545 E. Saint John St.
San Jose, CA 95112
USA

Tel: 408.998.0508

Fax: 408.993.0527


Email:

saigonusanews
@yahoo.com

 

V Ă N   H Ó A   &   G I Á O   D Ụ C

Người Cai Trị và
Tinh Thần Dân Tộc

Phi Trí-Bất Hưng © talawas
Chinese protest at Japan embassy in Vietnam
HANOI (Reuters) - April 17-2005. About 50 people held a protest outside the Tokyo's embassy in Vietnam's capital on Sunday, shouting anti-Japanese slogans and demanding Japanese leave the country.
The protesters, wearing headbands and holding a large banner written in English and Chinese characters, stood on the sidewalk in front of the embassy and shouted slogans through a loud hailer. One banner read: "Japan out".
The protesters are believed to be Chinese living in Vietnam.
Police and local militia stood nearby, holding back a small crowd of onlookers. Protests are rare in communist Vietnam.
The demonstration comes after successive weekends of violent protests in China over Japan's wartime past. The Chinese are furious at a revised Japanese school textbook they say whitewashes atrocities during Japan's 1931-45 occupation of China and at Tokyo's bid for a permanent seat on the U.N. Security Council.

Những ngày gần đây, các cuộc biểu tình chống Nhật rầm rộ của người Hoa, được sự cổ vũ của nhà cầm quyền Trung Quốc, đã bất ngờ nhập khẩu sang cả nước láng giềng môi hở răng lạnh. Ngay ở giữa lòng Hà Nội, nơi biểu tình thuộc về một kí ức xa xưa, ngày 17/4/2005, người Hoa đã tụ tập đông đảo trước sứ quán Nhật (dường như với sự chấp thuận của giới lãnh đạo Việt Nam) [1] . Đầy đủ biểu ngữ và khăn bịt đầu. Hằn học và hống hách, họ hô vang “Japan out!” (Nhật cút đi!) [khỏi Việt Nam?]. Tân Hoa xã không bỏ lỡ cơ hội quảng cáo. Các hãng thông tấn phương Tây (như Reuter, VOA) cho đến Hồi giáo (Arab Times) [2] , hẳn vì hiếu kì, đã tốn công đưa tin về cuộc biểu tình kì quặc. Liệu người Hà Nội liệu có ngỡ ngàng thấy đất Thăng Long Đông Đô đột nhiên thành sân sau cho thói bài Nhật hung hăng và cơ hội của người Tàu? Liệu người Việt Nam có thấy anh láng giềng phương Bắc sẵn sàng thí quan hệ hữu hảo Nhật Việt vì lợi ích của anh ta?

Lịch sử thật nghiệt ngã và trớ trêu, cuộc biểu tình chống Nhật của người Tàu ở Hà Nội diễn ra đúng ngày giỗ 100 ngày các ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Hoa xả súng giết hại (8/1/2005). Nỗi đau ngậm miệng và bị buộc ngậm miệng còn chưa phai. Những ý tưởng manh nha về một biểu tình hòa bình để bảo vệ nạn nhân dù bị dập tắt nhưng còn âm ỷ đó.

Xin hãy tạm gạt ra một bên những toan tính mưu bá đồ vương của hai đại cường, để chiêm nghiệm từ sự kiện tuy quy mô không lớn, nhưng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Lùi lại, ta sẽ thấy đối diện với hoàn cảnh giống nhau, hai nhà cầm quyền đã phản ứng ngược hẳn nhau.

Cuộc biểu tình của người Tàu và những cuộc biểu tình vắng mặt của người Việt trên đất Việt Nam diễn ra gần nhau. Những tình cảm cũng khá tương đồng. Với người Việt-với một ngàn năm đô hộ, và những cuộc xâm lăng định kì của Trung Hoa-sự kiện Ngày Mùng Tám Tháng Một Đen Tối là giọt nước tưởng chừng làm tràn ly. Với người Hoa, vốn tự thị rằng mình là trung tâm vũ trụ, vẫn chưa nguôi nỗi nhục bị chiếm đóng bởi Vương quốc Mặt trời trong những năm Thế chiến II, biện minh lịch sử của người Nhật khiến họ nổi cáu. Hai đảng cầm quyền ở hai nước cũng tương đồng về mặt bản chất.

Nhưng, cách hành xử của hai bên hoàn toàn trái ngược. Một bên nhanh chóng lợi dụng sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc để lôi kéo quần chúng về phía mình, củng cố tính chính đáng (legitimacy) của mình. Một bên thì nhanh chóng bằng mọi cách dập tắt phản ứng yếu ớt của dân chúng. Sự khác biệt trong cách hành xử xuất phát từ những đặc điểm tương đồng hiển nhiên như thế đặt ra một câu hỏi đáng suy ngẫm.

Không thể lý giải sự khác biệt này đơn thuần theo góc độ tương quan sức mạnh dân tộc theo kiểu so sánh quy mô dân số, diện tích lãnh thổ, tiềm lực quân sự hay số thu nhập quốc dân hàng năm. Trong một môi trường quốc tế đa cực và hợp tác như hiện nay, không có chuyện sự phản ứng một cách hòa bình của dân chúng ở một quốc gia lại được sử dụng như là lý do để quốc gia khác tiến hành chiến tranh thôn tính. Bài viết này hướng đến một sự giải thích khác, xuất phát từ quan hệ giữa người cai trị và tinh thần dân tộc. Trong phần viết dưới đây, khái niệm “người cai trị” được hiểu là những thế lực chính trị lãnh đạo xã hội không dựa trên sự ủy thác của dân chúng thông qua bầu cử dân chủ mà được bảo đảm bằng bạo quyền và đàn áp.

Trước hết, cần ý thức rõ rằng không phải tinh thần dân tộc dưới hình thức nào cũng mang tính tích cực, và vì vậy, cũng đáng được khuyến khích như nhau. Có tinh thần dân tộc là một yếu tố tích cực cho phát triển, đem lại lối sống hòa thuận giữa những người đồng bào, khơi được sức dân để duy trì và phát triển những tài sản chung (cả hữu hình và vô hình) của dân tộc. Ngược lại, tinh thần dân tộc sẽ trở thành một yếu tố mang tính tự hủy diệt, và vì thế không đáng được khuyến khích nếu nó khơi dậy lòng tự mãn dân tộc, đánh thức cho các tư tưởng cực đoan, phát xít, bành trướng; châm ngòi cho các hành vi bạo lực, phi nhân bản; cô lập mình với cộng đồng quốc tế.

Trong thời đại ngày nay, người cai trị không còn có thể tự vỗ ngực tự xưng “phụng thiên thừa vận”. Vai trò lãnh đạo xã hội nếu không phải do dân chúng giao phó thì buộc phải dựa vào bạo quyền từ trên xuống. Là một nhà cai trị mà nền tảng quyền lực không dựa trên tính chính đáng (legitimacy), thì mục đích tối hậu của người cai trị không đồng nhất với mục tiêu phát triển của dân tộc. Lúc vững mạnh, nó tìm mọi cách mê hoặc đám đông vào những trò không tưởng. Lúc suy yếu, mọi nỗ lực của nó chỉ là để kéo dài sự thống trị đang hấp hối (và thường là khi vùng vẫy lại tự đào huyệt chôn mình).

Vì vậy, kêu gọi hoặc thúc đẩy tinh thần dân tộc không phải và không bao giờ là mục đích tự thân của người cai trị. Ngược lại, lòng tự hào dân tộc trong sáng, với chức năng tự nhiên của nó là đem lại sự tự tin, dũng khí và tự trọng nơi mỗi người dân, khi được khơi dậy và thổi bùng lên, sẽ đem đến cho chính những người bị đàn áp một công cụ mạnh để lật đổ bạo quyền, phi lý và dọn đường cho dân tộc tiến lên. Do vậy, có thể nói rằng lòng tự hào dân tộc trong sáng là kẻ thù của người cai trị.

Mâu thuẫn giữa lòng tự hào dân tộc trong sáng và sự thống trị của người cai trị căng thẳng đến đâu tùy thuộc vào khả năng của người cai trị trong vai trò là lực lượng dẫn dắt sự tiến bộ của xã hội. Kẻ cai trị càng là người dẫn dắt tồi bao nhiêu, thì mâu thuẫn ấy càng nghiêm trọng bấy nhiêu; và hắn ta càng căm ghét và sợ hãi lòng tự hào dân tộc trong sáng bấy nhiêu. Trong trường hợp đó, với tham vọng duy trì sự thống trị bằng mọi giá, người cai trị có thể chủ động săn lùng và thủ tiêu các yếu tố có tiềm năng khơi dậy tự hào dân tộc.

Ngược lại, khi đủ năng lực đóng vai một người dẫn dắt hiệu quả, người cai trị sẽ có đủ tự tin về tính chính đáng của vai trò lãnh đạo xã hội của mình. Và vì vậy, trong một chừng mực nhất định, người cai trị có thể cho phép dung dưỡng lòng tự hào dân tộc trong sáng.

Không có gì thuận lợi hơn cho người cai trị bằng một xã hội mà trong đó mọi người thờ ơ, thậm chí quay lưng lại với chính trị; nơi không tồn tại những khối gắn kết mà chỉ có những cá nhân lo chạy theo lợi ích riêng của mình; nơi không tồn tại các bản sắc chung, hoặc những bản sắc này không được thừa nhận rộng rãi; một xã hội rệu rã.

Tuy nhiên, không phải người cai trị nào cũng gặp may mắn đó. Những xã hội trải qua hàng ngàn năm, cư dân của nó đã từng kề vai sát cánh để xây dựng nên một bản sắc độc đáo, nơi sự gắn kết đã được thử thách nhiều lần trong lịch sử tồn tại, thì lòng tự hào dân tộc là một yếu tố luôn ngầm chảy. Dưới bạo quyền của kẻ thống trị, lòng tự hào này có thể lắng xuống đáy sâu trong tâm thức mỗi người dân. Nó có thể bị che đậy bởi nỗi khiếp nhược thường ngày. Tuy nhiên, khi có cơ hội, thì nó sẽ lại trỗi dậy.

Kẻ cai trị hiểu được điều này. Và với những kẻ cai trị kém cỏi trong vai trò lãnh đạo xã hội, thì lo sợ trước tính chính đáng ngày càng mai một, y một mặt tìm cách tiêu diệt từ trong trứng nước những biểu hiện có thể khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong sáng, một mặt tìm cách ngụy tạo hoặc thổi phồng những biểu trưng hoặc sự kiện cần thiết để đưa mình vào như là một phần không thể thiếu của khối gắn kết dân tộc bền vững ấy.

Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng cách ép Quốc hội đưa độc quyền lãnh đạo của đảng vào hiến pháp, đã chính thức thừa nhận nền tảng quyền lực của mình không phải thông qua sự giao phó của dân chúng mà thông qua sự áp đặt bằng bạo quyền. Cũng giống như bất kỳ một kẻ cai trị nào khác, mục đích của họ là tìm cách níu kéo quyền lực bất chính của họ. Tuy nhiên, không thành công trong vai trò dẫn dắt xã hội, người cai trị không có được cái tự tin cần phải có khi đối diện với dân tộc. Thêm vào đó, dân tộc Việt lại là một dân tộc có truyền thống quật cường. Hai đối lực này đẩy người cai trị vào thế bị động và buộc phải tự vệ. Họ buộc phải tiếp tục đàn áp và bóp chết mọi phôi thai của phong trào độc lập và tiến bộ. Sự kiện sinh viên và giới trẻ trong nước phản ứng trước việc hải quân Trung Quốc xả súng thảm sát ngư dân Việt nam là một thí dụ điển hình. Một phong trào tiến bộ, xuất phát từ lòng tự hào dân tộc trong sáng như thế, chưa kịp ra đời thì đã bị bóp chết. Các trang web nơi sinh viên bày tỏ quan điểm và liên kết tổ chức bị đóng cửa; quyết định cấm tụ họp-biểu tình được đưa xuống từng trường Đại học; cảnh sát thường xuyên túc trực đông đảo trước Đại sứ quán Trung Quốc đề phòng mọi bất trắc. Sự khủng bố đó nhanh chóng phủ một màn mây đen lên lòng tự hào dân tộc trong sáng và nhấn chìm dũng khí của thế hệ trẻ - vốn rất dễ bị tổn thương sau nhiều thập kỷ mòn mỏi [3] .

Không chủ động sử dụng được dòng chảy của tinh thần dân tộc trong sáng, người cai trị tự ngụy trang mình như là một bộ phận của dòng chảy. Họ liên tục ca ngợi những thành tựu đạt trong quá khứ xa xôi, mục đích hiển nhiên là muốn dân chúng coi các thành tựu ấy như thể là khối kết tinh của tinh thần và tinh hoa dân tộc. Không ngừng tô vẽ hình ảnh của lãnh tụ hòng biến một con người thế tục thành một đấng linh thần; chủ động phục hưng lại một số di sản và giá trị của dân tộc mà họ trước đây từng ghẻ lạnh và khinh thị, họ muốn đưa tên mình vào chính đạo của dân tộc thông qua con bài độc quyền tuyên truyền. Không tìm được con đường thực sự đưa họ về với dân tộc, phải viện đến các phương pháp tuyên truyền và bưng bít thông tin – trong một xã hội mà sự hiểu biết của người dân ngày càng cao, thông tin ngày càng đa chiều – người thống trị đã và đang tiếp tục thất bại trong việc lừa phỉnh đồng bào mình và ngày càng tách xa khỏi chính dân tộc mà họ từng là một phần và hiện đang thống trị.

Cùng một bản chất, nhưng khác về năng lực, nhà cầm quyền Trung Quốc có lẽ đã tự tin hơn trong quan hệ với dân tộc họ. Điều này lý giải tại sao trong những ngày gần đây họ đã chủ động vận động ban đầu, sau đó cho phép, các cuộc biểu tình quy mô lớn ở khắp nơi trên đất TQ chống lại Nhật Bản. Hiện tại, chúng đang là tiêu điểm thể hiện của tinh thần dân tộc Trung Hoa.

Tuy vậy, xuất phát từ chỗ nhà cầm quyền TQ muốn sử dụng những sự kiện này như là một phương pháp để kéo dài quyền lực của họ, có nguy cơ là họ đã bôi nhọ quá đáng hình ảnh của “kẻ địch” nhằm hướng sự giận dữ, vốn chất chứa trong xã hội từ nhiều năm, vào con vật tế thần này. Sự giận dữ mù quáng, dựa trên những lý do ngụy tạo hoặc phóng đại, có khả năng đưa dân tộc họ đến với tinh thần tự mãn dân tộc và chủ nghĩa cực đoan, đến các khuynh hướng mang tính hủy diệt và tự cô lập.

Một nguy cơ khác cho chính nhà cai trị TQ là các cuộc biểu tình này đã khuyến khích sự phát triển không được mong đợi của các phong trào độc lập. Cả lý thuyết và thực tế đã chứng minh sự phát triển của các phong trào độc lập là kẻ thù nguy hiểm của các chế độ toàn trị; và với việc nổ ra liên tiếp các cuộc biểu tình-không do nhà nước tổ chức-như hiện nay, sự nảy nở các nhóm, hiệp hội độc lập với nhà nước, có khả năng liên kết, huy động nguồn lực và phối hợp hoạt động là gần như tất yếu. Trong trường hợp nhà cai trị TQ thất bại trong việc kiểm soát sự phát triển của các phong trào độc lập bắt nguồn từ những cuộc biểu tình tự phát dựa trên chủ nghĩa dân tộc, đồng thời nếu dân tộc Trung Hoa đủ bản lĩnh để vượt qua những nóng giận cảm tính và hướng tinh thần dân tộc theo các giá trị nhân bản và công lý, thì những phong trào như hiện nay, thay vì giúp ĐCSTQ kéo dài sự cầm quyền như họ mong đợi, lại có thể dẫn đến sự ra đời của một nền dân chủ mới.

Như thế, sự khác biệt trong việc chọn lựa hình thức đối phó với tinh thần dân tộc ở hai thế lực thống trị ở Việt Nam và Trung Quốc được giải thích bằng sự khác biệt trong năng lực của mỗi bên. Kém cỏi trong vai trò dẫn dắt dân tộc, lo sợ trước khoảng chân không ở nền móng của sự tồn tại chính đáng của mình, giới lãnh đạo Việt Nam lựa chọn phương pháp tiêu cực là đàn áp mọi nỗ lực khơi dậy tinh thần dân tộc một cách tự phát. Tự tin hơn về tính chính đáng trong vai trò lãnh đạo, giới lãnh đạo Hoa Lục cho phép và sử dụng sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc như là một công cụ để củng cố và kéo dài độc quyền lãnh đạo. Cách hành xử hèn nhát của giới lãnh đạo Việt Nam khiến họ ngày càng bị dân tộc khinh ghét; cách hành xử của giới lãnh đạo Trung Quốc tạo điều kiện cho sự phát triển của các phong trào dân sự độc lập. Dù chọn lựa phương pháp nào, thì một kết quả hầu như không thể tránh khỏi là nền móng cho việc duy trì sự thống trị độc tôn của họ sẽ càng bị lung lay.

Tháng Tư, 2005 © talawas
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Chỉ vài tuần trước, Chính phủ VN vừa ban hành nghị đinh số 38/2005, quy định việc tập trung đông người nơi công cộng phải được phép của cơ quan địa phương có thẩm quyền. Việc tụ tập đông đảo của người Hoa trước cửa sứ quán Nhật trong khi cảnh sát VN làm ngơ bỏ qua chứng tỏ rằng cuộc biểu tình này đã được sự chấp thuận từ phía nhà nước.
[2]http://news.xinhuanet.com/english/2005-04/18/content_2844015.htm
http://www.voanews.com/english/2005-04-17-voa9.cfm
http://www.arabtimesonline.com/arabtimes/breakingnews/view.asp?msgID=8659
[3]Xem “Hơn 20 anh hùng của một dân tộc đang rệu rã” của Phạm Việt Vinh, đăng trên talawas ngày 12 tháng 4 năm 2005.


Bài liên hệ:
Trung Cộng vi phạm công pháp quốc tế trong vụ bắn chết 9 ngư dân Việt Nam tronh hải phận VN
Hòa Lộc, một vụ khiêu khích đầy chủ đích
Tình hình Biển Đông
Chúng tôi cần một sự công bằng
Nhân Biến Cố Vịnh Bắc Việt ngày 8 tháng 1 năm 2005, thử tìm hiểu sự thất bại của Hải Quân Trung Hoa qua trận thủy chiến với Nhật Bản vào hậu bán thế kỷ 19
Nhà cầm quyền Việt Nam đối ngoại hèn nhát-đối nội gian manh xuẩn động

Công hàm bán nước (thừa nhận chủ quyền Trung Cộng trên vịnh Bắc Bộ)
Đừng bao giờ đùa với những nỗi đau như thế

SaigonUSA hoan nghênh ý kiến đóng góp của qúy vị độc giả. Xin type vào Comment Box ở dưới đây và nhấn vào nút "Submit" để gởi đi:

TÊN, HỌ / NAME:  
 E M A I L:  

Ý KIẾN /  COMMENT:  

RETURN TO FRONT PAGE 

 
 

Click to Enlarge Poster


Copyright © 1997-2005  SaigonUSA News. All rights reserved.