việc đối xử tàn bạo của một quốc gia đối với công dân của một quốc gia khác là do lỗi của quốc gia đó. Nếu những ngư dân xâm phạm lãnh hải của TQ là người Hàn Quốc hay Nhật Bản thì TQ có dám hành động như vậy không? Chắc chắn là không! Điều gì xãy ra nếu Cảnh sát biển TQ bắn chết và cướp xác những ngư dân Nhật Bản? Có lẽ, một cuộc chiến tranh đã xãy ra ở khu vực này rồi ? Trong
chế độ CS, quyền lực được củng cố một cách chặt chẽ và luôn gắn liền
với sự đặc quyền đặc lợi. Nếu hành vi của một viên chức nào đó làm ảnh
hưởng đến quyền lợi và uy tín của Đảng sẽ bị trừng trị thích đáng. Do
vậy, đừng có ngây thơ nghĩ rằng vụ Hòa Lộc là do Cảnh sát biển của TQ
tự ý làm, mà phải tin rằng những hành động này được chỉ đạo từ trung
ương. Các vị lãnh đạo VN, khi đến thăm các đơn vị Quân đội thường nhắc nhở rằng: cần cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch câu kết với các thành phần phản động trong nước lật đổ chế độ, quân đội không ngừng luyện tập sẳn sàng chiến đấu… vv và vv. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ nhân dân; nhưng trong vụ Hòa Lộc, quân đội không có một động thái nào cả. Lực lượng Công an VN vừa được tuyên dương anh hùng, hàng loạt tướng tá vừa mới được phong chức cũng không có một phản ứng tích cực trước tín hiệu kêu cứu của các tàu đánh cá. Khi lính Mỹ có hành vi sỉ nhục tù binh Iraq, chính quyền Hà Nội ra sức tuyên truyền cho sự vi phạm nhân quyền của Mỹ. Còn trong vụ Hòa Lộc, TQ bắn giết dân lành VN, chính quyền Hà Nội không tỏ ra một thái độ nào cả. Ông Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ ngoại giao VN, nói với cái giọng thương cảm và khiêm tốn hơn người đồng nghiệp phía bên kia biên giới. Im lặng có nghĩa là đồng tình ? Nhân dân VN đã chiến đấu, hy sinh cho ngai vàng của Đảng. Đến khi, dân chúng bị bắn chết, cướp xác thì Đảng không có một hành động bênh vực. Rõ ràng, đây là cách hành xử vô trách nhiệm và không công bằng. CSVN đã tỏ ra hèn nhát trong việc bảo vệ những công dân của mình… Có một thằng kinh doanh cà phê thành đạt, và hắn bắt đầu mua danh. Hắn ta không viết nổi bài báo: “Ước mơ toàn cầu hóa từ làng quê nghèo” nên phải nhờ Đặng Đại của Tuổi Trẻ viết hộ. Hắn ta ba hoa rằng cả cuộc đời của hắn chiến đấu vì cái thương hiệu VN. Hắn chỉ vào cái đầu hói và nói rằng; vì thương hiệu VN mà hắn đã hói như thế này đây. Tôi phì cười! Cái thằng này cũng khôn thật, những người cả cuộc đời chiến đấu cho nhân phẩm, nhân mạng của người VN thì bị bỏ tù, bị xử bắn; còn hắn lấy cà phê rang xay, gắn thương hiệu VN đem bán thì làm giàu. Làm giàu là tiếng gọi thiêng liêng trong thời kỳ đổi mới. Làm giàu là vinh quang nhưng không thể lấy chuyện làm giàu để xây dựng cho mình một ánh hào quang. Hắn ta còn kể rằng; hắn đã quỵ lụy bảo vệ như thế nào để xin gặp được mấy vị lãnh đạo CS, và tặng cho được mấy gói cà phê. Hành vi này trái ngược với tham vọng cao cả của hắn. Mất thời gian để ngồi chờ một bọn người không có nhân cách thì tôi chẳng bao giờ làm. Đối với nhiều người, đó có thể là điều sỉ nhục ? Cho nên, xin hỏi ông Tổng giám đốc Cà phê Trung Nguyên: Cái thương hiệu của ông có cứu được mạng sống của những ngư dân Hòa Lộc không? Chắc chắn là không! Bởi vì, quyền lực CS không bảo vệ, không cứu vớt được nhân mạng con người VN, thì cái thương hiệu của ông chẳng nghĩa lý gì cả! Nhân mạng con người và tính tự tôn dân tộc lớn hơn rất nhiều so với bất cứ cái thương hiệu nào. Làm gì có cái thương hiệu của một quốc gia khi mạng sống và nhân phẩm của người dân ở quốc gia đó bị chà đạp. Con người VN bây giờ đi đến đâu cũng bị khinh bỉ, xua đuổi, bắt giam… Nói như vậy không phải là quá hồ đồ; chuyện tàu Cần Giờ đang bị giam giữ ở Tanzania; sinh viên VN bị đánh chết ở Nga; phụ nữ VN bị sỉ nhục ở Đài Loan; lao động VN trốn chui trốn nhủi ở Hàn Quốc, Mã lai… Vì cớ nào mà thân phận người VN ra nông nỗi này ? Có ai nói đến thương hiệu Hoa Kỳ đâu? Nhưng khi nói tới Hoa Kỳ, người ta mặc nhiên công nhận sản phẩm của họ được nhân loại sử dụng, giá trị của đất nước họ được tôn vinh và công dân của họ được kính trọng… Lý do đơn giản là chính phủ Hoa Kỳ đã coi công dân của họ như vàng, như ngọc; còn chính phủ VN coi công dân của mình như cỏ, như rác. Cha mẹ mà xua đuổi, chưởi mắng, đánh đập con cái thì người ngoài ăn hiếp nó là điều đương nhiên. Cho nên, tội ác của CS đối với dân tộc là quá lớn. Thật là quái đản! TQ bắn chết ngư dân VN nhưng chính quyền Hà Nội bảo thân nhân của họ viết đơn gửi lên Tỉnh, Tỉnh chuyển lên Bộ Ngoại giao. Lúc đó, Bộ ngoại giao VN mới có cơ sở để liên lạc với phía TQ. Thấy kiểu làm của CS mà muốn…lên tăng-xông. Thủ tục vòng vèo như vậy; đến bao giờ những gia đình ở Hòa Lộc mới thấy được mặt con, mặt cha, mặt chồng của mình ? Xác người để một tuần là đã thối rửa ra rồi! “Để lâu, cứt trâu hóa bùn.” Dân chết nhưng người thân phải viết đơn để xin chính quyền liên hệ giải quyết, còn chính quyền thì hoàn toàn bất động. Trong những lúc như thế này; mới thấy ghét cay, ghét đắng cái “thằng Mặt trận” chuyên xúi giục dân làm cái chuyện hòa giải. Những sự việc như trên mà xãy ra ở Hàn Quốc, Nhật Bổn; chắc chính phủ phải từ chức. Nghe nói ngày 30 tháng giêng vừa rồi; phái đoàn lãnh sự Bộ Ngoại giao VN mới sang Bắc Kinh để trao đổi với phía TQ? Thông cáo là như vậy; còn mấy ổng có qua bên đó không, và qua để làm gì thì chỉ có trời mới biết? Cũng có thế là do ngày 29 vừa qua; bà con Việt kiều ở nước ngoài biểu tình phản đối TQ quá chừng, nên CSVN phải ra một thông cáo để trấn an dân chúng. Đến hôm nay là ngày mồng 8 tháng 2 rồi; có thể kết quả việc trao đổi quá xấu nên không thấy Đảng khen “thằng” nào cả ? Xem truyền hình, thấy thương cho dân mình quá! Dân chết mất xác, ông Chủ tịch Trần Đức Lương không qua bên đó xin về. Ổng lại đi ngược lên Tây Nguyên để trấn an đồng bào Thượng là đừng có biểu tình. Ổng làm như Tây nguyên là dân của ổng chứ những ngư dân Hòa Lộc, Thanh Hóa bị giết, bị kéo xác qua đảo Hải Nam không phải là dân của ổng. Còn ông Phan Văn Khải lại lo nựng cái “núm ruột” Việt Nam về quê ăn Tết. Ông ta nói rằng; “không tiếp xúc với gốc rễ thì không thế sống hạnh phúc.” Nhưng cái gốc rễ đã thối hoắc rồi thì sống làm sao đây ? Hãy làm cho công dân Việt Nam được tôn trọng, đất đai tổ tiên được giữ gìn thì bà con Việt Kiều sẽ tự nguyện xin về; chứ đâu cần phải tập trung họ lại để tuyên truyền. Nhìn cách làm của CS là biết họ đang rối trí lắm rồi. Lửa cháy không chữa mà lại đem nước tạt vào củi khô. CSVN là sư phụ của những thằng “đánh trống lảng”. Trong lịch sử dân tộc, triều đại CS là triều đại mà tính mạng và nhân phẩm của con người VN bị coi rẻ và bị sỉ nhục nhất. Những ngày đầu năm Dương, cuối năm Âm là những ngày bận rộn. Đảng bận rộn không phải vì chuyện Hòa Lộc mà vì nhiều chuyện “quan trọng” khác: chuyện vừa lòng cấp trên, chuyện trấn an cấp dưới… Triều đình Hà Nội đã trở nên bạc nhược và u mê trước cảnh “thần dân” của mình bị bắn giết, bị giam giữ. Đảng đã sáng mắt ra chưa? Qua tận bên Tàu dâng đất tìm sự bình yên nhưng nào đâu có được yên. Cách đây nửa năm, trên mạng Ý kiến có đăng những bài của Nguyễn VD, Việt Hoàng… viết là: Nếu quân Tàu xâm lăng VN thì những người Việt ở hải ngoại sẽ làm gì ? Nguyễn Thanh Giang cũng đã cảnh báo rằng: khi những người làm công tác an ninh quốc gia chỉ lo đối phó với dân chúng trong nước thì việc mất nước là điều không thể tránh khỏi. Hôm nay, vụ Hòa Lộc đã khẳng định những suy tư của họ là có căn cứ. Việc bắn người, cướp xác chỉ xẩy ra ở những quốc gia thù địch và man rợ. Theo tôi, âm mưu Hòa Lộc được phía TQ tính toán kỹ về mọi mặt; cũng như họ đã tính toán để đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 vậy. Cảnh sát biển TQ còn được lệnh cướp tất cả xác ngư dân Hòa Lộc để làm con tin. Thường thì, dân chúng phải dựa vào chính quyền để bảo vệ mình; chứ làm sao họ có thể chống lại súng đạn của quân đội nước ngoài được. TQ muốn đặt ra một bối cảnh tranh chấp với VN; và trong hoàn cảnh hiện nay, bắt buộc VN phải nhượng bộ. Sự kiện Hòa Lộc là sự một sỉ nhục dân tộc VN, một vụ khiêu chiến có chủ đích… Một hành động chuẩn bị cho chiến tranh. Trong toan tính của những người lãnh đạo VN; TQ vẫn là người đồng chí tốt. Họ không muốn có bất cứ sự căng thẳng nào đối với nước CS đàn anh còn lại này. Họ tính toán rằng, làm kẻ thù của Mỹ thì sống lâu dài; chứ còn làm kẻ thù của nước xóm giềng CS đầy tham vọng, họ sẽ chết ngay tức khắc. Biết nhau quá rồi mà! Bản chất của CS là sẳn sàng “bán đứng” nhau khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Sách lược của họ là “hòa Trung, cương Mỹ”, “bán nước cầu vong”. TQ biết vậy nên cứ làm tới, Mỹ cũng biết vậy nên đứng ngoài… theo dõi. Hoa Kỳ đang chơi nước đôi với hai nhà nước CS nhiều tráo trở này. Trước đây, nhiều tài liệu tố cáo CS VN đã ký nhượng đất đai, biển cả cho TQ. Tôi chưa tin, vì không thấy chứng cứ rõ rệt. Nhưng hôm nay, qua thái độ bàng quan của chính quyền Hà Nội đối với sự kiện Hòa Lộc. Tôi tin là, trong thời gian qua, CSVN đã làm nhiều điều xằng bậy đối với quê cha đất tổ. CS đối xử với nhân dân của họ còn tàn bạo, huống hồ gì nhân dân các nước khác. Những nạn nhân vô tội của các bên trong hai cuộc chiến tranh Tây Nam và phía Bắc năm 1979 đã tố cáo điều này. Nhân dân ở bất cứ nước nào cũng muốn hòa bình để ổn định làm ăn. Chiến tranh gây ra là do tham vọng của những kẻ đứng đầu nhà nước. Nhà nước CS là nhà nước nhiều tham vọng nhất ? Xét về mặt quốc gia; TQ là một đất nước rộng lớn trải dài từ Đông đến Tây á, còn VN chỉ là dãi đất hẹp, phình ở hai đầu, nằm bên cạnh bờ biển Đông. Dân số TQ là 1 tỷ 3, còn VN là 82 triệu. Trong lịch sử và cho đến hôm nay, lãnh đạo TQ là những con người đầy tham vọng, thích xưng hùng xưng bá, tranh đua với thiên hạ. Còn VN là một nước nhỏ, chỉ hơn được hai “người hàng xóm” nghèo khó của mình. Thế hệ thứ ba đang lãnh đạo đất nước Trung Hoa rộng lớn: Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo… là những con người thật sự có năng lực. Thời nào cũng vậy, người TQ luôn đầy tham vọng nhưng cái tham vọng lớn nhất, gần gũi nhất là thôi thúc họ tiến về phương Nam… Nhân sự của Đảng CSVN không có khuôn mặt nào sáng giá. Ai đã theo dõi Hội nghị lần 11 ban chấp hành TW khóa IX vừa qua, chắc sẽ biết: Hơn trăm người ngồi nghe đồng chí Tổng bí thư “ca bài ca cũ”. Cái kiểu nói của những người CS, chỉ có người trong nội bộ của họ mới ráng ngồi nghe mà thôi; chứ người ngoài nghe khó chịu lắm. Trước đây, khi còn Liên xô, Đại hội Đảng CS VN tổ chức sau Liên Xô một thời gian. Dựa trên cương lĩnh và đường lối của Liên Xô dân chúng có thể dự đoán chính sách của Đảng CSVN trong năm năm sắp tới. Từ ngày Liên xô sụp đổ, CSVN ngã sang TQ. TQ theo đuổi cải cách kinh tế thị trường định hướng XHCN thì VN cũng đi theo con đường này. Thị trường là chiến trường không tiếng súng. Do đó, trong nay mai, việc tranh giành thị trường và tài nguyên giữa hai nước là điều không thể tránh khỏi. Những người lãnh đạoVN là những người giỏi chịu đựng. Những vấn đề sáo rổng, xa vời, ưởm ờ, không đầu không đuôi… nhưng họ vẫn nói và ngồi nghe được. Bản chất CS là xa vời, nhưng khi bắt tay hành động thì không được. Nhìn chung, hệ thống CS giống tôn giáo hơn là một nhà nước. Tôn giáo chỉ cần thuyết giảng là đạt được mục tiêu, còn nhà nước cần phải hành động có hiệu quả. Về tính cách dân tộc; người TQ có lòng tự hào dân tộc cao cả, họ đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn. Còn nhớ là năm 1999, Mỹ ném bom nhầm vào Đại sứ quán TQ ở Belgrade, giết chết ba nhân viên sứ quán. Dân chúng tự ý xuống đường biểu tình phản đối Mỹ, họ còn ném đá làm bể cửa kính của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc kinh. Sự kiện này đã đặt chính phủ TQ vào thế lưỡng nan; nếu không để cho dân chúng bày tỏ “tinh thần dân tộc” thì không được, mà để dân chúng biểu tình tràn lan thì cũng nguy. Cuối cùng chính quyền TQ phải đứng ra can thiệp. Còn trong vụ TQ bắn người, cướp xác ngư dân VN; chẳng có thằng sinh viên nào dám hó hé. Anh hùng chỉ là anh hùng… rơm. Ra đường quẹt nhau, xe chưa trầy nước sơn đã đánh nhau vỡ đầu chảy máu. Một dân tộc có nhân cách như vậy, không làm nô lệ cho thằng này cũng làm tôi tớ cho thằng khác mà thôi! Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy; học sinh VN lại thuộc lịch sử TQ hơn lịch sử VN; thanh niên VN lại mê phim Đài loan, Hồng Kông hơn phim truyện VN. Sự kiện Hòa Lộc cho thấy rằng; CSVN đã mất cơ hội để lựa chọn cho mình một đồng minh. Họ không muốn chọn Hoa Kỳ làm đồng minh mà vẫn giữ TQ. Một kẻ đang yêu quá u mê, khi bị tình phụ vẫn cứ còn yêu. Giương cao ngọn cờ CNXH có nghĩa coi Hoa Kỳ là kẻ thù. Càng coi Hoa Kỳ là kẻ thù, càng dính sâu vào TQ. Cho nên, dù TQ có bắn giết dân mình thì vẫn cứ làm ngơ. CSVN cũng đã tính toán rằng: nợ nần ân oán với Tàu ít hơn là với Mỹ. Dù sao, với Tàu cũng là anh em XHCN, có chém thì chém nhau bằng sống chứ không chém nhau bằng lưỡi. Nhìn vào bản đồ Châu Á; tôi giật mình! Cái địa thế của VN sao mà xấu quá! Cả vùng đồng bằng và vịnh Bắc bộ đều bị bị chặn bởi đảo Hải Nam của TQ. Đây là điểm phá tướng của VN. Thêm Hoàng Sa, Trường Sa bị TQ chiếm đóng thì VN coi như bị kẹp giữa lãnh thổ Trung Hoa. Chạy lên núi gặp Lào chạy xuống biển gặp TQ. Lào mà theo TQ nữa thì VN kể như… thua. Cho nên dân Việt Nam có xu hướng di cư vào Nam cũng là điều dễ hiểu. Chính quyền Hà Nội không thấy được cái thế kìm hãm này. Sống trên đời phải cần có “thế”; không có “thế”, không bao giờ ngóc đầu lên nổi. Lẽ ra, chính quyền Hà Nội phải hiểu chuyện của mình hơn ai hết. Trong hoàn cảnh hiện nay, Mỹ cần VN hay là VN cần Mỹ ? Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, đã nói tại hội thảo Vietnam Update ở Singapore tháng 11/2004, rằng: “Tôi đã nói chuyện với nhiều tuỳ viên quân sự của Việt Nam tại các nước. Trong các cuộc nói chuyện riêng tư, họ luôn băn khoăn không biết Trung Quốc sẽ làm gì tại biển Đông. Và, hiếm khi thấy, một tuỳ viên quân sự nào bình luận về những điểm tích cực của Trung Quốc trong khu vực này.” Sau vụ Hòa Lộc, những mưu toan của TQ đã trở nên quá rõ ràng, cho nên các tùy viên quân sự VN không cần bình luận thêm một lời nào nữa. Hòa Lộc là bài học trắc nhiệm của chính quyền Hà Nội về khả năng bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn hiện nay. TQ muốn xem xét phản ứng của VN ra sao, trước hành vi khiêu chiến của họ ? Từ diễn biến này, họ sẽ xây dựng chính sách về biển Đông trong thời gian tới. Hơn nữa, TQ còn muốn thăm dò thái độ của Mỹ ? Trong quan hệ tay ba Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ thì VN là nước nhỏ, yếu, và phụ thuộc nhiều nhất. VN không có khả năng để lựa chọn quyền lợi cho mình. Trong thế giới ngày nay; tùy theo hoàn cảnh địa lý, chính trị… mà mỗi quốc gia sẽ chọn lựa cho mình một con đường phát triển. Nhưng một điều chắc chắn, không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại tách mình khỏi khu vực và thế giới. Quan hệ giữa VN và TQ là quan hệ “sát nách”; như mấy ổng thường nói là quan hệ môi-răng. Hai nước cùng theo đuổi một hệ thống chính trị. TQ mở cửa trước VN gần hơn mười lăm năm (1972), do đó nhiều người thường lấy kinh nghiệm của TQ để áp dụng cho VN. Ví dụ; việc gia nhập WTO, cũng như những khó khăn mà TQ đã gặp phải trên con đường phát triển thì VN cũng sẽ gặp trong tương lai… Quan hệ VN và Hoa Kỳ có nhiều khó khăn hơn; hai nước khác nhau về hệ thống chính trị và các giá trị. Trong quá khứ họ từng là kẻ thù một mất, một còn. Đảng CSVN vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù số một, kẻ có nhiều âm mưu để “xóa sổ” họ. Mặt khác; họ cần Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, để thực hiện các mục tiêu XHCN: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh… Đô-la của Mỹ là cần thiết, nhưng trong thâm tâm họ vẫn tìm cách chống phá Mỹ; bởi vì con đường của họ đang đi là con đường CNXH đối chọi với con đường Tư bản chủ nghĩa mà Mỹ đã đi. Trong ảo vọng của những người CSVN; phong trào CS thế giới chỉ tạm thời thoái trào chứ chưa bị tiêu diệt. Họ hy vọng, một ngày nào đó, chủ nghĩa CS sẽ sống lại và hùng mạnh như thời hoàng kim đã qua. Thật là chuyện hoang đường! Trong chiến tranh lạnh, TQ có tham vọng xuất khẩu cách mạng. Họ tung lực lượng vào các nước Đông Nam á để xây dựng phong trào du kích chống phương Tây. TQ muốn cả Đông Nam á đều chịu sự chi phối của họ. Nếu không có sự can thiệp của Mỹ ở Đông dương, thì không chỉ riêng VN mà nhiều nước Đông Nam á khác cũng chịu sự cai trị của CS. Cho nên, sự hy sinh của 58 ngàn lính Mỹ cho cuộc chiến Đông dương không phải là vô ích. Một mình VN theo CS, nhân loại này đã bê bết lắm rồi; huống hồ gì cả khối Đông Nam á theo CS. Trong chiến tranh lạnh, các quốc gia Đông Nam á có nhiều cơ hội để chọn cho mình một con đường. Nếu chọn đúng quốc gia sẽ phát triển, còn ngược lại, quốc gia sẽ rơi vào tụt hậu. Trình độ chênh lệch về kinh tế-xã hội giữa các quốc gia ASEAN, hiện nay, đã chứng minh cho sự chọn lựa đúng-sai này. Ông Lý Quang Diệu đã từng ghi lại những khó khăn của ông ta, trong việc chọn lựa một con đường, ở vào thời điểm thế giới đang giằng xé nhau. Cơ hội đã qua đi. Việt Nam vẫn đứng cửa giữa. Đây là thời điểm cực kỳ khó khăn để VN chọn lựa cho mình một hướng đi. VN vẫn theo đuổi chính sách “lấy quá khứ trói buộc tương lai”. Tôi tin rằng, người Mỹ hiểu về đất nước và con người VN hơn là người VN hiểu về đất nước mình. Người Mỹ đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương về cái dân tộc nhỏ bé và lạc hậu này. Trong lịch sử bốn ngàn năm, VN luôn phụ thuộc TQ; dù cho đó là giai đoạn chiến tranh hay hòa bình, nô lệ hay độc lập. Các chuyên gia phân tích về quân sự cho rằng; ảnh hưởng của Bắc Kinh lên Việt Nam là rất lớn, cho nên chính sách theo nước lớn của VN là hoàn toàn không có lợi. Cách hành xử của người TQ thật là khó lường, thật thà cũng đó mà thâm hiểm cũng đó. Lịch sử TQ luôn gắn liền với loạn lạc. Chiến tranh liên miên đã làm cho người dân TQ có sức chịu đựng dẻo dai và quyết tâm sắt đá. Sau một thời gian chiến tranh, đất nước sẽ thống nhất dưới một triều đại; và sau một thời gian độc tài thống trị, đất nước sẽ quay lại nạn binh đao… Không những Hoa Kỳ mà cả Châu Âu còn phải dè chừng cái dân tộc đông dân và có một lịch sử loạn lạc này. Chính phủ VN hiện nay không muốn theo Mỹ để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng may mắn cho dân tộc VN là có một cộng đồng người Việt ở Hải ngoại lớn mạnh. Cộng đồng này sẽ làm đối trọng với chính quyền Hà Nội, có tác động làm thay đổi chính sách CS, và thức tỉnh người dân trong nước. Hải ngoại là hậu phương vững chắc, trong nước là tiền tuyến kiên cường; quyết tâm đấu tranh vì một đất nước VN không Cộng sản. Thời nào cũng vậy, những lực lượng đối lập thường bất đồng với nhau về nhiều quan điểm. Do vậy, cần phải xây dựng một lực lượng nòng cốt để các lực lượng khác tập trung lại thành một khối thống nhất thì mới có thể lật đổ CS, giành quyền tự quyết về tay nhân dân. Hoa Kỳ là một quốc gia thực tế, họ không làm điều gì thừa. Hai tàu khu trục USS của Hoa Kỳ đã lần lượt cập cảng Sài Gòn và Đà Nẵng. Đây không chỉ là hai cuộc thăm viếng xã giao bình thường, mà còn là thông điệp: chúng tôi luôn sẵn sàng đối phó với những âm mưu. TQ cũng thấy được những yếu kém và sụp đổ của chính quyền Hà Nội, vì vậy họ tranh thủ “tung đòn” trước. Cùng một cơ hội nhưng ai nhanh tay hơn sẽ thắng; trong đó có lực lượng "Việt kiều" ở hải ngoại. Thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á-Thái Bình dương. Mảnh đất hẹp nằm bên bờ biển Đông là nơi cuốn hút nhiều thế lực. Ba mươi năm trước, dưới nhiều áp lực và nhiều lý do khác nhau, Việt Nam Cộng Hòa đã bị “bức tử”. Gió đã thổi đi, và gió sẽ xoay trở lại. Chính quyền Hà Nội đang rơi vào cảnh bức tử, những sợi dây thừng đang từ từ siết chặt vào cổ của họ… Saigon ngày 8/2/2005. Nguyen Hai Son Chú
thích: Bài
liên hệ: Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ:
|
Copyright © 1997-2005 SaigonUSA News. All rights reserved. |