|
545
E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA
Tel: 408.998.0508
Fax: 408.993.0527
Email:
saigonusanews
@yahoo.com
|
|
|
Ca
Sĩ “đông ke”...
Vô Liêm Sĩ
NGUYÊN THANH
Tối
qua -13 tháng Giêng năm 2005 - đúng lúc tôi sửa soạn lên giường với
giấc mộng đẹp thì chuông điện thoại reo vang. Đầu dây kia, giọng nói
như muốn "bắt đền" của ông chủ báo vang lên: "Anh
Nguyên Thanh! Có người thắc mắc về bài viết "có cái nhìn một chiều"
của anh rồi đó. Anh mở "meo bóc" lấy bài viết của người ta
do tôi chuyển qua đọc rồi giải quyết đi. Ai làm nấy chịu, tụi này không
rành ba cái chuyện văn nghệ văn gừng đâu!".
Thế
là ý định ngủ sớm một bữa của tôi bất thành vì cái tính hay thương vay
khóc mướn miễn phí của mình. Lủi thủi đi ra khỏi phòng ngủ trước cặp
mắt ái ngại của người đàn bà thương chồng nhưng ít khi được lên giường
cùng lúc với chồng, tôi trở ra bàn làm việc và mở máy "còm biu
tơ". Trước mắt tôi hiện ra nguyên con cái "i meo" cùng
đầy đủ địa chỉ "meo bóc" của ông "Clarence Taylor, ten
VN la Dung Taylor" (nguyên văn ghi trong "i meo"),
tên trong bài phỏng vấn của tờ báo ViệtWeekly là… Dũng "Đen",
với một "bì thư" (attachments) dày cộm gồm: 1
bài phỏng vấn dài lòng thoòng, một tấm hình quen mặt vừa ngầu vừa
đẹp trai, và một phóng ảnh tài liệu bằng Anh ngữ. Trong tài liệu đó,
tôi đọc thấy có hàng chữ mà tôi biết theo kiến thức Anh ngữ ăn đong
của tôi là… "những
nhân công (ca sĩ) được chấp thuận sang làm việc với người làm đơn xin
này sẽ chỉ được quyền làm việc với người đó mà thôi".
Điều này làm tôi nhớ là trong tay tôi có nhiều tờ poster quảng cáo của
nhiều show văn nghệ, trong đó, có ca sĩ đã hát với nhiều ban tổ chức
show khác nhau… tùm lum. Như vậy là nghĩa làm sao???".
Tôi hồi hộp đọc ngấu nghiến từng chữ rồi thở phào nhẹ nhỏm. Thì ra là
một bài viết trên một số báo ViệtWeekly phát hành ở Nam Cali từ hơn
một tháng trước mà tôi đã đọc và còn giữ trong xách tay nhân một chuyến
xuôi Nam. Tính tôi rất nhát, thấy ai ngầu là hết hồn hết vía. Nhưng
may phước, tuy bị "mắng" là có "cái nhìn 1 chiều"
(mắt tôi không "lé" nên không thể nhìn 2 chiều trong cùng
một lúc), nhưng toàn bộ bài phỏng vấn lại không hề liên hệ chút
xíu gì đến bài tôi mới viết là "Ca
Sĩ… Hít En Rân". Trong bài đó, tôi đặt vấn đề về "nỗi
đau và nỗi thiệt thòi" của các ca sĩ hải ngoại trước sự "xâm
lăng" ồ ạt của các ca sĩ từ trong nước. Thí dụ:
CA SĨ HẢI NGOẠI: …Từ mấy chục năm nay, qua tiếng
hát đóng góp vô vụ lợi, họ đã hòa nước mắt của họ vào suối lệ của cộng
đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại khi "Tháng Tư Đen"
tới, hoặc mỗi khi cộng đồng có biến cố đau thương…. Họ đã cất cao lời
ca trong những dịp cộng đồng có công tác đấu tranh. Họ đã hát gây quỹ
xây chùa… xây nhà thờ… xây tượng đài chiến sĩ quân lực VNCH… lập hội
Ái Hữu… lập đoàn thể Đấu Tranh… các đoàn thể Cựu Quân Nhân VNCH… ra
mắt Cộng Đồng… ngày Quân Lực… trong mỗi mùa Trung Thu hay trong mỗi
độ Xuân về… nơi đất khách quê người.
Và dạo gần đây, nước mắt họ - những ca sĩ hải ngoại "có liêm sĩ"
- lại thầm rơi một cách tủi nhục vì vai trò "gát gian sân khấu
bất đắc dĩ" ở phía sau hậu trường của các chương trình văn nghệ
bị "xâm lăng" bởi các Ca Sĩ… "HÍT EN RÂN".
Còn ngay tại hải ngoại giờ này, họ đang rơi nước mắt vì phải đối diện
với tiền thuê hoặc góp nhà, tiền thuế bất động sản (property tax), tiền
may mặc và đủ thứ tiền biu bộng linh tinh phải trả, bất kể có còn được
kêu show với số tiền "cát xê" còm cõi hay không! Đồng tiền
kiếm được của các ca sĩ hải ngoại là đồng tiền được "xào nấu tại
chỗ", vì lỡ là ca sĩ hải ngoại, họ còn biết "RÂN" đi
đâu? Đồng tiền trong tay họ là "đồng tiền 2 chiều" vô đâu
ra đó. "Tấn" hay Thối" gì cũng… ở ngoại!
CA
SĨ… "HÍT EN RÂN: "Họ" phải về để tíu tít và
hãnh diện tập dượt trước khi xuất hiện trong chương trình Duyên Dáng
Việt Nam. Chưa kể còn phải cất bớt tiền, mua nhà mua đất sắm nữ trang
bằng núi tiền mới "vét" được qua các show rộn rịp ở hải ngoại
với tiền "cát xê" hết sức hậu hĩnh. Đồng tiền hải ngoại vào
túi áo khỉ của "họ" được bọc lại gài kim rất kỹ và chỉ chảy
một chiều từ "ngoại" về "nội" mà thôi!
Đồng thời, "họ" còn bận thu xếp để vài hôm sau lại lên máy
bay ra hải ngoại "HÍT" thêm vài chục show nữa rồi "RÂN"
về trỏng chờ ngày "nhà nước của họ" tổ chức ăn mừng "Đại
Thắng Mùa Xuân". Trong "ngày trọng đại" đó, "Họ"
sẽ tham gia hát những bài ca "truyền thống cách mạng" đại
loại như "Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn" trong dịp 30 tháng Tư
sắp tới. Không tin mời quý vị đọc bài viết tựa đề "Từ hàng ghế
khán giả: Nghe ca sĩ trẻ hát nhạc truyền thống" của tác giả Nguyễn
Hữu Long đăng trên Thanh Niên On Line (website từ trong nước) ngày 01
tháng 05 năm 2004 - nguyên văn như sau:
------------------------
Thời gian gần đây khá nhiều các ca khúc thuộc dòng nhạc truyền thống,
"cách mạng" được các ca sĩ trẻ đang nổi tiếng
chọn thể hiện trong những chương trình ca nhạc. Những ca khúc này từng
gắn với tên tuổi của ca sĩ thế hệ trước, song khi được trình bày lại
qua giọng ca của các ca sĩ trẻ vẫn đem đến cho khán giả - đặc biệt là
khán giả trẻ - những cảm nhận mới mẻ. Có lẽ đối với những người đã một
thời nghe "tiếng hát át tiếng bom" thì các
ca sĩ trẻ ngày nay hát chưa thực sự có sức rung động mạnh mẽ như các
ca sĩ lớp trước. Tuy nhiên, lớp khán giả trẻ chúng tôi - những người
sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng thì lại
có những cảm nhận khác. Chúng tôi đang sống với nhịp sống hiện đại,
sôi động, bởi vậy "gu" thưởng thức âm nhạc của chúng tôi cũng
khác với thế hệ cha anh mình. Chúng tôi yêu mến các ca khúc tươi tắn,
trẻ trung và hết lòng ủng hộ các ca sĩ trẻ, vì họ đã đáp ứng được nhu
cầu về âm nhạc của chúng tôi. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng các ca sĩ trẻ hát
nhạc truyền thống chính là một cách rất hiệu quả để đưa lớp khán giả
trẻ tiếp cận với dòng nhạc này. Họ hát các ca khúc truyền thống với
một phong cách trẻ trung hơn, sôi động hơn, vì vậy đã khiến các ca khúc
ấy trở nên thật gần gũi với chúng tôi, mặc dù cả người thể hiện lẫn
người nghe đều chưa một ngày trải qua bom đạn.
Chúng tôi rất thích sự làm mới ca khúc "Năm anh em trên
một chiếc xe tăng" do nhóm 5 chàng trai 1088 thể hiện
với lối hòa âm phối khí mới lạ, rộn ràng phù hợp với không khí trẻ của
sân khấu ca nhạc hôm nay. Đan Trường, chàng ca sĩ thu
hút giới trẻ với các ca khúc trẻ về tình yêu đã gây bất ngờ thú vị khi
"trình bày một loạt ca khúc cách mạng: Người mẹ
của tôi, Hát về anh, Đất nước..." Ca sĩ Cẩm Ly
cũng được giới trẻ nhiệt tình cổ vũ khi "cô hát rất ngọt"
những ca khúc "Chiếc khăn tay, Em đi qua cầu cây, Cô gái
Sài Gòn đi tải đạn..." Không ai tin rằng ca sĩ Phương
Thanh lại có thể "hát đầy cảm xúc" ca khúc "Huyền
thoại Mẹ" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chương trình
Duyên dáng Việt Nam, và tiếp tục gây bất ngờ với "Giữa
Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh" trong chương trình
Giai điệu tình thương... đến thế.
Gần đây thôi, các chương trình Câu Lạc Bộ Âm Nhạc chiều thứ bảy dành
cho giới trẻ ở Nhà Văn hóa Thanh niên đã xuất hiện ngày càng nhiều những
ca khúc truyền thống cách mạng, chứng tỏ rằng ca sĩ
trẻ chúng ta thừa khả năng hát được những ca khúc này và khán giả trẻ
cũng thực sự có nhu cầu thưởng thức các ca khúc này. Các ca sĩ trẻ của
chúng ta đã hát hết mình, với lối trình diễn phù hợp hơn với khán giả
trẻ hôm nay nhưng vẫn không mất đi âm hưởng "hào hùng" của
dòng nhạc này. Xin đừng cho rằng việc họ hát ca khúc truyền thống là
"theo phong trào". Thực sự, họ đã góp phần làm cho đời sống
âm nhạc đa dạng hơn, phong phú hơn và giúp chúng ta thêm tự hào với
những bản hùng ca của đất nước. Nguyễn Hữu Long - (Thanh Niên
Online - Thứ Bảy ngày 1/05/2004)
Còn
trong bài phỏng vấn, "ổng" đặt vấn đề về nguyên tắc thương
mại khi tổ chức các "sô" văn nghệ, và nhất là sự so sánh khả
năng trình diễn (gồm cả "hát" và "nói")
giữa các "ca sĩ hải ngoại" và "ca sĩ hít en rân".
Quý độc giả nào tò mò, xin mời đọc nguyên con và nguyên văn bài "phỏng
vấn" của "ổng" gửi đến có đăng kèm trong cùng số báo
này. Còn nếu chưa đọc hoặc muốn đọc lại bài tôi đã viết thì xin lên
"quép xai" www.saigonusanews.net
đọc kỹ cho rộng đường dư luận.
Duy có một điều khá đặc biệt là… sau khi đọc bài phỏng vấn do "ổng"
gửi đến xong, tôi cảm thấy có điều bất thường là dường như có cái gì
"hơi khác" với bài phỏng vấn đăng trên số báo ViệtWeekly vol.
II, No. 49, đề ngày Dec 02 - Dec 08, 2004 mà tôi đã đọc. Sau khi đem
tờ báo ra so với bài do "ổng" gửi đến, tôi khám phá thấy gần
như 2 bài khác nhau đến 40 phần trăm. Nhiều đoạn trong bài phỏng vấn
đăng trên báo ViệtWeekly đã được "ổng" sửa lại hoặc thêm vào.
Một điểm khác nữa mà tôi thắc mắc - dựa trên kinh nghiệm làm báo - là…
bài phỏng vấn phải do tòa soạn thực hiện và lưu giữ trong computer của
tòa soạn (nếu thực sự là một bài phỏng vấn vô tư. Còn nếu là một
bài phỏng vấn "tự biên tự diễn" thì dĩ nhiên là… ai làm nấy
giữ). Người được phỏng vấn có quyền đòi hỏi tòa báo cho một bản
copy trên giấy hoặc trên foppy disk hay qua "email". Thông
thường, nếu người được phỏng vấn có hứng thú muốn nhờ các báo khác đăng
giùm thì chỉ việc gửi "nguyên văn" bài phỏng vấn đó, hoặc
nhờ tờ báo đã phỏng vấn mình chuyển đi giùm mình mà thôi. Nhưng trong
trường hợp này, người gửi là chính người được phỏng vấn và bài gửi không
phải là "nguyên văn" mà là có sửa đổi.
Tôi đã có phản ảnh cảm nghĩ của tôi với tòa soạn về những thắc mắc trên
và viết vội mấy dòng chữ này để còn trở qua đề tài khác hấp dẫn hơn,
vì - như đã viết ở phần trên - nội dung 2 bài không có gì liên hệ với
nhau.
oOo
Thương
nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa
Năm
556 sau công nguyên, Nước Tầu có Trần Hậu Chúa là vị vua cuối cùng của
Nam Triều và cũng là con trưởng của Tuyên Đế. Trần Hậu Chúa rất giỏi
thi phú và âm nhạc. Từ khi lên ngôi, ông bỏ bê việc triều chính và chỉ
thích đàn đúm ăn chơi hưởng thụ quanh năm ngày tháng. Ông là tác giả
một bài hát tên là Ngọc Thụ Hậu Đình Hoa. Bài này được chia ra làm hai
khúc là Ngọc Thụ và Hậu Đình Hoa. Lời ca thật hay nhưng điệu nhạc lại
rất bi thảm, được phổ biến rộng rãi từ trong đám quần thần ra đến nhân
gian. Từ đó, cả vua và dân đều mải mê khúc hát Hậu Đình Hoa mỗi khi
làm "sô" hay chơi hát "karaoké". Không ai còn để
ý đến chuyện sơn hà xã tắc, cho nên lên ngôi khoảng 6 năm thì mất nước,
và Trần Hậu Chúa bị tướng Hàn Cam Hổ, nhà Tùy, lừa bắt được khi ông
cùng hai bà ái phi đang trốn tránh ở Cảnh Dương. Về sau người đời coi
khúc hát Hậu Đình Hoa như là một khúc nhạc làm mất nước (vong quốc ca).
Đến
đời nhà Đường, vào khoảng từ 803-852 sau Công Nguyên, thi hào Đỗ Mục
nguyên là giòng dõi của tể tướng Đỗ Hựu, và là một thi tài nổi tiếng
thời vãn Đường. Một hôm có "biu zi nét" phải đi xa, trong
khi neo thuyền trên bến sông Tần Hoài, ông nghe tiếng một "Ca Sĩ…
Hít En Rân" đang hát khúc Hậu Đình Hoa của Trần Hậu Chúa từ một
quán bia ôm bên kia sông vọng sang. Tức cảnh và tức bụng, ông làm bài
thơ thất ngôn tứ tuyệt tựa là Bạc Tần Hoài, hàm ý nói về tính vô tư
con nòng nọc trước cảnh nước mất nhà tan của giới ca nhi. Bài thơ đó
như sau:
Bạc
Tần Hoài
Yên
lung hàn thủy, nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia,
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa.
Cụ
Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản dịch là:
Trăng
mờ sương lạnh thuyền đêm đậu,
Quán rượu Tần Hoài lắng gái ca,
Chẳng biết khúc buồn xưa mất nước,
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa.
Thưa
quý vị;
Tôi vốn không rành Hán tự nên không dám dịch bài thơ tuyệt tác nói trên.
Tuy nhiên, vì bài thơ có dính dáng đến nghề ca hát, và có ý trách các
em ca sĩ yêu quý của tôi nên tôi muốn mượn 2 câu thơ cuối của bài thơ
nói trên để sửa lại chút đỉnh cho phù hợp với câu chuyện ngày hôm nay
là…
Các em ca sĩ hải ngoại thân mến. Khi bị người khác hắt hủi, coi thường,
thậm chí chà đạp lên danh dự của mình - nếu không có khả năng phản ứng
lại - thì tốt nhất cũng nên tránh xa. Đừng để mai sau có người sửa lại
2 câu thơ cuối cùng của bài thơ nói trên là:
Ca
sĩ "đông ke" vô liêm sĩ
Hát chờ… hát lót… hát ù lì !
SaigonUSA
hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment
Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi.
Ý
KIẾN ĐỘC GIẢ:
- CDNVQG VancouverBC: (Sun, 16 Jan 2005 06:29:56 -0800)
Tên "Dũng
Đen" trước đây hắn ở Vancouver, bây giờ không biết hắn có di cư
qua Mỹ chưa vì lý do tại Vancouver đã có những hồ sơ "quá tốt đẹp"
đối với luật pháp tại địa phương này. Hắn không ăn welfare, không đi
làm, không ăn tiền thất nghiệp nhưng hắn có rất nhiều tiền. Vì vậy "bạn
bè thân hữu" hắn tương đối là đông. Hắn đi đi về về VN như đi chợ.
Hắn thường làm những chuyện như về VN và sau đó hợp đồng
với những đoàn văn công VC qua đây hát nhưng hắn để 1 người khác làm
"bà bầu". Nếu
cần thiết hay có bất cứ 1 chuyện gì xãy ra xin qúy vị tại Mỹ đề nghị
cảnh sát liên hệ với cảnh sát tại Vancouver thì sẽ rõ hơn. Kính.
-
Nguyen: (Saturday, January 15, 2005 at 14:45:12)
Đọc bài viết của anh
Nguyên Thanh, thiệt tình tôi rất phẩn nộ và tức giận khi thấy những
hành động khinh thường, vô liêm sĩ của những người ca sĩ "hit-n-run"
từ trong nước ra hát chui không đóng thuế, cái cử chỉ cầm lá Quốc Kỳ
Mỹ liệng xuống sàn nhà và lấy chân hất văng xuống đất là một cử chỉ
của bọn "khủng bố", hành động côn đồ, mất dạy này là một hành
động thách thức người dân sống trên đất Mỹ, mà lá cờ Mỹ là lá cờ tượng
trưng cho Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm phải bảo vệ nó, vậy mà .....những
người tham dự buổi ca hát của ca sĩ "khủng bố" "hit-n-run"
côn đồ đó, lại không có một cử chỉ nào để biểu lộ là mình đã bị sĩ nhục
ngang nhiên trước mặt mình, tôi không hiểu sao những người Việt tỵ nạn
cộng sản, có mặt trong buổi ca hát "hit-n-run" đó lại không
có một phản ứng nào, mà lại thụ động để cho bọn ca sĩ "khủng bố"
côn đồ đó, tiếp tục trình diễn qua nghị quyết 36 của cộng sản.
Tôi có ý kiến như thế này: Xin anh Nguyên Thanh hãy cố gắng thông tin
liên lạc với người đã mang Quốc Kỳ Mỹ và đã bị ca sĩ "khủng bố"
đá văng xuống đất, khi liên lạc được với người này, thì xin người đó
nói riêng - Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia nói chung hãy chính thức lên
tiếng báo động, tố cáo với chính quyền sở tại về những ca sĩ "khủng
bố" "hit-n-run"không đóng thuế, làm lậu, chà đạp lá Quốc
Kỳ Mỹ ..v.v... và tẩy chay đối với ca sĩ "khủng bố" đó, có
như vậy chính quyền Mỹ mới ra tay hành động để tóm bắt những tên đặc
công ca sĩ "khủng bố" và những tên ăn cơm Mỹ thờ ma cộng sản,
HÃY VÙNG DẬY, ĐẬP TAN NGHỊ QUYẾT 36 Việt Cộng, BÀ CON ƠI ! !..!.....!!!!
- CHAU DINH NGUYEN: (Saturday, January 15, 2005 at 15:38:19)
Báo chí VN tại hải ngoại nên có những bài viết kêu gọi các ca sĩ khác
tỏ thái độ bất hợp tác với những tên "bầu show" đón gió, những
tên ca sĩ hạ cấp, để giữ uy tín.
- Bob Vũ: (Saturday, January 15, 2005 at 00:27:00)
Chào anh Nguyên Thanh,
Bài viết của anh thật sâu sắc. Nó đã nói lên tất cả âm mưu của đám ca
sĩ "hit and run". Xin anh tiếp tục cho nhiều bài viết để cộng
đồng đừng vô tình đi coi ca nhạc một cách vô ý thức như vậy. Một lần
nữa, xin cám ơn anh và chúc anh nhiều sức khoẻ để phục vụ cộng đồng.
Chào anh.
Bob
- Diep Nguyen: (Monday, January 10, 2005 at 00:22:58)
Những ý kiến của Nguyên Thanh rất xác đáng, các ca nhạc sĩ
haỉ ngọai đang bị bọn "du kích" văn công lấn sân, một số bầu
show vô lương tâm chỉ biết có tiền, mả cha chúng nếu bán đựơc tiền chúng
cũng bán.
- Truong Si Luong: (Sunday, January 9, 2005 at 14:00:37)
Kinh anh Nguyen Thanh,
Bai viet phan tich rat chi li. Can co them nhieu bai nhu the cua cac
cay but khac de doc gia hieu them ve chien dich xam nhap bang van hoa
van cua VC. Chung toi xin duoc dang lai tren tap chi The Gioi Moi de
doc gia cung doc.
- Hoai Huong Tran: (Saturday, January 8, 2005 at 05:35:06)
Nghĩ viết hồi lâu, hôm nay Nguyên Thanh lại viết, mà viết thiệt là hay
không phải văn chương mà là ý tứ sâu sắc, từ ngữ chính xác may ra mới
lột trần được cái gọi là nghị quyết 36. Xin được thêm đôi ý nghĩ như
sau: ..... tháng 7 năm 1954, cộng sản kéo nhau ra Bắc, bộ tuyên truyền
lúc ấy tuyệt đối cấm hẳn các bộ môn văn nghệ mang tính chất ủy mỵ lãng
mạn (vì sợ cán binh người miền Trung và miền Nam nhớ nhà, vượt tuyến).
Nhưng đến lúc lập chiêu bài cái gọi là "mặt trận giải phóng"
tức thì bộ máy tuyên truyền tung ra gần 80 làn điệu dân ca Nam bộ có
lý cây bông, lý quạ kêu, lý con sáo, lý chiều chiều .... cũng như những
bài vọng cổ thật mùi mẫn. Miền Trung thì các giọng hò mái đẩy, mái nhì
.... Lừa phỉnh người Thiểu số bằng lập các ban nhạc tuc chinh, di ca
dau, Dân ca Chàm, dân ca Khmer: xanikakeo, tuckgo, lâm thôn đều được
khai thác triệt để. Loa phóng thanh ra rả cả ngày đêm để gợi nhớ gợi
thương, thúc dục cán binh "hồi kết" và "sinh Bắc tử Nam".
Mang tính mạng vượt Trường sơn về làm bia đở đạn cho cuộc xâm lăng vô
nhân đạo!
Còn bây giờ, im lặng một thời gian cho bà con ngoại kiều làm ăn khấm
khá thì những danh từ: phản quốc, phản động, đứa con hư, đứa con mất
gốc .... được thay thế bằng những mỹ từ xão quyệt như "khúc ruột
ngàn dặm". Để cho "khúc ruột ngàn dặm" đó chảy máu về
quê nhà; cái gọi là NQ 36 ra đời! Cũng dùng thủ đoạn năm xưa (1961 ngoài
Bắc) bây giờ tại hải ngoại cũng ra mọi nơi, thôi thì đủ thứ: "Quê
hương là chùm khế ngọt, không sống trên quê hương không thể thành người"!
"Nghệ sĩ ưu tú" đi lưu diễn thì chắp tay lạy sát sân khấu
ở Cali làm cho mấy bà già mê cải lương sụt sùi rơi lệ (già rồi hoặc
ăn tiền bệnh mà vổ tay không biết mệt!) Các bà già có biết đâu "nghệ
sĩ ưu tú" B. Tuyết đã lạy già Hồ ngày đặt tượng tại Sài Gòn, hát
rồi khóc như cha mẹ chết không bằng. Cũng hôm đó, Út Trà Ôn thì thút
thít với 6 câu: "30 năm đời ta có đảng".
Hầu hết các các chương trình Văn nghệ gần đây đều lòng vào các đề tài
dân ca (gọi là cải tiến) với nội dung gợi nhớ gợi thương làm mềm lòng
những "khúc ruột già ngàn dặm" vốn sẵn dễ cảm, dễ tin và dễ
ru. H.H. TRAN
- hoa cuc-san jose: (Saturday, January 8, 2005 at 11:58:46)
Đồng đô la nó khác tư cách "tỵ nạn chánh trị" xa lắm. Chỉ
xin đề nghị đồng bào tị nạn mình thấy chương trình ca nhạc nào, có ca
sĩ "HIT& RUN" là đừng mua vé. Sao lại có chuyện xin chữ
ký "nhục và đau" như vậy??? không có chữ ký đó chắc chết!
Dỏm, dỏm ! Lương tâm bầu show??? Trời ơi!
- An Luu: (Friday, January 7, 2005 at 15:02:40)
Toi rat Thich thu bai viet "HIT And RUN"cua NGUYEN THANH va
mong duoc pho bien khap noi tren toan the gioi noi co cong dong TY NAN
VIET CONG.
- THIEN AN 68: (Thursday, January 6, 2005 at 19:10:58)
Dau nam 05 Nguyen Thanh viet bai rat co gia tri, hy vong it nhieu anh
huong den: bau show dau nau va so khan gia thich la, hamvui! Con chuyen
xin chu ky thi nhu the nay: Trong mot dem van nghe tai San Jose do Thanh
Tung lam MC,o mot goc hoi truong mot nhom chung 10 em be ngoi doi, thi
tham voi nhau : "sao lau ra vay ca" Chung 5 phut sau MC la
toán len (lam ca hoi truong giat minh): "Mot ca si tu trong nuoc
moi ra de dap lai long mong moi doi cho tu bay lau nay cua tat ca ba
con San Jose. Day ca si ....."Toan em be vut dung day, om nao hoa
bo, hoa vong, but vo... chay ao len truoc san khau. Canh hon loan nhu
cuong nhiet: choang vong hoa, trao
tang hoa, xin chu ky, xin hinh luu niem... Hai co be co ruong nguoi
len om choang ca si hon chun chut!!! Buon tinh vai nguoi xem bo ra ve,
ngoai bai xe lai gap toan em be khi nay goi nhau oi oi :"Bac Tu
cho tui minh tai pho Ha ". Neu hom do nguoi ca si trong nuoc moi
ra mang tui nho la tui khung, tui mat day thi chinh ca si do moi khung,vi
là "PHE TA LAI MẮNG PHE MINH" Vay do.
- Tom Ly: (Thursday, January 6, 2005 at 16:27:55)
Chao anh Nguyen Thanh,
Lau lam roi, toi moi thay anh viet mot bai co tinh cach dau tranh nhu
vay, toi nho khong lam la nam vua roi, anh da viet o muc "chuyen
nhat" cua anh o to bao Cali today" la anh mung, khi khong
may cong Dong to chuc bieu tinh ma thay to chuc "Van Nghe"
vui qua. Bay gio anh thay chua lan song xanh cua viet cong da tran qua
day roi do. Dau sao cung cam on anh da viet bai de nhac nho moi nguoi.
Cam on anh
Tom
- Tuan doan: (Wed, 5 Jan 2005 02:04:48 -0800 (PST)
Bài viết dài qúa tôi đọc chỉ hết phân nửa, nhưng tôi cũng liều
viết mấy dòng chia sẻ cùng tác giả dưới đây.
Con ca sĩ nó chửi người xin chữ ký của nó khùng là đúng. Bởi vì chính
nó biết nó chẳng là gì, nhưng người này là kẻ khùng nên không nhận được
thực chất con người nó. Thí dụ: Một đứa trẻ lê la bò vỉa hè, thấy đống
c... gà sáp, nhưng lại tưởng là cục cholate, lại cố bốc bỏ miệng, tất
nhiên người lớn trông thấy họ sẽ la lên là đứa bé này khùng, có khi
còn bị mẹ nó vả cho sưng miệng là khác.Vậy ta hãy suy xét trước khi
xin chữ ký bất kỳ ai. Không chữ ký nào cũng linh thiêng cả. Chào, Tuấn.
RETURN
TO FRONT PAGE
|
|
|